Thứ ba, ngày 21 tháng 01 năm 2025
00:04 (GMT +7)
Trường Sa: Chuyện kể giữa trùng khơi

Bài 2: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc

VNTN- Con tàu mang số hiệu HQ 571 đưa tôi cùng đoàn công tác của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân đi thăm, tặng quà và chúc Tết các bộ chiến sĩ và nhân dân trên Quần đảo Trường Sa. Chúng tôi có mặt trên vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nơi cách đây 37 năm (14/3/1988), những chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến giữ gìn chủ quyền biển đảo. Không gian biển trời mênh mông hòa cùng tiếng sóng như đang kể lại câu chuyện của những ngày tháng đau thương nhưng kiêu hùng.

Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Tàu HQ 571 kéo ba hồi còi rền vang như dội vào lòng biển cả

Ba hồi còi tàu rền vang, hòa với khúc nhạc Hồn tử sĩ trong không khí trang nghiêm, dường như đánh thức lòng người.

Trước mắt tôi là vòng hoa đỏ thắm với hình ngôi sao vàng 5 cánh ở chínhgiữa được thả trôi theo dòng nước, tượng trưng cho những lời tri ân gửi đến các anh, những người đã ngã xuống mà tên tuổi giờ đây đã hóa thành bất tử. Trong phút mặc niệm, tôi cảm nhận được sự hiện diện của các anh, lặng lẽ nhưng kiên định, như chính ý chí mà các anh năm ấy.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biển đảo luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời, không thể chia cắt. Bằng máu xương, công sức, mồ hôi và nước mắt các thế hệ người Việt Nam ta đã xác lập, tạo dựng, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Lễ vật được đoàn công tác chuẩn bị chu đáo

Đầu năm 1988, để ngăn chặn ý đồ của kẻ thù muốn đánh chiếm một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với ý chí quyết tâm "Bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, các lực lượng Hải quân đã dũng cảm vượt mọi khó khăn, gian khổ, chủ động bình tĩnh, khôn khéo xử lý các tình huống; thực hiện nghiêm đối sách, kiềm chế đến mức tối đa vì nghĩa cử cao đẹp - giữ vững hòa bình, hữu nghị.

Song, bất chấp công lý và lẽ phải, biết không khuất phục được ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam, ngày 14/3/1988, kẻ thù đã ngang nhiên tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo đá ngầm của ta.

Giữa sóng nước mênh mông, ký ức về những ngày bi tráng ùa về trong tôi. Hình ảnh tàu HQ 505 lao thẳng lên bãi đá để làm cột mốc chủ quyền khiến lòng tôi nghẹn lại. Trong giây phút dâng hương tưởng niệm, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lặng lẽ rơi từ đôi mắt người lính trẻ.

Tôi nghe một chiến sĩ trẻ thì thầm trước khi thả nhành hoa cúc vàng như nắng biển Đông và những cánh hạc giấy mỏng manh xuống biển: “Mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh. Các anh đã ngã xuống để chúng em được đứng đây hôm nay, tự do và kiêu hãnh”.

Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Những người lính Hải quân hôm nay nguyện noi gương các anh

Không riêng gì các chiến sĩ trẻ, Trung úy Tạ Hồng Phú, Lữ đoàn 146 dù đã nhiều lần được dự Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa cũng không giấu được sự xúc động. Anh gửi lời theo cánh hạc giấy: Chúng tôi, những chiến sĩ thời kỳ mới sẽ luôn noi gương, học tập những anh hùng liệt sĩ, sẵn sàng khắc phục khó khăn, không ngại hy sinh, gian khổ để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.

Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Cánh chim hạc được gửi từ đất liền

Hơn 5 nghìn con hạc giấy được các thầy cô và học sinh từ đất liền gửi tới các anh thay cho lời tri ân và nguyện cầu cho những người mãi nằm trong lòng biển sâu để vẽ lên dáng hình đất nước. Mỗi nếp gấp là lời nguyện cầu, mỗi đôi cánh là lời tri ân từ thế hệ hôm nay, là lời hứa sẽ tiếp bước truyền thống anh hùng vì hòa bình và biển đảo quê hương.

Những cánh hạc như trôi mãi để đến với các anh, những người lính kiên trung, đã hóa thành những ngọn sóng bất tử trong lòng biển cả.

Trong không gian tĩnh lặng, biển cả như thấu hiểu nỗi lòng của những người đang sống. Sóng vỗ dịu dàng hơn, như tiếng ru an ủi cho những linh hồn còn nằm lại dưới đáy biển sâu.

Vòng hoa mang dáng hình lá cờ Tổ quốc dần chìm vào sóng nước, tôi như thấy rõ hơn ý nghĩa của hai chữ “hy sinh”. Đó không chỉ là mất mát, mà còn là sự dâng hiến để làm nên một non sông vẹn toàn. Nước mắt tôi cứ lặng lẽ rơi khi nhìn theo cánh hạc giấy.

Bài 1: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc
Những ánh mắt dõi theo cánh hạc xa dần dưới đáy biển sâu

Sự ra đi của các anh để lại phía sau là niềm tự hào và tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng bào, đồng chí; để lại nỗi nhớ khuôn nguôi của những người mẹ, người cha, người vợ; hằn trong ký ức của những đứa con hằng ngày vẫn đau đáu bên cánh cửa đợi trông, mong cha về. Nỗi đau ấy, niềm thương nhớ ấy làm sao khỏa lấp cho đầy.

Giữa biển trời Trường Sa thiêng liêng của Tổ quóc, mỗi người trong đoàn công tác chúng tôi nguyện sống xứng đáng với những gì các anh đã hy sinh. Các anh ơi!:

“Hương trầm quyện gió tỏa quanh

Vòng hoa Đất Mẹ dệt thành huân chương

Sống không mưu lợi tầm thường

Hồn thiêng thanh thản ở nơi vĩnh hằng”.

(Còn tiếp)

Kim Ngân

Bài 1: Tết ở nơi đầu sóng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Bài 5: Những lớp học đặc biệt trên đảo tiền tiêu

Hướng về biển đảo quê hương 4 giờ trước

Đào phai theo dấu khói

Văn xuôi 18 giờ trước

Tết của ngày xưa…

Văn xuôi 1 ngày trước

Bài 4: Linh thiêng “hồn dân tộc” giữa biển trời Trường Sa

Hướng về biển đảo quê hương 1 ngày trước

Đợi Tết

Văn xuôi 2 ngày trước

Bài 3: Đảo xanh giữa đại dương

Xem tin nổi bật 2 ngày trước