Thứ sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024
23:09 (GMT +7)
KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (07/5/1954 - 07/5/2024)

Cách đây 70 năm, địa ngục lòng chảo Điện Biên Phủ - góc nhìn từ những cựu binh Pháp (Kỳ VI)

(Tiếp theo kỳ trước)

Kỳ VI – Những cuộc giải cứu trong hoảng loạn

Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3

Gabrielle (đồi Độc Lập): Quân Việt chỉ cách chiến hào của Quân đoàn 4 10 m nhưng buộc phải rút ​​lui sau khi chúng tôi bắn pháo 105. Những cú bắn pháo 105 và 155 của quân Pháp thực sự tàn khốc.

Lính Pháp bị thương trên đồi Dominique (cụm cao điểm phía Đông)
Lính Pháp bị thương trên đồi Dominique (cụm cao điểm phía Đông)

2 chiếc C-47 cố gắng thực hiện những chuyến bay khứ hồi vào ban đêm để di tản những người bị thương nhưng không thể hạ cánh do bị ném bom.

Hơn 6.000 quả đạn pháo đã được bắn vào hệ thống phòng thủ của đồi Độc Lập. Một quả đạn pháo 105 mm nổ tung tại trung tâm y tế: 9 người chết. Một quả đạn pháo khác bắn trúng phòng phát thanh.

04:00

Trên đồi Độc Lập, Đại úy Narbey, chỉ huy Đại đội 1 thiệt mạng, Trung úy Roux, Phó chỉ huy bị thương.

04:30

Hầm chỉ huy của đồi Độc Lập bị trúng đạn và sập. Chỉ huy De Mecquenem bị thương bất tỉnh trong 2 giờ. Các đài phát thanh bị phá hủy. Quân phòng thủ đã mất đi thủ lĩnh cùng tất cả sĩ quan. Hầm chỉ huy RTA 5/7 bị tàn phá, không thể liên lạc với hầm chỉ huy GONO.

Trung úy Clergé, chỉ huy đại đội súng cối 120 mm của REI 5, gia nhập Đại đội 2 bị thương và sốc, nhưng vẫn đảm bảo liên lạc vô tuyến với pháo binh và một hạ sĩ quan gốc Tây Ban Nha xử lý tình hình. Đại úy Suzineau, chỉ huy CCB, đã bị thương ngay trước khi đến Sở chỉ huy của Đại đội 2. Các tay súng đã được cảnh báo rằng quân Việt Minh hiện đã chiếm một phần khu vực phía bắc của đồi Độc Lập và họ phải đề cao cảnh giác.

De Castries quyết định phản công từ trung tâm kháng cự đồi Bản Kéo theo lệnh của Trung tá De Seguin-Pazzis.

Đại úy Gendre được GONO thông báo, một cuộc phản công bằng xe tăng hỗ trợ đồi Độc Lập sẽ bắt đầu vào lúc bình minh. Sẽ có một đội lính lê dương súng cối 120 mm khỏe mạnh đến tăng cường cho phân khu 2.

Cuộc phản công không diễn ra.

05:30

3 xe tăng dẫn đầu là Bazeille, Mulhouse và Douaumont, của Trung đội XANH cùng đại đội 3 và 4 của BEP 1 lên đỉnh Huguette 3.

Lính Pháp kiệt sức vì không ăn, không ngủ suốt 48 giờ.

Phát động cuộc phản công với lượng người ít ỏi.

Đại tá Piroth, chỉ huy pháo binh GONO tự sát bằng một quả lựu đạn.

Thứ Hai ngày 15 tháng 3

06:00

Việt Minh đang ở phía bắc đồi Độc Lập. Tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết: không còn súng cối 120 mm hay 81 mm. Các cuộc tấn công ngày càng khủng khiếp, quân Việt Minh dường như không sợ chết, họ sẵn sàng xông lên.

Cuộc pháo kích lại tiếp tục. Đại đội 2 bị mắc kẹt giữa dòng pháo dội từ trên cao và những đòn tấn công trực diện ở cự ly gần (từ đồi 485) nhưng không thể đáp trả.

Các cuộc tấn công nối tiếp nhau ở mặt phía tây và phía nam, nhưng không thành công.

Lệnh: “Chúng tôi nhất định phải cầm cự cho đến khi trời sáng và chờ sự xuất hiện của quân tiếp viện.” Không một chỉ huy nào có quyền yếu đuối cả về thể chất lẫn tinh thần.  

Quân Việt Minh tiếp tục tiến vào trung tâm cứ điểm từ hướng đông bắc.

Di chuyển người bị thương
Di chuyển người bị thương

07:00

Cuộc phản công bắt đầu lúc bình minh ló dạng nhưng ngay lập tức bị pháo binh Việt Minh dập tắt. Tướng Giáp cho bố trí thêm Sư đoàn 312 tại điểm tiếp cận đồi Độc Lập.

Được hỗ trợ bởi xe tăng của Đại úy Hervouet, lính lê dương của lực lượng “loulou” Martin đã giữ được chân Việt Minh. Tuy nhiên, người Việt đã trở thành ông chủ của phần lớn đồi Độc Lập với sự trợ giúp của pháo binh.

Trong đêm, các vị trí khẩu đội và hầm chỉ huy của Isabelle (Tiểu khu phía Nam) bị đánh bom dữ dội tăng lên với tốc độ 10 phát/phút.

7:20

Trời sáng, sương mù đã tan, xe tăng trở thành mục tiêu chính, pháo binh và súng cối 105 và 120 được kích hoạt.

Đại đội 4 cử một bộ phận tới đồi Độc Lập bằng xe tăng XANH. Phía Việt Minh ước tính có một sư đoàn. Khi phát hiện, pháo binh Việt Minh tấn công xe tăng. Chiếc Ettlingen chịu 120 phát đạn, chỉ huy xe tăng thiệt mạng. Theo lệnh họ phải quay lại để đón thương binh nhưng chỉ huy trưởng Guntz đã bị trúng đạn thiệt mạng.

Đối mặt với cuộc bắn phá, Guiraud yêu cầu tiếp viện, câu trả lời từ GONO: “Hãy tập hợp các đại đội còn lại trên Gabrielle!”

Đó là sự nhầm lẫn! Nhận được tin nhắn, chỉ huy Gendre ra lệnh cho các chiến binh của mình cất cánh.

Botella ra lệnh cho Fox và Décorse: Siết chặt hệ thống phòng thủ, xem xét tình hình, chuẩn bị sơ tán vị trí, thực hiện lệnh cũ!”

Để giải tỏa đôi chút, Botella yêu cầu các lính pháo binh bắn thẳng vào đồi Độc Lập, sau đó anh ta yêu cầu xe tăng hỗ trợ để chiểm lại vị trí trên đồi Độc Lập.

Câu trả lời nhận được tức thì: “Chúng tôi không thể làm gì hơn cho các bạn, hãy tự cứu mình nếu có thể!”.

Trung úy Botella yêu cầu lính pháo binh bắn phát cuối cùng vào cánh đồng lúa phía nam đồi Độc Lập mở đường thoát ra. Vì không thể tổ chức một cuộc rút lui có tổ chức, họ cố gắng bảo toàn lực lượng. Trung úy Clergé bị bắt.

Diễn biến trong ngày

Đàm thoại giữa BPC 6 – Hà Nội. Bigeard đang ở trong văn phòng của chỉ huy Cogny.

- Tôi rất cần anh ở lại Điện Biên Phủ. Mọi thứ đang rất tồi tệ. Nhìn từ Hà Nội, sự việc có vẻ là do tổ chức kém cỏi...

Bigeard hiểu rất rõ họ đã có một chặng đường dài với rất nhiều nỗ lực, hai mươi tháng trôi qua với bao nhiêu mệt nhọc và mất mát.

Vậy mà một lần nữa anh ta lại được yêu cầu hy sinh bản thân mình. Liệu anh ta có nên gửi những người lính đã mãn hạn nghĩa vụ vào vùng địa ngục đó không?

- Thưa tướng quân, đơn vị của tôi đã chiến đấu ở Đông Dương 20 tháng và còn chưa kịp nghỉ ngơi. Người của tôi xứng đáng được trở về Pháp.

- Không, Bigeard. Đơn vị của anh rất cần thiết lúc này.

- Khi nào chúng tôi nhảy?

- Ngày mai.

Quay trở lại đơn vị, anh ta cho triệu tập các chỉ huy đại đội.

- Các bạn thân mến, chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp. Nhiệm vụ của chúng ta: Tăng cường quân đồn trú. Ngày mai chúng ta sẽ tới Điện Biên Phủ. Tôi biết các bạn đang nghĩ gì, chúng ta đã tham gia mọi trận đánh, đôi chân của chúng ta đã mỏi rồi.

- Mọi chuyện thật tệ. Người Thái nắm giữ đỉnh đồi Bản Kéo đã từ bỏ vị trí mà không chiến đấu và hồi hương. Họ nói đây không còn là vấn đề của họ. Viên đại tá chỉ huy pháo binh đã tự sát trong hầm trú ẩn của mình. Tôi đã yêu cầu Cogny cho phép các bạn nghỉ ngơi và nói với anh ấy rằng tôi sẵn sàng chiến đấu cùng bất kỳ đơn vị nào!

- Chỉ huy, Trapp trả lời, anh nghĩ chúng tôi muốn đứng ngoài cuộc sao? Chúng tôi rất mệt mỏi và đều muốn trở về Pháp, nhưng những gì chúng ta mong muốn không quan trọng.

- Tôi hoàn toàn đồng ý, Bourgois nói. Chúng tôi là những người lính ưu tú nhất. Chúng tôi sẽ đi cùng anh. Đó là chuyện bình thường.

Tôi đã đã kể lại với vị tướng Hà Nội về “giai thoại” này.

- Tôi nhớ như thể mới hôm qua…

Nhiều người đã không quay lại... Một số quay lại nhưng thương tích đầy mình. Họ đã hiểu nhiệm vụ của họ ở Điện Biên Phủ là sự hy sinh. Vài giờ trước khi bị thả xuống Điện Biên Phủ, chỉ huy Bigeard nói thêm: Tôi rất hối hận vì đã đưa họ vào địa ngục này, gần đến lúc họ được hồi hương thì không vấn đề gì, cũng như tôi, họ đã hi vọng cuộc chiến sẽ là lối thoát cho chúng tôi”.

Đơn vị BPC 6
Đơn vị BPC 6

Buổi chiều, quân Việt Minh đã tiến vào đồi Độc Lập thiết lập các khu vực chứa súng cối và pháo binh.

Các loa tiếp tục phát kinh cầu ngay khi màn đêm buông xuống. Thêm vào những âm thanh hỗn tạp này là những phát đạn 105 mm và những phát súng cối xen kẽ với tiếng súng phản kháng.

Trong khi đó, Việt Minh bắt đầu bao vây đồi Bản Kéo và vùng phụ cận Dominique (cụm cao điểm phía Đông). Khoảng cách tiếp cận này bắt đầu khiến người Thái thuộc đại đội 12 do Đại úy Guilleminot chỉ huy lo lắng. Những người lính đến từ Sơn La và Nghĩa Lộ đang ở quá xa gia đình của họ và đang tham gia vào một cuộc chiến mà họ không được buộc phải tham gia. Gia đình họ đều ở khu Việt Minh.

16:00

Việt Minh siết chặt vòng vây trung tâm kháng cự.

Tất cả các đỉnh cao xung quanh lưu vực đều bị pháo binh bao phủ.

Ngày 16 tháng 3

Trung úy Paul Turcy, chỉ huy CEPML của BEP số 1, bị trọng thương tại hầm chỉ huy gần khẩu súng cối 120.

Một giai thoại của đại tá Allaire tại Hà Nội: “Chính tôi là người đã thông báo với đồng đội rằng chúng tôi sẽ trở về mảnh đất người Thái. Tôi còn nói thêm rằng nếu như trước đây tôi có thể thấy rõ được đường đến đây thì bây giờ tôi không thể thấy đường về”.

16:00

Tình hình: Việt Minh đang tiến sát vào trung tâm chiến trường. Tất cả các đỉnh cao xung quanh lưu vực đều được bao phủ bởi pháo binh. Mây vẫn còn rất thấp. Can thiệp không quân không hiệu quả.  

Việc Tiểu đoàn 3 Thái đào ngũ một phần và sự mất tinh thần toàn diện, một phần khác là do những tác động tâm lý của những chiến thắng  của quân Việt Minh khiến quân Pháp mất đi 1/5 quân số.

Đồi Bản Kéo 4 do Đại đội 9 chiếm đóng là cứ điểm duy nhất cầm cự được đến khoảng 2 giờ chiều. Quân Pháp và Thái còn lại ở Bản Kéo 1 và Bản Kéo 2 bắt đầu rút lui.

Đêm hôm trước Bản Kéo 3 thông báo tình hình không được suôn sẻ nhưng họ sẽ tiếp tục ở lại với những người lính lê dương.

Cảnh tượng hỗn loạn lên máy bay sơ tán người bị thương
Cảnh tượng hỗn loạn lên máy bay sơ tán người bị thương

16:25

Lần thả dù cuối cùng của BPC 6. Ghi nhận của hạ sĩ Lucien Piers:

Chúng tôi nhảy vào tăng viện cho đơn vị đồn trú đã bị tấn công kể từ ngày 13, lần này việc di quân và tập hợp quân không gặp vấn đề lớn. Cùng với hạ sĩ Hamel, chúng tôi nằm bẹp bên đường.

Có lệnh, chúng tôi di chuyển, Hamel và tôi đi lùi để quan sát người của mình và thúc giục họ đi nhanh, bỗng nhiên trời đất, đạn pháo rơi xuống, tôi ngã xuống đất bất tỉnh. Khi tỉnh lại, tôi quan sát tìm người. Tất cả đều bị thương hoặc đã chết. Tôi quay sang phía bên kia và thấy trung sĩ Baliste đang nói vào ống nghe radio. Tôi nhờ anh ta truyền đạt rằng 2 bộ phận của súng máy không hoạt động được.

Cách tôi mười mét Hamel nằm ngửa, cánh tay trái bị chặt đứt. Vai trái và lưng tôi buốt đau, máu chảy xuống tay. Tôi cố gắng đến gần Lepoitevin hơn, anh ấy bị một vết thương nặng ở ngực và bất tỉnh. Những người lính Việt của đội đều đã mất. Đơn vị do hạ sĩ Nguyễn Văn Kỳ chỉ huy cũng chịu chung số phận, tất cả họ đều đã mất. Xe 4×4 vượt qua, đồng đội đưa tôi đến hầm chỉ huy để sơ cứu. Tôi phải được đưa đến trạm chính để chụp phim nhưng trạm y tế đã bị phá hủy.

Người bạn Lepoitevin của tôi đã mất. Một y tá nói với tôi rằng hạ sĩ Hamel đã được sơ tán.

Không thể chụp phim, tôi được xếp cùng với những người bị thương phải sơ tán trên chiếc Dakota hạ cánh vào đêm 24 rạng 25 tháng 3 hướng đi Hà Nội và bệnh viện Lanessan sau nhiều cố gắng.

Điện Biên Phủ chấm dứt đối với tôi, tiểu đoàn của tôi sẽ giải tán và tôi sẽ hồi hương về Pháp. Tiếc thay, tôi đã để lại một phần cuộc đời mình ở mảnh đất Đông Dương này. Một vết thương đau đớn sẽ không bao giờ lành và sẽ tiếp tục ám ảnh tôi đến cuối đời. Dù tôi có tự nhủ rằng đó là định mệnh. Jean-Paul Hamel đã liên lạc lại với tôi vài năm sau khi tìm được địa chỉ của bố mẹ tôi. Cuộc đoàn tụ của chúng tôi rất vui, nhưng chúng tôi không hề nhắc lại ngày 16 tháng 3. Phải chăng vì chúng tôi sợ đánh thức những ám ảnh? Tại sao chúng tôi thoát được? Tại sao chúng ta còn sống?”.

Chúng tôi nhảy ở độ cao 150 mét, còn chưa kịp quan sát xung quanh, chúng tôi đã nhận được lời chào mừng bằng pháo cối của Việt Minh nên đành phải bỏ lại dù. Bigeard nhận được lệnh cắm chốt trên đồi A1, một ngọn đồi không cây cối. Với vết thương ở chân, anh ta nhận nhiệm vụ.

Cuối buổi chiều

Tại hầm chỉ huy, không khí căng thẳng. Tất cả những vị khách không may mắn của ngày 13, những người lẽ ra không nên có mặt ở đó tranh giành nhau một chiếc ghế trên chuyến bay y tế.

Phía sau bệnh viện, Péraud đến bưu điện nơi chúng tôi có thể điện báo cho toàn thế giới. Đối với đại lục Pháp, những tin nhắn đã được soạn sẵn. Đây là điện tín dành cho Pierre Schoendoerffer thuộc cơ quan báo chí tại Sài Gòn đang chuẩn bị hồi hương.

“Hãy đến và tham gia cùng tôi.(Stop). Ở đây vô cùng hài hước. (Stop). Péraud. Hết”.

Do thiếu sự giám sát, nhiều người đã đào ngũ với vũ khí và hành lý, bỏ lại đồi Bản Kéo bị quân Việt Minh chiếm giữ mà không hề chịu tổn thất gì.

Bị khủng bố tinh thần, những người lính Thái tuyên bố sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí chống lại chúng tôi nếu chúng tôi cố gắng can thiệp bằng vũ lực. Vị trí cứ điểm 2 với nhiều vũ khí tự động không có người phục vụ. Phong trào lan rộng nhưng chưa ảnh hưởng đến cứ điểm 1, chỉ khi màn đêm buông xuống chẳng bao lâu chỉ còn lại người châu Âu.

Đêm 16 rạng  ngày 17 tháng 3

18:58

Các đợt thả dù hiện diễn ra trên phía bắc và tây bắc trên Isabelle (Tiểu khu phía Nam).

Isabelle 3: Việt Minh tổng tiến công chiếm cứ điểm.

Chỉ huy Grauwin đến khám cho trung úy Moissinac “một nhà báo đã bị thương nặng” và hứa với anh ta sẽ cho anh ta hồi hương ngay khi có chỗ trên máy bay. Vài ngày sau, nhiếp ảnh gia Daniel Camus đến thăm Moissinac và chụp ảnh anh ta ở lối vào nơi trú ẩn. Moissinac mang đúng hình ảnh của một chiến binh trở về từ mặt trận. Bức ảnh sau đó đã được báo chí quốc tế săn đón và gọi tên “người sĩ quan, anh hùng Điện Biên Phủ”. Đăng trên tờ Le Figaro, cha mẹ của Moissinac kinh hãi tột đỉnh phát hiện ra sự hiện diện của con trai mình ở Điện Biên Phủ.

Chân dung Moissinac
Chân dung Moissinac

Thứ tư ngày 17 tháng 3

06:00

Verdaguer ra lệnh nhận lại những người bị thương, người đi nhận sẽ không có vũ khí và đeo băng tay của chữ thập đỏ, không được nói lời nào và phải mặc trang phục sạch sẽ.  

25 người khiêng cáng – cuộc gặp diễn ra cách 3 km trước đồi Độc Lập.

Liên hệ với một sĩ quan Việt Minh nói tiếng Pháp chuẩn xác và họ được xác nhận đã bị kiểm soát ở đồi Độc Lập và V/7 RTA.

Hồ sơ GONO cho biết 31 người bị thương đã được trả trong đó có Trung sĩ Alfred Brecht.

Thứ Sáu ngày 19 tháng 3

Báo cáo trong ngày:

5 người thiệt mạng, 16 người bị thương, 2 lính lê dương đào ngũ.

16:00

Súng cối và pháo binh Việt Minh bắn vào các đơn vị y tế và trực thăng Dakota. Ghi nhận của Jean Rubel:

Thứ Sáu ngày 19 tháng 3 năm 1954. Hôm nay chúng tôi thực hiện ba chuyến bay đi Điện Biên Phủ (8 giờ 50 bay).

Chuyến cuối cùng, trên chiế C-47 số 011 FRAZZ của “Franche-Comté”, phải bay trong đêm mang theo những người bị thương. Đường băng bị đánh bom ngay sau khi chúng tôi cất cánh từ Điện Biên Phủ, xém chút nữa chúng tôi có vấn đề. Bốn chiếc Dakota khác, một chiếc của “Béarn” và ba chiếc của “Franche-Comté” hạ cánh trước chúng tôi, tổng cộng có khoảng một trăm thương binh được đưa đi mà quân Việt Minh không phát hiện ra.

Hoạt động diễn ra như sau. Phi hành đoàn: Trung sĩ Franck Lamarque (phi công), Thiếu úy Hubert (hoa tiêu), Begey (thợ máy), Lesueur (băng tải), và một người giúp đỡ, đài phát thanh.

Chỉ định: đến Điện Biên Phủ ở độ cao vừa tầm, giảm vận tốc để quân Việt Minh không phát hiện ra, hạ cánh ngay sau khi có đèn hiệu và chạy đến cuối đường băng rồi quay đầu, chở người bị thương và cất cánh ở hướng đối diện. Thật đơn giản!

Đơn vị của Jean Péraund di chuyển từ hầm chỉ huy đến cứ điểm
Đơn vị của Jean Péraund di chuyển từ hầm chỉ huy đến cứ điểm

 

Chúng ta vượt lên trên Điện Biên Phủ ở. Quá trình hạ cánh hoàn toàn  trong im lặng, chỉ có tiếng bánh xe lăn trên đường băng. Ngay khi cánh cửa mở ra, điều gây ấn tượng nhất là sự im lặng trong màn đêm, trong khi hàng nghìn chiến binh ở đó, hầu hết đều tỉnh táo.

Một vài giây sau, xe cấp cứu tắt đèn và chúng tôi đưa những người bị thương lên, bằng mọi cách. Một người trong số họ đưa cánh tay bị thương về phía tôi. Tôi hiểu, hãy tóm lấy bất cứ bộ phận nào của anh ta, điều đó không quan trọng, điều quan trọng là anh ta được lên máy bay với hy vọng được sơ tán. Cửa chưa kịp đóng lại, chúng tôi đã đạp ga (tất nhiên là động cơ chưa bị cắt) và pháo lực quân Pháp nổ ra để che đi tiếng ồn của động cơ. Pháo hoa rợp trời! Nhưng nỗi sợ hãi lớn là vì làm sao chúng tôi biết được đó là pháo lực của chúng tôi hay là pháo lực đến từ bên trái.  

Vừa cất cánh, đường băng đã bị Việt Minh ném bom (đại bác chĩa vào trước): họ đã hiểu được cách di chuyển của chúng tôi và các máy bay khác cất cánh từ Hà Nội sẽ quay đầu lại. Chỉ trong vòng một phút chúng tôi đã bị mắc kẹt ở Điện Biên Phủ.

Tướng Giáp thông báo rằng tất cả các làng giữa Isabelle, khu trung tâm chiến sự phải được sơ tán vào đêm hôm sau, ngày 20 tháng 3. Lời cảnh báo đến quá muộn đối với các thôn bản Noong Nhai.

Đêm 19 rạng sáng 20 tháng 3

Nửa đêm

Pháo binh và súng cối Việt Minh tiếp tục nã đạn, đặc biệt là các vị trí pháo binh.

4 trong số 5 chiếc Dakota của Franche-Comté hạ cánh vào ban đêm và sơ tán 132 người bị thương. Chiếc còn lại không thể hạ cánh.

Thứ Bảy ngày 20 tháng 3

Bắn phá dữ dội vào trung tâm kháng cự và hầm chỉ huy của trung sĩ Lagarde. Trung đội XANH phải đến trợ giúp cùng với 2 xe tăng trấn áp súng máy và DKZ (pháo không giật), chiếc thứ 3 tiến lên phía trước những người lính lê dương đi theo để thu hồi người chết và bị thương.

Trực thăng Victor Alpha của Ela 52 cất cánh và gặp thảm họa hỏa lực của Việt Minh
Trực thăng Victor Alpha của Ela 52 cất cánh và gặp thảm họa hỏa lực của Việt Minh

Trong số những người bị thương có Trung úy Gambiez, con trai tham mưu trưởng của tướng Navarre, bị thương ở đầu gối.

Dự kiến có 12 đến 18 lượt bay với 6 trực thăng cho phép đạt 84 đến 126 lượt sơ tán (30 đến 45 giờ bay).

(Còn tiếp)

Quyên GAVOYE

Kỳ V – Đồi Độc Lập dưới sức mạnh hỏa lực

Kỳ VII - Điện Biên Phủ, một Verdun thứ hai

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy