Bác Hồ với Truyện Kiều (bài 2)
Bài 2: Bác Hồ tập Kiều và lẩy Kiều thể hiện nỗi niềm, tình cảm
Nhà thơ Hằng Phương gửi tặng Bác thơ và biếu gói cam từ Thanh Hóa, Bác đã lẩy Kiều tặng lại:
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.
Nhà thơ Ngân Giang (người có nghề thêu gia truyền) tặng Bác thơ thêu trên bức gấm. Bác đã tập Kiều tặng lại, vừa thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, vừa phản ánh đúng thực trạng món quà của nữ sĩ - thơ thêu trên gấm:
Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.
Sự quan tâm của Bác, tình cảm của Bác đối với số phận của mỗi con người, không chỉ là với người dân Việt Nam mà là với số phận của tất cả mọi người dù ở đâu. Có lần Bác xem văn công biểu diễn vở Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài. Đây là câu chuyện dân gian Trung Quốc được chuyển thể, rất phổ biến ở Việt Nam, có tính nhân đạo sâu sắc và tư tưởng chống phong kiến mạnh mẽ nên được nhân dân Trung Quốc và Việt Nam yêu thích. Cái trớ trêu và sự phi nhân đạo của chế độ cũ đã ngăn cản và phá hoại hạnh phúc đôi lứa của hai người bạn trẻ Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài. Xem xong vở diễn Bác đã lẩy Kiều để nói lên cảm nghĩ của mình:
sẽ thành lứa đôi.
Ngay cả với những người lầm đường lạc lối, Bác Hồ cũng không căm thù, ghét bỏ, dù có khi họ chống lại cách mạng, chống lại Người. Đối với những người cầm súng chống lại nhân dân, Bác chân tình khuyên nhủ, khơi gợi lòng yêu nước của họ. Với sự thông cảm sâu sắc “Trăm năm trong cõi người ta”, Bác hiểu, ai cũng có lúc mắc sai lầm nhưng sâu thẳm trong trái tim mỗi người ai cũng có lòng yêu nước. Trường hợp đặc biệt là ông Nguyễn Hải Thần (1878 - 1959). Ông ta vốn là người được cụ Phan Bội Châu đưa sang Nhật trong phong trào Đông Du hoạt động chống Pháp, hoạt động trong Việt Nam Quang Phục Hội, sau cách mạng tháng Tám 1945 ông là Phó Chủ tịch của Chính phủ Liên hiệp (1946) và là đại biểu Quốc hội (đặc cách không qua bầu cử), nhưng ông đã bỏ nhiệm vụ chạy trốn sang Trung Quốc. Trong một lần dự tiệc với các tướng Trung Quốc ở Quảng Đông, Nguyễn Hải Thần có mặt, Bác Hồ đã tập Kiều hai câu thơ:
Có lòng yêu nước mới là người Nam.
Bác lưu ý, đời người có hạn, trăm năm trời (là cùng) ở cõi người. Ông đã từng là người yêu nước, chống giặc Pháp, sao bây giờ ông chống lại cách mạng? Ngoài sự thông cảm, đây còn là lời khuyến khích khuyên bảo, là “người Nam” thì phải “có lòng yêu nước”. Câu tập Kiều của Bác nhẹ nhàng và thật thấm thía.
Tuổi thơ của Bác sớm thiếu thốn tình cảm, rồi Bác ra đi ở cái tuổi 21 (năm 1911) - cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” của mọi người. Đằng đẵng tận trời Âu hàng chục năm trời, rồi châu Phi, châu Á, dù ở Thái Lan hay Trung Quốc cũng là đất khách quê người. Dù không về quê hương được nhưng ở đâu Bác cũng đăm đăm nhớ, cũng thương mảnh đất đau thương và quật cường, ấy là Tổ quốc. Thời gian gặp Trần Phú ở Quảng Châu, trong một đêm thao thức không ngủ được, chợp mắt mơ về quê hương, tỉnh dậy Bác nói với Trần Phú:
- Tôi vừa thức giấc đồng chí ạ! - Đồng chí Trần Phú đáp.
Bác kể cho đồng chí nghe giấc mơ của mình, nhìn vào đêm tối thăm thẳm bằng một giọng bồi hồi, khe khẽ đọc mấy câu Kiều cho đỡ nhớ quê hương đất nước:
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
Ấy là Bác đã tập Kiều để nói lên nỗi lòng của Bác. Bác nhớ nước, nhớ quê hương, nhớ người yêu đang "vò võ phương trời" mà đã 20 năm xa Bác chưa được gặp lại.
Năm 1927 Bác về châu Á hoạt động cách mạng. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (Trần Dân Tiên) cho ta biết Bác đến Thái Lan. Với cái tên là Thầu Chín, Bác sống chung với Việt kiều vùng Đông Bắc Thái Lan. Vùng này rất đông Việt kiều, nhất là người xứ Nghệ. Những người hoạt động cách mạng chống Pháp sang đây trốn tránh sự truy nã của thực dân Pháp.
Một thời gian, Bác đến sống và hoạt động ở U-don, nơi rất đông Việt kiều, lại sát Lào, gần Việt Nam. Cuối năm 1928 Bác ở Sa-con, đến tháng 7/1929 Bác vẫn ở Thái Lan, ẩn danh đi tu trong một ngôi chùa Việt, có tên Thái là Lô-ca-nu-khó. Bác đã sống và hoạt động ở Thái Lan đến lúc này là 20 tháng. Từ đây, qua Lào về Nam Đàn - Nghệ An chỉ mất nửa ngày đường, vậy mà Bác không về được dù đã xa nhà đến 20 năm. Nghĩ vậy thật xót xa. Ở đây, khi nghe tiếng ru con của một người mẹ Việt kiều, Bác đã lẩy Kiều.
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Vậy mới càng thấy tấm lòng của Bác. Và thật xót xa, chính thời gian này, tháng 11 năm 1929, thân sinh của Bác - cụ Nguyễn Sinh Sắc qua đời ở Đồng Tháp mà Bác không biết. Chị Bác, bà Thanh đang bị giam lỏng và quản thúc ở quê nhà Nam Đàn, và anh trai Bác, ông Cả Khiêm cũng bị mật thám Pháp ráo riết theo dõi ở Huế.
Một lần trò chuyện với nhà văn Sơn Tùng, tôi được ông cho biết, hình như cuối năm 1929 Bác Hồ từ Thái Lan có về nước qua Lào theo ngả Thanh Chương xuống Nam Đàn (rất gần), Bác về Quỳnh Lưu, ở trong nhà thờ họ Hồ (làng Quỳnh Đôi), cho người về Nam Đàn tìm hiểu tình hình, được biết cụ Nguyễn Sinh Sắc vừa mới qua đời ở Mỹ Tho. Nhà Bác ở Kim Liên thì mật thám Pháp ngày đêm theo dõi giám sát bà Thanh hết sức gắt gao. Vì vậy Bác không thể về nhà được, đành phải ra đi theo thuyền buôn ra Hải Phòng và sang Hồng Kông (Thông tin này chưa được xác nhận. Dù sao ghi lại đây, sau này kiểm chứng lại).
Tình cảm với những người ruột thịt thật cảm động khi Bác gặp lại chị, lại anh vào năm 1946. Ông Cả Khiêm ra Hà Nội thăm Bác sau bà Thanh. Bác gặp anh cả, trong sự mừng vui vô hạn. Hôm ấy, Bác đã lẩy Kiều:
Còn non, còn nước, còn người hôm nay.
Và mãi mấy chục năm xa nhà, năm 1957 Bác mới về thăm được. Bác về thăm quê lần thứ nhất, khi qua Cửa Lò vào buổi chiều hôm trên máy bay trực thăng, nhìn trời biển mênh mông, lập tức Bác nhớ đến Truyện Kiều, người tập ngay hai câu:
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Cái tâm lý man mác buồn ai mà chẳng có. Ở đời cái vui bao giờ cũng ít hơn nỗi buồn. Cái vui chóng qua đi, còn nỗi buồn thì lưu lại mãi trong tâm hồn con người. Là người nặng nghĩa, nặng tình, Bác Hồ càng giữ mãi tâm trạng đó trong trái tim. Xa gia đình, mẹ mồ côi, cha mất đã mấy chục năm, chưa một lần Bác được thắp nén hương trên mồ cha. Anh chị em ruột đã qua đời, máu mủ ruột rà chẳng còn ai nữa. Vì nước, vì dân mà Bác hy sinh tất cả, chịu thiệt thòi. Giờ đây về thăm quê, dù là một người đứng đầu quốc gia nhưng Bác cũng là đứa con, đứa em trong gia đình, không buồn sao được.
Trên máy bay lúc đó có ông Đặng Tính (lúc đó là Chính ủy Quân chủng Phòng không- Không quân) và người lái máy bay Đặng Đình Ninh. Ông Đặng Tính hiểu rõ lòng Bác, và để an ủi Bác, ông Đặng Tính cũng lẩy Kiều:
Năm mươi hai năm ấy bây giờ là đây.
Về đến nhà, làng Kim Liên, với sự có mặt của bà con làng xóm, những người bạn tuổi thơ, Bác được sống lại những ký ức tuổi thơ, vui đùa, câu cá nơi Giếng Cốc. Trong tình cảm ấm áp, nghĩa tình của quê nhà, Bác bùi ngùi, cảm động lẩy Kiều:
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
Hai câu này Bác lẩy từ câu "Những là rày ước mai ao/ Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình" trong Truyện Kiều. Thật hợp tình hợp cảnh với tâm trạng, tình cảm của Bác. Sau "mười lăm năm" Thúy Kiều lưu lạc khắp nơi, xa gia đình, cha mẹ, em trai, em gái và xa người yêu bây giờ mới được gặp lại. Người đi (Thúy Kiều), người ở lại (cha mẹ, các em và Kim Trọng) ai cũng ước ao, mong đợi và hy vọng ngày gặp lại. Bác Hồ của chúng ta cũng vậy. Người ra đi tìm đường cứu nước chịu mọi gian khổ hy sinh cũng như bà con đồng bào Kim Liên ở lại chiến đấu giành độc lập, hòa bình cho đất nước, ai cũng mong đợi, hy vọng Bác trở về thăm quê. "Ơn sâu, nghĩa nặng, tình cao" - "Ơn" ai?, Bác ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, gia đình và Tổ quốc. "Nghĩa nặng" với ai? - với họ hàng, làng nước, bạn bè tuổi thơ ở quê hương. "Tình cao" là tình cảm gắn bó với Tổ quốc, với quê hương, với đồng bào, bà con làng xã. Câu thơ của Truyện Kiều mà Bác đã lẩy là lời nói của Thúy Vân trước cảnh đoàn tụ của gia đình với Thúy Kiều sau 15 năm xa cách. Niềm vui đang đến và viễn cảnh tươi sáng, tốt đẹp đang đến với mọi người, sau đó là "Một nhà phúc lộc gồm hai/ Nghìn năm dằng dặc, quan giai lần lần". Đúng như hoàn cảnh đất nước ta từ năm 1957 đã mở ra một thời kỳ đất nước hòa bình phát triển và đi lên xây dựng miền Bắc giàu mạnh và đấu tranh để thống nhất đất nước vào năm 1975.
Cũng trong dịp về thăm quê hương, Bác đã có buổi nói chuyện với bà con. Ngoài sự thể hiện tình cảm của Người với quê hương, với làng xóm, Bác còn động viên mọi người, trong đó thể hiện "nghĩa nặng" "tình sâu" khi Bác lẩy Kiều. Thật giản dị, dễ hiểu:
Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu.
Trong nhiều trường hợp, Bác lẩy Kiều, tập Kiều khi nói đến bản thân trong những ứng xử hằng ngày, trong đời sống của Người. Bác là người không tham danh vọng, không màng tới chức tước hay giàu sang phú quý.
Ngay thời trẻ, hồi còn ở Paris, Bác đã nổi tiếng - không chỉ là một chính khách mà còn ở các lĩnh vực khác. Chỉ với cây bút, Bác đã là nhà báo được nhiều người kính nể từ khi Bác tổ chức và viết báo "Người cùng khổ". Bác đã viết văn, ký sự, viết kịch Con rồng tre. Ngay cả hội họa, chỉ những nét vẽ caricature - phác thảo, mà danh họa thế giới Picaso đã thừa nhận: "Ngày ấy tôi nói với anh Henri Barbusse - chỉ mấy nét vẽ này (trên báo le Paria) ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn tàng ẩn bên trong. Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì cũng có thể là một danh hoạ" (1). Bác là bạn thân của họa sĩ Picaso, của các nhà văn lớn Henry Barbusse, R. Rolland, K. Culture… nhưng Bác đã cống hiến đời mình cho việc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc chỉ với một ước vọng đó là "Nước nhà được độc lập, mọi người dân đều được ăn no mặc ấm, đều được học hành". Cả khi đã được bầu là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng thì Bác cũng vì dân vì nước mà gánh vác trách nhiệm. Trong phát biểu nhân ra mắt cử tri Hà Nội nhân dịp ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá III, Bác đã lẩy Kiều:
Cho người thấy mặt là ta cam lòng.
Tình cảm của Bác dành cho đồng bào miền Nam thật là cảm động. Nơi đó Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi giã từ cuộc đời mà Người không trở lại. Nơi đó là tuổi thơ học hành và tuổi thành niên của Bác in đậm sâu sắc. Nơi đó có nấm mồ cha mà Bác chưa được viếng thăm. Nơi đó có một người nào đó mà Bác đã từng vời vợi trông về khi thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch năm 1943, mà Bác đã ghi lại ở Nhật ký trong tù:
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.
Và hơn tất cả là tình cảm của Bác dành cho miền Nam, một nửa đất nước yêu thương. Với tình cảm nồng nàn sâu đậm dành cho đồng bào miền Nam, ngay từ lúc đó Người chỉ ước mong và hy vọng "Nam Bắc một nhà" để đồng bào miền Nam "thấy mặt là ta cam lòng". Về sau, năm 1967, nhân dịp Mặt trận giải phóng miền Nam công bố Cương lĩnh chính trị, Bác gửi thư cho Chủ tịch Trung ương Mặt trận, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Bác lại lẩy Kiều:
Bắc - Nam sum họp là ta vui lòng.
Ở đây ta thấy Bác sử dụng đại từ nhân xưng "ta" thật đắt và cảm động. "Ta" là Bác, là mọi người sẽ vui lòng khi nước nhà thống nhất, Bắc - Nam sum họp.
Những thế hệ sau này càng bùi ngùi thương Bác biết bao, bởi mong ước ấy của Bác đã không được thực hiện. Nam - Bắc đã một nhà nhưng Bác đã đi xa không kịp để "cho người thấy mặt".
(1) Nhật ký của Cụ Vũ Đình Huỳnh, thư ký của Bác Hồ, cùng đi dự hội nghị Phôngtennơblô 1946 với Bác. Sơn Tùng ghi lại trong "Cuộc gặp gỡ định mệnh". Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008, tr.176.
Lê Đình Cúc
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...