KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 - 07/5/2024)
Cách đây 70 năm, địa ngục lòng chảo Điện Biên Phủ - góc nhìn từ những cựu binh Pháp (Kỳ V)
(Tiếp theo kỳ trước)
Kỳ V – Đồi Độc Lập dưới sức mạnh hỏa lực
Đêm 13 rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1953
Hầu hết các hầm trú ẩn không chống lại được súng cối 105 mm và 120 mm. Hầu như tất cả các trận địa đều bị phá hủy bởi hỏa lực. Trung úy Jego thiệt mạng trong quá trình sơ tán.
20:30
Đại đội 10 nắm giữ vùng đông bắc Béatrice (Him Lam). Béatrice 1 không còn phản hồi. Nó đã bị thất thủ.
21:00
Đại đội 11 thông báo “Quân Việt ở khắp nơi và chúng tôi đang chiến đấu xung quanh hầm chỉ huy”.
Không còn sĩ quan nào ở Him Lam.
Việt Minh dừng bắn phá vào đỉnh cao cuối cùng của Him Lam. Hai giờ nghỉ ngơi, thời gian để đổi lính.
21:40
Việt Minh tấn công Gabrielle. Theo từ điển phía Việt Minh, Gabrielle có tên gọi Độc Lập.
22:00
Triển khai lực lượng trên cứ điểm Isabelle (105 ly và súng cối). Cuộc tấn công chưa được kích hoạt.
Trung úy Carrrière thiệt mạng. Lính lê dương và một số ít người sống sót, trong đó có nhiều người bị thương, rút lui theo lệnh về phía các vị trí của đội 12 dưới sự chỉ huy của Trung úy Nicolas hiện đang trấn giữ Béatrice 2.
22:35
Trung sĩ Kubiak của DBLE 3/13 ghi nhận:
Vào lúc 23 giờ, Đại đội 1 phải lùi bước. Sau năm giờ chiến đấu căng thẳng, một nửa PA (cứ điểm) Béatrice (Him Lam) đã nằm trong tay Việt Minh. Pháo binh Pháp, đặc biệt là CMMLE 2 và CEPML, từ các ngọn đồi Dominique phóng hỏa lực hủy diệt vào các vị trí đã chiếm được, buộc quân Việt Minh phải rút lui vào khe núi giữa Béatrice 1 và Béatrice 3. Sau một hồi do dự, các Trung đoàn 141 và 209 tiếp tục tấn công hai pháo đài cuối cùng là Béatrice 2 và Béatrice 4. Để giữ chân Việt Minh chỉ còn lại một phần của Đại đội 9 và 11, tổng cộng 45 người và 102 người của Đại đội 12 và 13.
Dù thua kém về quân số và với hai sĩ quan khỏe mạnh (Trung úy Nicolas và Madelain) kháng cự của lính lê dương vẫn còn khá mạnh.
00:15
Him Lam thất thủ hoàn toàn, đài phát thanh của Đại đội 9 im bặt sau khi yêu cầu pháo binh bắn vào pháo đài cuối cùng. Chỉ huy đạn pháo quân Pháp thiệt mạng.
Trung sĩ Kubiak của DBLE thứ 3/13 ghi nhận:
Vào lúc nửa đêm, các đơn vị tấn công của tướng Giáp đã chiếm giữ pháo đài cuối cùng. Những người lính lê dương của DBLE thứ 3/13 đã sẵn sàng tử trận. Hai giờ sáng, tất cả kết thúc.
Những người lính đi một mình hoặc theo nhóm nhỏ, cố gắng rời khỏi Béatrice để đến Claudine hoặc Dominique. Trong số đó có thượng sĩ Blayer “Khi quả đạn pháo vừa dứt, quân Việt Minh đã vượt qua hàng rào thép gai của chúng tôi. Tôi đến nhận lệnh, nhưng lô cốt của Trung úy Carrière đã sập do hỏa lực. Bản thân Trung úy đã thiệt mạng và quyền kiểm soát các mũi tấn công phòng thủ bị vô hiệu hóa. Tôi đã cố gắng liên lạc với Trung úy Jégo nhưng vô ích. Một mình tôi đối diện với quân Việt Minh và tôi chào đón họ với khẩu súng ngắn. Một quả lựu đạn phát nổ dưới chân tôi.
Sau đó tôi cố gắng di chuyển đến Đại đội 10, nơi có trụ sở Tiểu đoàn. Trên đường đi, tôi gặp thêm Quinard Mercks cùng một số lính lê dương. Việc kết nối rất khó khăn, liên lạc giữa các sở chỉ huy và phía sau hàng rào thép gai bị đứt đã cản trở chúng tôi. Nhưng chúng tôi vẫn kịp hỗ trợ tuyến phòng thủ cuối cùng của Đại đội 10 đang bị Việt Minh áp đảo. Chúng tôi buộc phải rút lui qua tỉnh lộ 41 về phía Dominique.
Trung úy Leude, bác sĩ của Tiểu đoàn 3/13 DBLE bị bắt.
Các nhóm lính lê dương sắp bị bao vây lao xuống các thung lũng trong khi số khác tiến về Dominique. Một số khác ẩn náu chờ trời sáng và bị bắt làm tù binh.
00:30
Trung đoàn 209 kiểm soát hoàn toàn Him Lam.
Ngừng bắn. Đêm yên tĩnh.
02:25
Trụ sở chính của tướng Cogny được thông báo về sự thất thủ của Him Lam và cái chết của Trung tá Gaucher.
110 lính lê dương từ Him Lam đến Dominque. Họ được trang bị một khẩu súng trường, đai đạn và một túi lựu đạn và được lệnh rời đi ngay lập tức cùng với các đại đội đang tấn công Him Lam. Một số lính bị sốc đến mức bỏ trốn.
Những đám mây dày đặc bao phủ thung lũng vào buổi sáng cản trở việc hạ cánh của máy bay tiếp tế cũng như trinh sát ở thung lũng.
Từ ngày 14 tháng 3, sự yếu kém của sóng vô tuyến đã được thể hiện rõ ở Điện Biên Phủ, đặc biệt khi trần mây cách đó chưa đầy 300 bước, tức khoảng một trăm mét. Đối với một chiếc máy bay bay với tốc độ 400 km/h, khoảng cách này tương đương với chưa đầy 4 giây bay. Có thể dễ dàng hình dung sự căng thẳng trong điều kiện này, những chuyến bay đó chính là sự hỗ trợ, tiếp tế chung cho Điện Biên Phủ trong phần lớn trận chiến....
Thời tiết Hà Nội rất xấu. Bác sĩ Grauwin ACM 44 yêu cầu gửi khẩn cấp 10 lít máu, 50 triệu penicillin và 500g streptomycin. Nhưng chỉ còn 4 lít máu dự trữ.
05:19
Đại tá De Castries ra thông điệp cân nhắc việc chiếm lại Him Lam khi được tăng viện và tùy vào tình hình.
Chủ nhật ngày 14 tháng 3
06:00
Khoảng thời gian bình yên lúc bình minh, pháo binh Việt Minh lặng im.
Xe tăng Bazeille và Mulhouse đóng ở hai bên tỉnh lộ 41 được bố trí ở độ cao của 2 đỉnh Dominique chuẩn bị lối thoát cho một cuộc phản công và đảm nhận việc thu thập được những người sống.
06:30
Sự xuất hiện của Trung úy Turpin, Đại đội 11 của III/DBLE 13 bị thương nặng đến từ Him Lam, băng bó khắp người nhưng vẫn cố gắng bước đi mang theo thông điệp của Việt Minh từ Tư lệnh Sư đoàn 312 đề nghị đình chiến từ 8 giờ sáng đến trưa để tìm kiếm người chết và bị thương.
7:30
Tại Sở chỉ huy GONO vẫn nghi ngờ về sự thất thủ của Him Lam kèm theo cú sốc thần kinh trước một trận pháo kích dữ dội.
Đại tá De Castries hỏi ý kiến Hà Nội cần thực hiện hành động gì để đình chiến. Lệnh ngừng bắn đã được cho phép.
08:00
Một chiếc Siebel hai động cơ từ ELA 53 của chỉ huy Devoucoux hạ cánh ở lần thử thứ ba dưới hỏa lực súng cối mang theo thuốc và 10 lít máu tươi. Paule Bourgeade, Thư ký của Đại tá De Castries, lên tàu bay cùng 4 người bị thương.
09:00
Đoàn xe tiến về Him Lam. Ghi nhận của Giacomo Signoroni:
Với tư cách là Trưởng phân đội Tiên Phong, tôi được trung úy Bacq, chỉ huy trưởng CCB (đội chỉ huy) thuộc tiểu đoàn 1/13 DBLE (Tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 13) triệu tập vào ngày 14 tháng 3 năm 1954 vào khoảng 8 giờ. Có mặt: Tiểu đoàn trưởng Brinon, chỉ huy của 1/13 DBLE, Trung úy De Chapotin, sĩ quan liên lạc của 1/13 DBLE và Đại úy Stermann, Giám đốc y tế của 1/13 DBLE.
Một hiệp định đình chiến vừa được ký kết cho đến trưa. Trung úy Bacq giải thích cho tôi về nhiệm vụ của mình: Tập hợp toàn lực mà không cần vũ khí. Trang phục chiến đấu, mũ cối, bạt lều, chăn, bình chứa đầy nước, càng nhiều cáng càng tốt, xẻng dã chiến.
Không có phù hiệu đơn vị và cấp bậc. Nhưng các sĩ quan đã xem xét lại điểm cuối cùng này khi đối mặt với thái độ kiên quyết của tôi muốn giữ lại cấp hiệu.
Nhiệm vụ của tôi là đến Him Lam và những tiêu điểm đã thất thủ trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 3 năm 1954 sau những trận giao tranh ác liệt để tìm kiếm người bị thương, người chết, nhận dạng thi thể, đặc biệt là thi thể của các sĩ quan. Quan sát tình hình ở Him Lam.
Tôi được cung cấp hai chiếc Dodge 6×6 cùng với một chiếc Jeep dành cho Đội Y tế do Đại úy Stermann chỉ huy, được hỗ trợ bởi đội y tá cùng các hạ sĩ quan và những người lính lê dương, và nhiều người khác mà tôi không nhớ tên.
Vào lúc 9 giờ sáng, chúng tôi khởi hành tới Đội y tế của Đại úy Le Damany, bác sĩ trưởng của DBLE 13, và Cha Trinquant, Tuyên úy của lữ đoàn. Đi đầu đoàn xe là 4 xe của đội y tế treo cờ Chữ thập đỏ: Xe Jeep của Đại úy Le Damany, xe cứu thương, xe Jeep của đại úy Stermann và xe của Cha Trinquant, tiếp theo là hai chiếc Dodge của tôi cộng với một chiếc xe tải GMC dành cho lính lê dương. Đoàn xe tiến về cứ điểm Him Lam. Một km trước khi đến cứ điểm, tôi nhận ra hai bãi mìn chống tăng ở hai bên đường, cũng như một số bãi khác dành cho vũ khí tự động, và đặc biệt là SKZ, được đặt ở lưng chừng trên sườn dốc nhìn ra con đường. Tôi cũng nhìn thấy các khu vực chiến đấu, chắc chắn là dành cho một đại đội phục kích. Tất cả những thiết bị sẽ ngăn cản chúng tôi chiếm lại Him Lam.
Tại lối vào cứ điểm, rào chắn đã được đóng lại. Nhà nguyện còn nguyên vẹn. Mặt đất xung quanh bị cày xới bởi đạn pháo và súng cối. Đoàn xe của chúng tôi dừng lại ở nhà nguyện. Tôi xuống xe và sắp xếp phương tiện cho chuyến trở về. Các tài xế được lệnh không được di chuyển, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Một sự im lặng nặng nề bao trùm Him Lam, sự im lặng của cái chết và hoang tàn. Các hầm trú ẩn bị phá bỏ, những chiến hào đầy đất sau những loạt đạn pháo hoặc lựu đạn. Đó là điều hiển nhiên: cuộc chiến hẳn phải rất cam go và khốc liệt. Nhưng, bất chấp những hình ảnh tàn phá này, tôi có một cảm giác kỳ lạ: có một sự hiện diện của cuộc sống xung quanh chúng tôi. Đó là gì, bạn hay thù? Chúng tôi cùng có cảm nhận này. Vì vậy, tôi sắp xếp quân đoàn của mình thành nhiều đội và chúng tôi bắt đầu leo lên Him Lam. Chúng tôi tiến lên một cách khó khăn, tỉ mỉ tìm kiếm những nơi trú ẩn để tìm kiếm những người sống sót.
Cùng với đội của hạ sĩ Leiva, tôi tìm đến hầm trú ẩn trên trạm chỉ huy của chỉ huy Pégot nằm ở đầu điểm hỗ trợ. Cha Trinquant tham gia cùng tôi. Mái che của hầm trú ẩn đã bị sập, các trận địa và lối vào đã bị chặn do lở đất. Không thể biết được có thi thể nào dưới đống đổ nát hay không. Tôi cho rằng hài cốt của chỉ huy Pégot và Đại úy Pardi đã được chôn cất cùng với tất cả những người ngồi trong hầm chỉ huy.
Đối mặt với một sĩ quan Việt Minh
“Tôi đi xuống gần con sông có tên Nậm Rốm (chúng tôi phải băng qua đây khi rời khỏi hầm chỉ huy của đại tá De Castries, Him Lam là một trong những ngọn đồi xa nhất). Khắp nơi ngự trị không khí im lặng chết chóc này. Đi được nửa đường, tôi bỗng nhận ra sự hiện diện của một sĩ quan Việt Minh (chắc chắn là một Chính ủy) đã gọi tôi và thông báo rằng trên đường có ba người bị thương bị bỏ rơi, họ bị bất ngờ như những người khác trước cuộc tấn công ban đêm. Nhưng tại sao họ lại bị bỏ lại ở đó, rõ ràng là bộ đội đã mang đi những người chết và bị thương của lực lượng Viễn chinh? Hoàn thành nhiệm vụ của mình, tôi quay trở lại đỉnh cứ điểm và đối diện với nhà nguyện, chúng tôi tìm thấy một người lính đã chết, một nửa bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Tôi không phát hiện ra danh tính của anh ta.
Cũng chính viên sĩ quan Việt Minh đó đã gọi lại cho tôi và nói với tôi rằng tất cả các sĩ quan, hạ sĩ quan và lính lê dương còn sống đã được đưa đến trại giam, những người bị thương được đưa đến bệnh xá và bệnh viện, còn những người chết được chôn trong những hầm trú ẩn bị sập và trong chiến hào. Khi tôi hỏi về số phận của các sĩ quan, câu trả lời của anh ta như sau: “Tất cả tù nhân sẽ được chúng tôi đối xử tốt”. Sau đó anh ấy đưa cho tôi một chai rượu rum và nói: “Dành cho những người bị thương của anh”. Cuối cùng, anh ấy bắt tay tôi và chúc tôi may mắn.
Hơn năm mươi năm sau, tôi vẫn tự hỏi: làm thế nào mà người sĩ quan Việt Minh này có thể nói chuyện với tôi khi tôi đang đi làm nhiệm vụ với sự có mặt của ba sĩ quan còn đang mặc quân phục? Có lẽ đây chính là triết lý sống của người Việt Nam mà chúng ta vẫn nhắc đến rất nhiều.
Khoảng 11 giờ sáng, pháo binh bắn ra từ các trại cố thủ. 155 quả đạn nhắm vào các ngọn đồi xung quanh trại cố thủ Điện Biên Phủ. Trong khi lệnh ngừng bắn đang có hiệu lực, tại sao lại xảy ra vụ nổ súng này, phải biết rằng ngay lúc này lính Pháp đang có mặt tại khu vực Việt Minh để thực hiện một sứ mệnh nhân đạo. Chúng tôi nhanh chóng tiếp tục tìm kiếm và tìm thấy ba sĩ quan mà sĩ quan Việt Minh đã nói đến. Đó là các Trung úy Pungier, Jégo và Carrrière. Nhưng thời gian của nhiệm vụ có hạn, chúng tôi phải quay trở lại căn cứ nếu không muốn hứng chịu một đợt pháo mới.
Tôi báo cáo những gì tôi đã thấy cho sĩ quan tình báo rồi trở về đơn vị vào khoảng giữa trưa.
10:00
Tinh thần xuống rất thấp vào ngày 14 tháng 3, 2 lính lê dương của Đại đội 10 bỏ trốn khỏi Huguette mà không mang theo vũ khí và vào đầu ngày tháng 4, 10 lính lê dương khác của 13/3 đào ngũ sang phía kẻ địch.
Trận đấu pháo tiêu tốn 6.000 quả đạn, tức 1/4 số đạn dự trữ.
11:30
Đã hoàn thành việc mở đường hướng tới đồi Độc Lập và Isabelle (Tiểu khu phía Nam).
Trung úy Moissinac trở lại cùng nhà báo của “Caravelle” và nhận ra tinh thần chán nản trước nhưng diễn biến bất ngờ ở GONO.
Kíp lái H-19 nhận nhiệm vụ thu thập thương binh từ các điểm hỗ trợ.
Đội tuần tra xác nhận đồi Độc Lập đã bị bao vây.
Trong ngày
6 chiếc Bearcat cuối cùng đã bị phá hủy, tháp điều khiển cùng đèn hiệu vô tuyến dẫn đường hạ cánh vào ban đêm bị phá hủy. Một chiếc trực thăng bị hư hỏng trên đường băng và một chiếc khác bị hư hỏng nhẹ khi cố gắng đưa những người bị thương đến bệnh viện.
Các hoạt động trên không tại lưu vực diễn ra trong điều kiện khó khăn do nguồn lực Việt Minh được triển khai rất mạnh. Máy bay C-47 mang theo “đom đóm” để hỗ trợ quân phòng thủ vào ban đêm, trong khi máy bay chiến đấu của hải quân ném bom các địa điểm pháo binh, thường được xác định bằng bom khói.
Việt Minh bắn phá các khu thả quân bằng súng cối. Đại đội 1 và Đội chỉ huy bị tổn thất nặng nề: 2 chết và 10 bị thương.
Tại đồi Độc Lập, một quả súng cối nổ giết chết tất cả lính vào buổi chiều. Cũng trong ngày, kho đạn dược và vật tư của đồi Độc Lập tăng lên đáng kể giúp họ cầm cự được 4 ngày.
Xuất hiện quân Việt Minh trong chiến hào ở phía bắc và phía đông.
6:00
Dông lớn.
V/7 RTA Gabrielle: Các chỉ huy đại đội được thông báo về cuộc tấn công của Việt Minh sẽ được phát động nhằm vào đồi Độc Lập trong đêm tới và yêu cầu họ thực hiện tất cả các biện pháp sau: Tất cả việc di chuyển trên cứ điểm phải được thực hiện từ 16 giờ 30. Ăn tối sẽ được phân phát trước 17 giờ. Từ 17 giờ 30 chiều, tất cả sẵn sàng cho một đêm bạo loạn. Việt Minh bắn phá.
Đồi Độc Lập tạo thành một hình bầu dục. Mỗi đại đội đảm nhận việc phòng thủ một con dốc. Vũ khí tự động được giấu ở sườn đồi tới chân dốc. Tại đỉnh đồi, lực lượng phụ trợ của tiểu đoàn, đội chỉ huy và đại đội súng cối 120 mm số 2 của Trung đoàn số 5 nước ngoài hành động bằng hỏa lực vào trung tâm kháng cự. Chỉ huy De Mecquenem lập thêm một Ban chỉ huy dự phòng tại phòng ăn của sĩ quan.
Đại tá De Castries có mặt tại sở chỉ huy pháo binh GONO để theo dõi và hỗ trợ mọi hoạt động.
Him Lam đã chịu tổn thất nặng nề vào đêm 13 rạng sáng 14 trong cuộc tấn công với khoảng 20 người bị thương và thiệt mạng và thêm khoảng 10 người thiệt mạng và bị thương trong ngày 13, một số người thiệt mạng và bị thương trong ngày 11 tháng 3. Quân số thiếu hụt.
18:00
Bắt đầu cuộc bắn phá kéo dài đến 4 giờ sáng, phá hủy hoàn toàn các lô cốt và mạng lưới thép gai. Ném bom trên mặt đất. Bắn phá Him Lam, Cứ điểm 310 và khu vực chỉ huy, vị trí pháo binh và sân bay.
Sư đoàn 308 của Việt Minh bất ngờ tấn công đồi Độc Lập. Trung đoàn 88 (Tu Vũ) hành động trên sườn phía bắc đồi Độc Lập. Trung đoàn 165 (Đông Triều) của Sư đoàn 316 chưa tham gia Him Lam trực thuộc Sư đoàn 308 tấn công vào sườn đông nam đồi Độc Lập.
Cách đồi Độc Lập 3 km về phía bắc, một khẩu đội 105 nã pháo vào mục tiêu, nhưng do khẩu đội phản công của quân Pháp không tồn tại nên các cuộc nã pháo của họ không mang lại kết quả.
Các căn cứ hỏa lực mạnh được phát hiện ở phía tây trên đồi 526. Phía bắc đồi Độc Lập, trong ngôi làng bị phá hủy, trên ngọn đồi 633, phát hiện rất nhiều vũ khí hạng nặng 120 mm bắn từ phía bắc bản Nà Tu nằm phía đông điểm 701.
Rừng cây cách Him Lam 200 m và cách đồi Độc Lập 600 m, Việt Minh có thể bố trí các căn cứ hỏa lực mà chúng tôi không thể quan sát được. Nhưng họ đã buộc phải đào hào tiếp cận trong nhiều ngày.
Thời tiết rất bất lợi, đêm sẽ có bão dữ dội.
Hệ thống liên lạc của GPNO đã được thay thế hơn 10 lần trong đêm.
Súng cối hạng nặng bắn từ phía bắc từ bản Nà Tén và khẩu đội 105 cách đó chưa đầy 3 km.
Hỏa lực dừng bắn, một dàn pháo 105 rơi xuống phía trước phòng tuyến của chúng tôi 20 mét.
Việt Minh sử dụng nhiều đạn phốt pho giúp họ nhìn thấy rõ tác động và gây sốc cho phía đối phương. Những người lính kiệt sức vì đào chiến hào. Bão bùng phát vào buổi chiều, nhấn chìm tất cả trong bùn. Một nửa số lính vẫn chưa tới nơi.
(Còn tiếp)
Quyên GAVOYE
1 đã tặng
1
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...