Chuyện không thể coi thường
VNTN - Trong nhiều năm trở lại đây, đời sống vật chất mỗi ngày một nâng cao. Nhiều bậc cha mẹ ở tuổi ba mươi, bốn mươi nhưng đã rất giầu có. Đồng thời với đời sống quá sung túc như vậy, hiện tượng nuông chiều, coi con cái là trung tâm đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Tất nhiên, quan tâm đến con cái không những là tình cảm mà còn là trách nhiệm của cha mẹ. Nhưng điều muốn bàn ở đây là sự quan tâm thái quá. Khi trẻ con vài, ba tuổi, chúng đòi gì là được nấy. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ cũn trở thành nô nệ của mọi ý thích ương dở của con cái. Các vị này có thể vì quá yêu chiều con mà đã quên rằng trong giáo dục người ta luôn nhắc đến một yếu tố cực kì quan trọng, đó là yếu tố tự kìm hãm. Thói quen "muốn gì được nấy" đã phá bỏ một cách nghiêm trọng năng lực tự kìm hãm của con trẻ. Trong khi đó, năng lực tự kìm hãm chính là một trong những vũ khí tối ưu để trẻ có thể bước vào đời một cách thành đạt và chân chính. Qua nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học, phần lớn thanh niên nghiện ma tuý, hoặc làm những việc phi pháp đều do không có năng lực này. Sự quan tõm mù quáng sẽ lợi bất cập hại. Khụng ai khỏc mà chớnh chúng ta đã góp một phần không nhỏ vào sự hư hỏng của con cái mà vô tình không biết, hoặc có biết nhưng coi thường, nhắm mắt bỏ qua, cho đó là chuyện vặt. Hiện nay, cú một hiện tượng cứ vào đầu và cuối buổi học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở thường đông nghìn nghịt các bậc phụ huynh đưa đón con bằng xe máy và ô tô. Tất nhiên cũng thông cảm một phần do tình hình giao thông thiếu an toàn nên gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu nghĩ ra một cách làm khác thì vẫn tốt hơn. Việc đưa đón thường xuyên con trẻ đi học như vậy sẽ gây cho các em một tâm lí mình là những ông hoàng, bà chúa. Tâm lí thấy mình là "của quí" thường làm cho các em trở thành người ích kỉ. Đấy là chưa nói làm như vậy là vô tình tước bỏ vẻ đẹp, những tình cảm, cái không gian, không khí tự nhiên của tuổi thơ. Tất nhiên sẽ có một số vị bảo rằng: tiền bạc của gia đình tôi nhiều như nước, tôi có thể bao bọc con cái mười đời không hết cho nên chúng có ích kỉ đôi chút thì cũng đâu có hại gì. Nhưng có lẽ nàochúng ta chỉ nhằm đem đến cho tương lai con cái mình bằng miếng cơm manh áo, những hưởng thụ vật chất, xác thịt? Vâng! Về phần xác các vị có thể bao bọc con cái tới nhiều đời. Nhưng còn phần hồn thì sao? Phần hồn của con người, thưa các vị, nó bình đẳng với mọi thành phần xã hội, nó không phân biệt giầu nghèo, chức tước, địa vị, danh tiếng. Những nỗi đau tinh thần không hề "nể mặt" bất cứ một ai. Nếu các vị không chuẩn bị cho con cái mình một năng lực chịu đựng để vượt qua nỗi đau tinh thần thì chúng sẽ dễ dàng gục ngã khi chỉ một cơn gió độc rất nhẹ của cuộc đời thổi qua tâm hồn chúng. Ở vài quốc gia tiên tiến người ta đã từng khảo sỏt và rút ra một kết luận: phần lớn các vụ tự tử hoặc mắc chứng trầm cảm đều rơi vào những người có một tuổi thơ sống trong vòng tay ôm ấp quá mức của gia đình. Nó chẳng khác gì một đứa trẻ không quen ra sương gió, chỉ gội vài giọt mưa cũng có thể đem đến những cơn bạo bệnh. Các nhà Phân tâm học cho rằng "dấu vết tuổi thơ" thường là tiền định cho cuộc đời của một con người. Và thưa các vị "Phần hồn nặng gấp nghìn lần phần xác", nhà văn Đum- bát- zê đó từng núivậy.Cỏc nhà giỏo dục học đã khuyên chúng ta phương pháp giáo dục tiên tiến và hữu ích nhất chính là phương pháp giúp trẻ em biết vượt qua thất vọng. Hãy động viên và bày cách cho đứa trẻ lên ba dám vượt qua bậc cửa chứ đừng bế chúng qua. Hãy thay vì tâm trạng thương cảm, xót xa bằng những việc làm hiệu quả để giúp một thanh, thiếu niờn vượt qua nỗi đau tinh thần. Hãy báo hiệu cho con cỏi chỳng ta biết phía trước có không ít vực thẳm chứ khụng phải là tỡm cỏch cừng chỳng qua. Tài năng giáo dục của cha mẹ chớnh là khả năng biết dìu dắt con cái hoà nhập vào cuộc đời chứ không phải suốt cuộc đời ôm chúng trên tay.THÁI VĂN
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...