Thứ sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
16:54 (GMT +7)

Trần Văn Cẩn bị “loại” tranh

VNTN - Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) là một trong những họa sĩ “đa năng” đầu tiên của nước ta. Cho dù vẽ lụa, sơn dầu hay làm tranh khắc gỗ, tranh sơn mài thì ông cũng đều đã sớm có những sáng tác đỉnh cao. Trước sau, trong sâu thẳm, Trần Văn Cẩn bao giờ cũng luôn luôn là một nghệ sĩ thực thụ, thuần chỉ. Quãng 1980-1986, Trần Văn Cẩn đã có một lần bị “loại” tranh. Đó cũng là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời ông đã bị “loại” tranh, mà kỳ lạ thay, bản thân ông lại không hề hay biết.

Chuyện là, tại một cuộc Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô (triển lãm thường niên của Hội Mỹ thuật Hà Nội), Trần Văn Cẩn có gửi tới tham dự một bức tranh sơn dầu khổ khá lớn, vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi”... Buổi chiều khai mạc (như thường niên), thì buổi trưa, theo thông lệ, bao giờ cũng có đại diện của Ban Tuyên huấn Thành ủy đến xem (để duyệt về mặt “chính trị”). Năm ấy, người đến “duyệt” là bà Nghiêm Chưởng Châu (nguyên giám đốc Sở Giáo dục, khi đó hình như đang là phó Ban Tuyên huấn). Thế rồi, chẳng biết thế nào, sau khi xem xong, bà Châu đã đi đến một kết luận: Toàn bộ phòng triển lãm rất tốt, thế nhưng... có một bức tranh phải bỏ đi???

Trần Văn Cẩn năm 70 tuổi, tại xưởng họa của ông ở phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, 1980

Nghe vậy, ban tổ chức triển lãm đứng ớ ra, vì không biết “một bức” ấy là bức nào, của ai, treo ở vị trí nào, và điều quan trọng nhất là “vì sao”. Nói là làm, bà đã đưa toàn bộ ban tổ chức đi tới một bức tranh treo ở chính giữa, mà Tây vẫn gọi là “cờ-lu” (cái đinh)... Ô! Đấy là bức của ông Trần Văn Cẩn. Bà Châu bảo: Không biết họa sĩ nào đã vẽ Bác Hồ mà chẳng thấy giống Bác Hồ tí nào, lại còn bị “lùn” nữa. Mọi người chung quanh vội trả lời đấy là tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn, và đề nghị bà Châu nể tình “châm chước” cho (vì đấy là một lối vẽ sáng tạo). Nhưng bà Châu dứt khoát không đồng ý, và chỉ thị cho ban tổ chức phải thực hiện theo đúng kết luận ban đầu của bà, rồi bà ra về.

Buổi chiều sắp tới giờ khai mạc, “ông lớn” Trần Văn Cẩn như mọi lần, lại trịnh trọng chống ba-toong đi bộ từ nhà ở phố Nguyễn Thượng Hiền đến để xem triển lãm. Thoạt đầu, ông không để ý gì, vì nghĩ việc gì phải để ý đến cái mà xưa nay đã trở thành “tất nhiên” đối với ông. Nhưng rồi ông bắt đầu phải để ý vì không thấy tranh của mình như mọi khi - là phải được treo ở chỗ trang trọng nhất. Ông đi tìm, và rồi cuối cùng thì tìm ra bức tranh được treo ở một góc. Nhưng cái góc ấy ông không hề biết nó chính là chỗ “tốt” nhất mà ban tổ chức đã chọn để “giấu” đi bức tranh của ông, phòng khi nhỡ đâu bà Châu quay lại.

Hóa ra, ở trên đời cũng như trong nghệ thuật, đúng như người ta vẫn nói: “Không có bệnh gì không có thuốc chữa. Chỉ trừ cái chết”. Sự “sống còn” mà ta thường hay cảm thấy, kỳ thực, đôi khi chỉ dựa trên cái mà ta không biết mà thôi.

K.V (Sưu tầm từ Internet)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

"Đội bóng" đặc biệt

Giai thoại văn nghệ 5 tháng trước

Thơ nhại Văn nghệ sĩ Thái Nguyên

Xem tin nổi bật 11 tháng trước

Một trận bóng đáng nhớ

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Chuyện vui về ô tô của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Cuốn tuyển truyện ngắn đầu tiên của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước