Thứ năm, ngày 09 tháng 05 năm 2024
23:23 (GMT +7)

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: Lặng lẽ, khiêm nhường mà sáng tác

Dạo nọ người ta làm một tổng tập đại thành hoành tráng tập hợp những ca khúc quân hành có tên “Những khúc quân hành vượt thời gian”, vì thế không thể không nhắm đến bài “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên viết ngay ngày 17/2: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ…”. Ca khúc ấy tưởng như chắc khừ và tất yếu phải vào tập đại thành đồ sộ nọ! Nhưng những người có trách nhiệm đã đến gặp Phạm Tuyên. Không phải một lần mà tới năm, bảy bận. Lần nào cũng với một nội dung, đề nghị ông “có thể thay cụm từ “quân xâm lược bành trướng dã man” bằng ca từ nào khác được không. Nếu bài này không vào được tuyển thì tiếc lắm!”. Nhưng với động thái kiên quyết lắc đầu của nhạc sĩ, cuối cùng tập tuyển đồ sộ ấy đã không có bài “Chiến đấu vì độc lập tự do”!

Dạo cả nước sôi lên vì phong trào thi quốc ca mới. Một hôm nhà ông có khách tới, là một lão nông rinh theo bó mía và bịch sắn, nói là để bồi dưỡng cho ông để ông hướng dẫn viết quốc ca dự thi. Nhạc sĩ đã ôn tồn mà rằng: thưa cụ viết quốc ca là việc quá sức với tôi và việc ấy cũng quá sức với cụ. Nói mãi rồi vị khách kia cũng nghe ra mà từ bỏ ý định.

Nổi tiếng là người khiêm nhường, khó tính, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã từ chối hàng trăm thư mời: phong tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế, phong tặng Giải thưởng vì sự nghiệp suốt đời hoặc phong là một trong 500 người nổi tiếng nhất thế giới; mời giữ chức vụ lãnh đạo của những tổ chức quốc tế hoặc khu vực; mời trao tặng mề đay Bắc đẩu bội tinh, hội thảo quốc tế vv… Thế nhưng có lúc ông lại dễ tính đến không ngờ. Ấy là năm 1974, gia đình ông chuyển về khu tập thể Khương Thượng, Đống Đa. Cô con gái đã lên lớp mẫu giáo lớn. Vợ ông tìm được một trường mầm non gần nhà để gửi con. Cô hiệu trưởng xởi lởi bảo, sẽ nhận cháu vào học với điều kiện bố cháu phải viết cho trường một bài hát! Nhạc sĩ Phạm Tuyên chấp thuận. Và rồi ca từ “Trường của cháu đây là trường mầm non” như chất giọng reo vui của con trẻ làm câu kết cho ca khúc nổi tiếng. Để rồi hàng triệu, hàng triệu cô cùng trò cả nước hát câu ấy mãi tới hôm nay! Và có lẽ mai sau nữa?

K.V (Sưu tầm từ Internet)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

"Đội bóng" đặc biệt

Giai thoại văn nghệ 2 tuần trước

Thơ nhại Văn nghệ sĩ Thái Nguyên

Xem tin nổi bật 6 tháng trước

Một trận bóng đáng nhớ

Giai thoại văn nghệ 11 tháng trước

Chuyện vui về ô tô của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Cuốn tuyển truyện ngắn đầu tiên của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Nhà văn Phạm Đức đi khám mắt

Giai thoại văn nghệ 3 năm trước