Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2024
13:32 (GMT +7)

Lòng Dân hướng về Đảng

VNTN - Những ngày này, cả nước đang hướng tới sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước trong 5 năm qua, đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Mong chờ, hy vọng và cũng có cả những trăn trở, là những sunghĩ của những người luôn tin Đảng vàtheo Đảng đến cùng. VNTN xin trân trọng giới thiệu một vài tâm tư đó.


Cần có một cuộc cách mạng triệt để trong công tác cán bộ

Đại tá Trần Chín - nguyên Phó trưởng phòng Công tác Chính trị Công an Tỉnh

Tôi hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng với niềm hy vọng: Đại hội lần này sẽ có một cuộc cách mạng triệt để trong công tác cán bộ, mang đến cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân luồng sinh khí mới, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước!

Sinh ra và lớn lên trong chế độ XHCN, là nhân chứng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; từng trải qua thời kỳ kinh tế bao cấp và nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCH..., tôi có thể khẳng định rằng: Nhìn từ gia đình mình, quê hựơng mình vậ rộng ra là cả nước, cuộc sống hiện tại là điều mơ ước bấy lâu của thế hệ chúng tôi. Đặc biệt sự chuyển mình của đất nước 5 năm qua trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.v.v... đã đem lại những thành tựu hết sức lớn lao, đưa vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới. Những thành quả đó là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, kể cả những) kẻ bất mãn chế độ và kẻ thù của chúng ta cũng không thể phủ nhận!

Tuy nhiên, trong niền tin tưởng, tôi cũng còn nhiều băn khoăn:

Tôi thực sự lo lắng trước tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân và bệnh giáo điều, bệnh hình thức đang ngày càng trở nên phổ biến trong bộ máy công quyền, trong đó có không ít đảng viên giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt ở các tổ chức Đảng và chính quyền. Để đạt được tham vọng quyền lực và vật chất, họ không từ thủ đoạn dối trá, kết bè kéo cánh, cục bộ địa phương, nịnh trên nạt dưới, triệt hạ người ngay thẳng...

Vay vốn nước ngoài rất lớn, nợ công cao, trong khi đó thì xa hoa lãng phí quá lớn: Xây dựng trụ sở và tượng đài hàng nghìn tỉ, mua sắm xe công sang trọng, nhiều công trình đầu tư không hiệu quả.

Công tác quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, nhiều vụ thất thoát tài sản lớn, có vụ lên đến hàng nghìn tỉ đồng; tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng...

Tình trạng đó đang hàng ngày hàng giờ gây nhức nhối trong đời sống xã hội, ảnh hương đến niềm tin của cán bộ và nhân dân, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và an nguy của đất nước!

Bản thân tôi và những người sống quanh tôi, trong đó có nhiều người từng có thời gian công tác học tập và làm việc ở nước ngoài về... đều có nhận xét, đánh giá các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đều rất hay, rất ưu việt, phản ánh đúng bản chát tốt đẹp của chế độ ta. Tuyệt đại đa số vẫn rất tin tưởng vào Đảng!

Thông qua báo chí, tôi nhận thấy rằng tất cả những điều tôi vừa nêu, Bộ Chính trị, Ban Chap hành Trung ương lâu nay đều biết nhưng chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Thiết nghĩ, điều cốt yếu của sự trì trệ yếu kém những năm qụa chính là công tác cán bộ của Đảng làm chưa được tốt, Đảng chưa thực sự chọn được người vì nước vì dân, có đủ đức tài vào bộ máy lãnh đạo.

Tôi tin tưởng rằng với một Đảng dày dạn kinh nghiệm như Đảng ta, mọi khiếm khuyết sẽ được phân tích và đề ra phương hướng khắc phục trong nhiệm kỳ này.

Nghĩ về chiến lược con người

Nhà văn Hồ Thủy Giang

Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII làn này được sự quạn tâm rất đặc biệt củạ nhiều thành phần, nhiều tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, trong 5 năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước ta đang ở trong giai đoạn không ít khó khăn, trắc trở về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa... Đặc biệt là tình hình biển Đông, không chỉ là mối quan ngại của nhân dân trong nước mà của cả quốc tế.

Là một người sáng tác văn học, với tôi, mối quan tâm sâu sắc và trực tiếp nhất, nói theo nhiều nghị quyết của Đảng là chiến lược về con người. Theo nhận thức của tôi, chiến lược về con người mang ý nghĩa văn hóa và phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa, xin nói thêm, là văn hóa của thời đại hội nhập. Nó không đứng riêng mà bao trùm lên tất cả. Lớn, là tinh thần yêu nước, tinh thần công dân, đạo lí dân tộc, là các mối quan hệ trong kinh tế, chính trị xã hội...; nhỏ là chuyện ứng xử giao tiếp hàng ngày, thậm chí chỉ như việc tham gia giao thông. Không thể nói khác, trong những năm qua, chúng ta đang xuống cấp khá nghiêm trọng về văn hóa, đạo đức, quan niệm sống. Không ít các giá trị đang bị đảo lộn. Tất cả các nghị quyết, các báo cáo chính trị trong các Đại hội Đảng từ trung ương đến địa phượng đều nêu cao văn hóa là nền tảng tinh thần của đất nước, đều hướng tới “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mĩ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học...". Như vậy, nhận thấy một điều là giữa ý nguyện từ các đại hội và thực tiễn cuộc sống còn có những khoảng cách. Sẽ hết sức khó khăn để tìm ra nguyên nhân và khắc phục có hiệu quả sự hạn chế nói trên. Nhưng nếu ta không coi đó là một công việc đặc biệt quan trọng, mạng tính sinh tồn thì chắc chắn sẽ phải hứng chịu sự thất bại không chỉ một mà nhiều thế hệ.

Rất mong Đại hội Đại biểu toàn quốc làn thứ XII phát huy tinh thần của những đại hội đã qua, tập trung tâm sức, trí tuệ hơn nữa, đưa chiến lược về con người trở thành một trọng tâm trong quản lí và phát triển đất nước.

Mong được hít thở bầu không khí sạch hơn

Bà Hứa Thị Thắng, Hiệu trưởng trường THPT Trại Cau, huyện Đồng Hỷ

Tôi thường xuyên theo dõi tin tức đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Bên cạnh đánh giá mặt được, mặt hạn chế, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua, tôi thấy Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI đã xác định 12 nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới.

Là người làm công tác giáo dục, tôi đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ 3: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo va khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước”; và nhiệm vụ 4: “Xây dựng nền văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Thực ra, đây là các nhiệm vụ quan trọng được đặt ra ở các kỳ Đại hội Đảng. Trong bất cứ giai đoạn nào của đất nước, nhiệm vụ giáo dục và xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam có văn hóa cũng được Đảng quan tâm, thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, còn rất nhiều điều về giáo dục, về văn hóa chưa được như mong muốn.

Trường THPT Trại Cau - nơi tôi đang công tác nằm trên vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra thường xuyên ở đây gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Tôi chắc rằng, cũng như tôi, nhiều công dân của thị trấn Trại Cau này mong muốn được hít thở bầu không khí sạch hơn, được đi trên những con đường ít bùn đất hơn. Vì thế tôi mong muốn nhiệm vụ thứ 6: “Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu” sẽ được thực hiện.

Phải giữ được văn hóa làng xã

Ông Dương Văn Lợi, phố Đầm Xanh, phường Phan Đình Phùng, T.p Thái Nguyên

Trước đây, tôi công tác trong ngành nông nghiệp, nghỉ hưu đã 13 năm.

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tôi rất quan tâm đến tình hình đất nước, công tác chuẩn bị nhân sự, đánh giá nhiệm kỳ qua của Đảng.

Tôi không là nhà sử học nhưng thích nghiên cứu lịch sử, đặc biệt lịch sử làng quê Việt Nam. Tôi thấy để thực hiện thành công những nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ tới, rất nhiều điều Đảng cần chỉ đạo thực hiện.

Nhưng điều cốt lõi nhất, theo tôi, là phải giữ được văn hóa làng xã. Đó không chỉ là cây đa, bến nước, đình, chùa... mà còn là hương ước, quy ước kiểu mới, con người sống gắn bó bền chặt theo nếp sống mới.

Công cuộc xây dựng nông thôn mới mà Đảng, Chính phủ và toàn dân đang nỗ lực thực hiện đã đưa làng xã lên bước phát triển mới, diện mạo tươi đẹp hiện đại hơn, nhưng không nên bị “phố phường hóa”. Giữ văn hóa làng không có nghĩa là cố giữ cái cũ, cái lạc hậu, mà chọn lọc cái tốt để giữ, bỏ đi cái xấu, mở mang thêm trên nền tảng hiện có. Tôi ví dụ: Tây Bắc có ruộng bậc thang từ nghìn đời, nay phát triển lên thành Lễ hội, phát triển kinh tế du lịch; hoa tam giác mạch cũng thế, bà con gieo trồng phục vụ đời sống, nhưng nay lại trở thành nét đẹp đặc sắc của Tây Bắc. Tương tự, Thái Nguyên có nhiều vùng chè đẹp nổi tiếng, nay nâng lên thành vùng sinh thái, làng du lịch. Chè không chỉ để sao uống mà còn nâng lên thành văn hóa trà, thành trà đạo...

Với quan điểm tất cả vì dân giàu, nước mạnh, cuộc sống công bằng, văn minh, tôi tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong việc giữ gìn, phát triển văn hóa làng xã vững bền.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy