Có phải bài thơ “Bán dạ tam bôi…” là của Lãn ông?
VNTN - Theo bài giới thiệu các câu thơ được trưng bày tại triển lãm “Trà và Thi ca” do Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên thực hiện, tại Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam, năm 2015 (Phấn tuyển chọn do Câu lạc bộ Văn học Trẻ đảm nhiệm), có bài thơ Hán văn ghi như sau:
Bán dạ tam bôi tửu,
Bình minh sổ tràn trà.
Nhất nhật cứ như thử.
Lương y bất đáo gia (Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác)
Tôi tra bộ sách “Y TÔNG TÂM LĨNH” (Nxb Y học, 1993, bốn tập) của Cụ Hải Thượng Lãn ông (1720 -1791), những quyển nhiều sáng tác "Thơ” như: “Ỳ lý nhàn thâu”, “Vệ sinh yếu quyết”, “Lĩnh Nam bản thảo”, “Thượng kinh kí sự”... không tháy bài nào như trên! Trong gàn năm mươi bài thơ “ngâm ngợi” của Lãn Ông ở “Thượng kinh kí sự” chỉ thấy ít câu nói về “trà”. Tỉ như những câu: “Trà biết thi hoa thiểu/ Cầm dư khách tứ đa” (Hết trà, thơ nghĩ không ra - Buông đàn nỗi khách lại là chứa chan; tập bốn, tr567); “Bất khổ vị trà năng khước thụy” (Đành rằng: không ngủ vì trà; tập bốn, tr569); Danh trà yêu khách ẩm/ Đàm tiếu xuất hương yên” (Mời khách uống thứ trà ngon - Nói cười thoảng hương bay; tập bốn, tr575). Vậy, đề nghị nhóm tác giả tuyển chọn cho biễt xuất xứ!
***
Liên quan đến bài thơ, xin có vài thông tin như sau:
Bài thơ tương truyền, có nguyên văn chữ Hán:
Phiên âm:
Bán dạ tam bôi tửu,
Bình minh sổ tràn trà.
Mỗi nhật y như thử,
Lương y bất đáo gia.
Dịch nghĩa:
Nửa đêm ba chén rượu Sáng sớm một tuần trà Mỗi ngày cứ như thế Thày thuốc không đến nhà. về mặt văn bản, có một chữ trong bản “trưng bày triển lãm’* chép khác: “nhẫt nhật”, đúng phải là “mỗi nhật” (mỗi ngày). (Ở đây không bàn đến các dị bản có câu thứ ba mang nội dung khác: “thất nhật dâm nhát độ”).
Trong tùy bút “Chén trà sương” của nhà văn Nguyễn Tuân (tập “Vang bóng một thơi_), đoạn hồi tưởng nhân vật có mấy câu và lời dịch thơ này: “Bây giờ mỗi buổi trà sớm, ngồi uống một mình, tôi cứ nhớ cái tiếng ngâm của quan Đốc. Sớm nào dậy, cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong. Cụ hay ngâm mấy câu này: Bán dạ tam bôi tửu Bình minh sổ tràn trà Mỗi nhật cứ như thử Lương ỵ bất đáo gia.
Một buồi sớm, thay rõ lòng thầy là vui vẻ, tôi mạn phép đọc để cụ Đốc chữa cho bài diễn nôm:
Mỗi sớm một tuần trà Canh khuya dăm chén rượu Mỗi ngày được như thế Thấy thuốc xa nhà ta.
Cụ Đốc cho là được.” ở đoạn dưới nhà văn còn kể lại một tình tiết:
"Sớm nay, cũng như lúc thĩnh thoảng của mọi ngày, cụ ấm lại bắt người trưởng nam giở tập cổ Văn ra bình lại cả bài Trà ca của Lư Đồng..,**
Tuy là “sáng tác”, câu văn này có thể chỉ dẫn ít nhiều tên bài thơ nổi tiếng về “Trà” cùng tác giả: bài “Trà ca” của Lư Đồng, về tác giả Lư Đồng, cuốn “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (1768 -1839), mụG “Cách uống che” bàn luận: “Cách uống chè thì trong sách Kiên bào đã nói rõ. Họ Lư, họ Lục nổi tiếng về uống chè”.
Về họ Luc, đó là Lục Vũ (733 - 804), tự là Hồng Tiệm, Quý Tỳ, hiệu Đông Cương tử, người Cảnh Lăng, Phục Châu (nay là Thiên Môn, Hồ Bắc), đời Đường - tác giả cuốn Trà kinh, dài hơn bảy ngàn chữ, chia ba quyển với mười mục (trà nguyên, trà cụ, trà tạo, trà khí, trà chử, trà ẩm, trà sự, trà xuất, trà đồ, trà lược). Trà kinh vừa tầm lục thư tịch xưa về Trà, vừa tổng kết những tiến triển về Trà trong hơn hai ngàn năm ở Trung Quốc.
Về họ Lư, đó là Lư Đồng (hay Lô Đồng; 778? 790? - 835), biẹt hiệu là Ngọc Xuyên Tử, người Tế Nguyên (có sách nói là Phạm Dượng, nay thuộc Hà Nam - Trung Quốc)” một nhà cổ thi, một đạo sỹ của Đạo Lão và một nhà thưởng thức trà nổi tiếng của Trung Hoa, đời Đường, ông thi tiến sỹ nhiều lần không đỗ, sau thích an nhàn, ẩn cư ở núi Thiếu Thất (Hà Nam). Lư Đồng có tập “Ngọc Xuyên Tử thi tập”, có bai thơ nhan đe 'Tẩu bút tạ Mạnh Gián Nghị ký tân trà” (Tuỳ bút cảm tạ Mạnh Gián Nghị biếu trà mới) hay còn gọi là “am trà ca” (Bài ca uống trà). Đây là bài thơ cỗ bảy chữ (thất ngôn cổ thi), bốn mươi câu, thuộc loại thơ vịnh trà danh tiếng lưu truyền đến ngày nay, nhưng không thấy có đoạn nào như bốn cau thơ mà nhân vật “Cụ Đốc” ngâm nga. Trong bài có đoạn “miêu tả” tác dụng của trà:
Nguyên văn
Phiện âm:
Nhất oản hấu vẫn nhuận,
Nhị oản phá cô sầu.
Tam oản sưu khô trường,
Duy hữu văn tự ngũ
thiên quyển. Tứ oản phát khinh hạn,
Bình sinh bất bình sự,
Tận hướng mao khổng tán. Ngũ oản cơ phu thanh,
Lục oản thông tiên linh.
Thất oản khiễt bất đắc dã,
Duy giác lưỡng dịch
tập tập thanh phong sinh. Dịch nghĩa:
Chén thứ nhất trơn miệng
thông họng.
Chén thứ hai xua tan
sự cô đợn phiền muộn.
Chén thứ ba dốc sạch nỗi lòng Chỉ còn bốn nghìn cuốn sách
Chén thứ tư toát mồ hôi Mọi nỗi bất bình trong đời thoát hết ra ngoài
theo lỗ chân lông.
Chén thứ năm xương thịt
đều trong sạch.
Chén thứ sáu
thông lên cõi tiên.
Chén thứ bảy không nhấp nổi Chỉ thấy lớp lớp gió mát sinh ra từ hai bên nách.
Nhân đây lưu ý, bài thơ “Tỳ bà hành” nổi tiếng Bạch Cư Dị (772 - 846) có một chi tiết về việc buôn bán chè thời đó.
Người ca nữ về già lấy anh chồng “thương nhân tham lợi, coi thường ly biệt” đã đi buôn chè tận Phù Lương: “Thương nhân trọng lợi khinh ly biệt/ Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ” (Khách trọng lợi khinh đường ly cách - Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi?, ,lời dịch thơ của Phan Huy Vịnh? (Phan Huy Thực?) bỏ qua địa danh Phù Lương!).
Tôi truy tìm trong Co thi mà chưa thấy ở đâu cho rằng tác giả bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt về “rượu” và “trà” (“Bán dạ tam bôi...” là Hải Thượng Lãn ông. Các ý kiến bình bàn thường nói la “thơ cổ tương truyền”. Xin nêu nghi vấn để các vị có kiến văn quảng bác, am tường cùng luận định!
Phản hồi của Tòa soạn Báo Văn nghệ Thái Nguyên
Sau khi nhận được ý kiến của bạn đọc Đỗ Tiến Bảng (76 Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) gửi đến Tòa soạn bài viết trao đổi về một số nội dung liên quan đến một bài thơ được cho là của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác trong trang thơ giới thiệu những câu thơ hay đã được tuyển chọn trưng bày tại Triển lãm ‘Trà và thi ca”, Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam năm 2015, chúng tôi đã rà soát lại nguồn sưu tầm bài thơ này và được biết bộ phận tuyển chọn đã sưu tầm bài thơ này từ một số trang mạng về trà trên internet. Vì thế, chúng tôi rất cảm ơn tác giả Đỗ Tiến Bang đã khảo cứu kỹ lưỡng và cung cấp những thông tin xác đáng để người đọc có dịp xác định rõ hơn tác giả đích thực của bài thơ được truyền tụng trong dân gian này có thực sự là của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hay không. Chúng tôi nhất trí với tác giả là trong trường hợp này nên để là “thơ cổ tương truyền” thì hợp lý hơn. Rất mong sự ủng hộ và cộng tác thường xuyên của tác giả Đỗ Tiến Bảng đối với Văn nghệ Thái Nguyên!
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...