Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số Xuân Quý Mão 2023
Quý bạn đọc thân mến!
Năm 2022 đã khép lại với những nỗ lực hồi phục vết thương sau đại dịch COVID-19. Như những chồi non bật mầm vươn lên sau mùa đông giá rét nhờ sức mạnh nguồn cội, chúng ta đã mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục sải bước trên hành trình đi tới tương lai với một tâm thế, nhịp điệu mới.
Khoảnh khắc cánh cửa năm 2023 mở ra với nhiều kỳ vọng và hứa hẹn cũng là lúc chúng ta hướng đến những giá trị cội nguồn và noi theo truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, góp một thanh âm vào bản hòa ca vọng nguồn đầu xuân. Văn nghệ Thái Nguyên trân trọng gửi tới quý độc giả những trang viết thể hiện lòng biết ơn vô hạn với quê hương, đất nước, với tổ tiên, gia đình, làng bản và với những người đã “quên mình” để người dân được đón một mùa xuân an ấm, trọn vẹn; cùng với nhiều bài viết về phong tục đón Tết xưa và nay, từ đất liền đến hải đảo; những lời tâm tình sâu lắng; những luận bàn suy ngẫm khi nhìn lại một năm vừa qua…
Được nhận xét là một tổ chức có nhiều đổi mới trong hoạt động, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên năm vừa qua tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong đời sống xã hội thông qua nhiều sự kiện, hoạt động văn học nghệ thuật giá trị, có sức lan tỏa sâu rộng và bền vững. Dấu ấn văn học nghệ thuật Thái Nguyên năm 2022 điểm lại 10 thành quả đáng tự hào của tập thể Hội sẽ mở đầu Tạp chí số này.
Mùa xuân đã ùa về trên từng nhành hoa, ngọn cỏ, từ thành thị hối hả đến yên ả làng quê, từ đất liền, biên cương ra nơi đầu sóng ngọn gió. Nhưng xuân “chỉ thật sự xuân” khi nước nhà no ấm an vui và trong lòng mỗi chúng ta luôn thường trực niềm hạnh phúc. Đó là quan điểm đúng đắn trong tùy bút Để trong ta luôn có Xuân lòng của tác giả Phạm Quý.
Những đường vẽ sắc nét của năm 2022 nhìn lại một năm qua với nhiều kết quả nổi bật đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà với hy vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng hơn đang đến.
Năm 2022 là một năm các lĩnh vực gặp rất nhiều khó khăn, và văn học nghệ thuật cũng không ngoại lệ. Nhưng không vì thế mà hội viên và những người làm công tác Hội nản lòng, chùn bước. Ngược lại, càng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức thì Hội càng sáng tạo để tồn tại và vượt lên. Cuộc trò chuyện đầu xuân đầy thú vị mang tên “Chúng ta đã xem chuyển đổi số như một cơ hội để làm mới mình” giữa phóng viên Tạp chí VNTN với Chủ tịch Hội VHNT tỉnh - nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã đưa ra những điểm nhìn thấu đáo về một hành trình đầy quyết tâm và nỗ lực của những người làm công tác văn học nghệ thuật.
Là một nốt nhạc nằm trong bản hòa ca Vọng Nguồn, Những điều ít biết về “Trung đoàn cận vệ thép” bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc đã làm sáng tỏ thêm quá trình thành lập, phát triển và những chiến công oanh liệt của Trung đoàn 246 (nay thuộc Sư đoàn 346, Quân khu 1).
Phần văn xuôi với những sự xuất hiện ấn tượng và đa dạng.
Nữ sĩ Tống Ngọc Hân trở lại VNTN qua truyện ngắn Nhà hướng Nam. Với cốt truyện chặt chẽ, tình tiết hấp dẫn, hài hước bất ngờ, nhà văn đã phác họa nên bức tranh sinh động về cuộc sống tưởng chừng đầy mâu thuẫn trong một gia đình, nhưng cuối cùng, sau vẻ nghênh chiến vô tội vạ lại là sự hy sinh, nhường nhịn đáng nể…
Truyện ngắn Kim hoa trà của nhà văn Bùi Thị Như Lan kể câu chuyện về một cô giáo tìm lên núi cao như một sự trốn chạy. Nhưng ở đó có đồng bào Pù Nhi chân chất hồn hậu đang sinh sống, giữa những cây chè hoa vàng cổ thụ đã đón mẹ con cô giáo bằng tình thương nồng ấm, rừng Kim hoa trà dang rộng vòng tay chở che. Và kể từ giây phút ấy, bản Pù Nhi trở thành nhà - nơi niềm tin, ước vọng và khát khao không ngừng đâm chồi nảy lộc.
Truyện ngắn mang màu sắc huyền ảo Làm đường cho gió đi của nhà văn Đỗ Thị Tấc gửi gắm một thông điệp tích cực: Nếu ý chí đủ mạnh mẽ, niềm tin đủ vững vàng và tình yêu thương đủ sâu đậm thì con người ta có thể vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh, làm được những việc không tưởng như “làm đường cho gió”.
Truyện ngắn Lễ hội Hoa Xuân (Hồ Quỳnh Châu) và Làng Giàn vào Xuân (Dương Phương Thảo, 9 tuổi) là những chuyến tàu đưa chúng ta trở lại thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo, ấm áp và ngập tràn sắc hương.
Hai bài ký Tâm tình blouse trắng và Những ngày Tết không nghỉ là lời tri ân gửi đến những người đã “quên mình” để chúng ta được đón một mùa xuân an ấm, trọn vẹn. Đó là đội ngũ y bác sĩ miệt mài trong trạm xá, bệnh viện; là lực lượng cảnh sát, công an đảm bảo trật tự an ninh bất kể ngày đêm…
Cùng với đó là những tản văn, tuỳ bút, bút ký, bài viết đậm đà phong vị Tết Việt, dạt dào cảm xúc với quê hương, đất nước, với tổ tiên, gia đình như: Tết xưa ơi là nhớ!; Màu đỏ trong Tết Nguyên đán của người Tày, Nùng; Về làng ăn cơm làng; Tết quê thời chuyển đổi số, Tết trong tôi; Heo may về ngang ngõ; Dọc đường đón Tết, Dẻo thơm mứt dừa “handmade”; Ngồi Pleiku nhớ Tết Bắc; Tết của bố tôi; Mùi Tết; Tết xưa và nay – “căn cước” văn hoá của người Việt…
Mảng thơ số này tiếp tục là những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh, mang đến những góc nhìn độc đáo, sâu sắc, mới mẻ, thể hiện những rung cảm, suy tư, chiêm nghiệm về muôn mặt của đời sống và ước vọng tốt đẹp, hướng tới tương lai.
Nhân dịp Xuân Quý Mão, VNTN cũng dành những trang viết phân tích, phiếm luận về “linh vật” của năm nay. Đó là các bài: Phiếm luận về mèo; Năm Mão nói chuyện vui về mèo; Con Mèo – Đối tượng cảm hứng cho hoạ sĩ.
Bên cạnh đó, những bài viết về chân dung văn nghệ sĩ Thái Nguyên; những nghiên cứu – trao đổi về văn thơ, phim Tết; những lời tâm tình sâu lắng của bạn đọc, những bức tranh, hình ảnh xuân đẹp… sẽ đem lại nhiều nội dung thông tin cho quý độc giả.
Hy vọng Văn nghệ Thái Nguyên số đặc biệt Xuân Quý Mão 2023, với chủ đề Vọng Nguồn sẽ là món quà ý nghĩa thay cho lời chúc tốt lành nhất gửi đến quý độc giả gần xa.
Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Vấn đề cùng quan tâm
Những đường vẽ sắc nét của năm 2022 (Linh Trà)
“Chúng ta đã xem chuyển đổi số như một cơ hội để làm mới mình” (Huệ Minh thực hiện)
Những điều ít biết về “Trung đoàn cận vệ thép” bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc (Phan Thái)
Hướng về biển đảo quê hương
Tết ấm trên vùng đảo Tây Nam (Duy Sự)
Sáng tác văn học
Truyện ngắn
Kim hoa trà (Bùi Thị Như Lan)
Nhà hướng Nam (Tống Ngọc Hân)
Làm đường cho gió đi (Đỗ Thị Tấc)
Tản văn
Mùi Tết (Nguyễn Hữu Quý)
Ngồi Pleiku nhớ Tết Bắc… (Văn Công Hùng)
Heo may về ngang ngõ (Phan Đình Minh)
Tết của bố tôi (Hoàng Anh Tuấn)
Bà ngoại (Nguyễn Anh Hòa)
Tết trong tôi (Bùi Nhật Lai)
Tết quê thời… chuyển đổi số (Dương Văn Mưu)
Dẻo thơm mứt dừa “handmade” (Bích Hồng)
Dọc đường đón Tết (Hoàng Hiền)
Tùy bút
Để trong ta luôn có xuân lòng (Phạm Quý)
Về làng ăn cơm làng (Nguyễn Thành Phong)
Thơ
Ao làng (Đinh Hạ)
Đếm tuổi (Đỗ Xuân Thu)
Mắt xuân (Mai Thắng)
Lấy gì nhuộm váy cho em? (Doãn Long)
Lời của Kèn lá (Hoàng Thị Hiền)
Bóng chữ (Nguyễn Nhật Huy)
Giấc mơ người đàn bà (Nguyễn Thị Minh Thắng)
Tình yêu bốn mùa (Đỗ Toàn Diện)
Tết về bên Mẹ (Ngô Thúy Hà)
Tết này chị có về không (Lã Thị Thông)
Mắt núi (Võ Sa Hà)
Ngắm bã trà (Nguyễn Đức Hạnh)
Miền Tây (Nguyễn Kiến Thọ)
Thời gian bóng mẹ (Nguyễn Việt Chiến)
Bi kịch thời loạn cứ (Hồng Thanh Quang)
Gánh hàng chợ Tết u tôi (Nguyễn Văn Song)
Vài khúc cho Biêng (Lữ Mai)
Nhớ Giêng (Lê Huy Mậu)
Sông Cầu (Vi Thùy Linh)
Tháng Chạp (Đỗ Văn Xuân)
Dành cho các em
Truyện ngắn
Lễ hội Hoa Xuân (Hồ Quỳnh Châu)
Làng Giàn vào Xuân (Dương Phương Phảo)
Thơ
Bé và mùa đông (Đoàn Gia Hân)
Bếp lửa của bà (Trần Lan)
Mùa đông không lạnh (Ngọc Thị Lan Thái)
Buổi sáng (Võ Thị Thu Hằng)
Thương ông (Quốc Thường)
Tranh
“Một góc chợ xuân” (Tất Quang)
“Em chúc Tết ông bà” (Nguyễn Thị Hoài An)
“Mèo con” (Dương Anh Thư)
“Về quê chúc Tết” (Đào Thị Phương Thanh)
“Hội Chùa Hang Định Hoá” (Thảo My)
“Gia đình sum họp” (Trần Thị Hà Trâm)
Ảnh
“Tình bạn” (Lê Lâm)
“Em được quần áo mới” (Quang Hồi)
Thơ và lời bình
Khói hương trời ấy có chừa ai đâu! (Trần Hồng Giang)
Chân dung hội viên
Nữ văn sĩ tài hoa (Như Lan)
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Khình: Chỉ mong Múa không phải sống “tầm gửi” (Minh Hằng)
Nhà văn Phạm Đức – Bạn tôi (Hồ Thủy Giang)
Lặng lẽ và viết (Nguyễn Thị Minh Thắng)
Tâm tình cùng Văn nghệ Thái Nguyên
Ấn tượng từ chương trình “Xóm Chòi kể” (Ngô Thị Doan)
Mong tiếp tục được cấp phát Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên (Dương Thị Liệp)
Hẹn cùng mùa xuân (Lã Thị Thông)
Nỗ lực học hỏi, trau dồi để sáng tác (Tiết Thị Minh Hà)
Tôi thích chuyên mục “Muôn nẻo đường quê” (Quế Chi)
Bút ký – Phóng Sự
Tết sớm ở bản xa (Kim Ngân)
Tết xưa ơi là nhớ! (Linh Lan)
Những ngày Tết không nghỉ (Minh Hiếu)
Tâm tình blouse trắng (Phạm Ngọc Chuẩn)
Người Anh hùng ở xã Phấn Mễ (Nguyễn Trọng Luân)
Dịch vụ dọn nhà đón Tết – đắt hàng như tôm tươi (Sa Mộc)
Mê cung shan tuyết cổ thụ trà… (Đỗ Doãn Hoàng)
Nghệ thuật
Con Mèo – Đối tượng cảm hứng cho hoạ sĩ (Gia Bảy)
Phim Việt mùa Tết có tạo nhiệt phòng vé? (Hoài Hương)
Mùa xuân, nghĩ về thơ phổ nhạc (Nguyễn Kiến Thọ)
Bài Tết
Tết xưa và nay – “căn cước” văn hoá của người Việt (Quỳnh Iris de Prelle)
Hoa tươi và sự hiện diện của hoa trong ngôi nhà bạn (Lê Sơn)
Năm Mão nói chuyện vui về mèo (Vũ Trung Kiên)
Ông tổ chè ngon ở Tân Cương và lòng biết ơn (Mông Đông Vũ)
Việt Bắc Boong Hây
Màu đỏ trong Tết Nguyên đán của người Tày, Nùng (Hoàng Thị Hiền)
Bàn tròn văn chương
Nhà văn Thái Nguyên với quê hương (Hồ Thuỷ Giang thực hiện)
Nghiên cứu – trao đổi
Văn xuôi trên Văn nghệ Thái Nguyên 2022: một mùa quả chín nhiều hương sắc (Hải Yến)
Thơ Văn nghệ Thái Nguyên 2022: Khi thi ca hòa vào đời sống (Phạm Văn Vũ)
Độc đáo thơ Xuân năm Mão của Hoàng đế Minh Mệnh (Nguyễn Huy Khuyến)
Phiếm luận về mèo (Đỗ Anh Vũ)
Chữ và nghĩa
Khi bạn muốn khen một người phụ nữ (Đỗ Anh Vũ)
Thơ châm
Quên (Thái Thuận Minh)
Nỗi niềm hội Xuân (Tú Kỳ)
Vẽ bệnh – moi tiền (Nguyễn Anh Đào)
Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Dũng, Nguyễn Trần Bạch Liên,
Tranh, ảnh minh hoạ: Minh Thư, Nguyễn Lộc, Hoàng Báu, Dương Văn Chung, Đặng Xuân Hoà, Lê Lâm, Đào Tuấn, QK, Trần Đoàn Huy, Nguyễn Xuân Tuyền, Mai Trung Thứ, Mạnh Hùng, Đỗ Anh Tuấn, Thanh Lên.
Câu đối của Nguyễn Văn Thanh, Nghi Huyền, Trường Thiên, Mai Mộng Tưởng
Bìa: Nguyễn Xuân Quyền.
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...