Thứ ba, ngày 15 tháng 04 năm 2025
21:56 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 7 năm 2025

Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 7, ra ngày 10/4/2025, gửi đến bạn đọc những nội dung chính sau:

Mở đầu, mục Cùng quan tâm là bài viết “Bình dân học AI – Đưa trí tuệ nhân tạo tới mọi người dân Thái Nguyên” của Bình Yên. Qua đó người đọc sẽ hiểu thêm về chương trình “Bình dân học AI” được ra đời như một sáng kiến, giúp người dân Thái Nguyên tiếp cận và áp dụng AI vào công việc. Được xây dựng trên nền tảng của phong trào “Bình dân học vụ” trong lịch sử, “Bình dân học AI” không chỉ là việc cung cấp kiến thức mà còn là một chiến lược thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại địa phương.

Cùng với đó là những quyết tâm, chiến lược được cụ thể bằng các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 của tỉnh. Chi tiết có trong bài viết nhan đề “Thái Nguyên với mục tiêu tằng trưởng hai con số” của Thành Chung.

Vẫn là những câu chuyện được nhiều người bàn thảo, mục Chuyện người chuyện ta số này, tác giả Thái Văn bàn về chuyện “Phong bì mừng cưới”. Những câu chuyện được xâu chuỗi từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước được kể lại và tham chiếu với bây giờ để gợi ra một điều mà nhiều người cùng mong muốn nhưng chưa thực hiện được.

Mục Sáng tác văn học, VNTN số 7 giới thiệu truyện ngắn "Mắt nắng" của Tiết Thị Minh Hà gợi nhớ về tuổi học trò hồn nhiên, tinh nghịch, nhưng cũng không thiếu những va vấp và tổn thương mà sau này trở thành những kỷ niệm không thể nào quên. "Mắt nắng" không ồn ào, không kịch tính quá mức, nhưng thấm đẫm tình người, tuổi thơ, và cả những bài học về lòng vị tha và niềm tin vào con người.

Cùng với đó là truyện ngắn “Thiên thần của mẹ” của nhà văn trẻ Nguyễn Nhật Huy. Thấm đẫm nỗi đau và nghị lực phi thường của người phụ nữ, “Thiên thần của mẹ” không chỉ là câu chuyện về hành trình làm mẹ, mà còn là bản giao hưởng cảm xúc về thân phận phụ nữ, sức mạnh của tình yêu thương, và sự sống nảy mầm từ những gì đau đớn nhất. Kết truyện có hậu khiến người đọc thở phào sau bao dồn nén của cảm xúc.

Trang Thơ số này, hướng đến 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), những ký ức hào hùng của dân tộc về một chiến thắng vĩ đại, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người lính đã không tiếc xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc được tác giả Ngọc Tuấn và Nguyễn Minh Sơn hồi tưởng lại đầy xúc cảm. Cùng với đó là những cung bậc cảm xúc của nhiều tác giả về những miền ký ức của riêng mình.

Mục Bút ký – Phóng sự số này, tác giả Kim Ngân giới thiệu với bạn đọc một điểm đến thú vị ngay thành phố Thái Nguyên, đó là Tiến Yên Farmsaty – chốn an yên vô cũng thú vị mới được hình thành giữa vùng chè nổi tiếng Tân Cương (xóm Hồng Thái 2, Tân Cương, Thái Nguyên). Nơi đây có gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết.

Tiếp đó là bài “Những ngọn núi ký ức” của tác giả Phan Thái. Ký ức đẹp đẽ về ba quần thể núi đã được thiên nhiên ban tặng cho Thái Nguyên, đó là Linh Sơn, Chùa Hang và Núi Voi đã được nhà văn Phan Thái lưu giữ bấy lâu, nay mới có dịp kể cùng bạn đọc. Rất nhiều thông tin thú vị mà có thể chúng ta chưa biết sẽ được hé mở tại đây. 

Trang Nghệ thuật là bài viết nhan đề “Cổ phục trong phim: Hành trình tìm về bản sắc” của tác giả Thảo Vy. Bài viết là những phân tích, đánh giá thực tế việc sử dụng cổ phục trong các bộ phim điện ảnh gần đây, từ đó đưa ra một vấn đề cần làm ngay lúc này là, tổng kết những phong trào phục hưng cổ phục Việt trên các bình diện thời trang… làm cơ sở để hoạch định một chiến lược dài hơi cho nghệ thuật và quảng bá văn hóa nghệ thuật truyền thống thông qua phục hưng cổ phục.

Trang Văn nghệ tuổi hoa kỳ này, qua sự tuyển chọn và giới thiệu của nhà văn Tống Ngọc Hân, độc giả sẽ có dịp thưởng thức các truyện ngắn, tản văn và chùm thơ của các em học sinh. Dưới góc nhìn của những người trẻ và những xúc cảm của lứa tuổi mới lớn, họ đã khiến người đọc bất ngờ qua những chi tiết, câu chuyện mà họ muốn gửi gắm…

Cùng với đó, các trang Văn hóa, Tôi và Thái Nguyên, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài… sẽ mang lại nhiều nội dung phong phú cho bạn đọc.

Trân trọng mời quý vị cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)
(Ảnh trang bìa)

Cùng quan tâm

Bình dân học AI – Đưa trí tuệ nhân tạo tới mọi người dân Thái Nguyên (Bình Yên)

Thái Nguyên với mục tiêu tăng trưởng hai con số (Thành Chung)

Chuyện người chuyện ta

Phong bì mừng cưới (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Thái Nguyên và những người bạn văn chương của tôi (Nguyễn Anh Đào)

Sáng tác văn học

Thơ

Cửa mở (Nguyễn Minh Sơn)

Dọn nhà ngày tháng tư (Ngọc Tuấn)

Riêng (Hoàng Xuân)

Về nơi tôi đến (P. N. Thường Đoan)

Trò chuyện tháng tư (Trung Phong)

Hương Thái Nguyên (Nam Thanh)

Ngồi ngẫm tháng Ba (Nguyễn Văn Thích)

Soọng cô (Phan Thức)

Ướp gió ngoài sông (Nhiên Đăng)

Xanh trời tháng Tư (Nguyễn Nguyên Phượng)

Truyện ngắn

Mắt nắng (Tiết Thị Minh Hà)

Thiên thần của mẹ (Nguyễn Nhật Huy)

Tản văn

Mùa măng rừng (Phan Xuyến)

Mẹ nấu xôi gấc (Ngọc Linh)

Hoa lê rắc trắng lối về (Linh Châu)

Thương nhớ đỗ quyên (Thụy)

Bút ký – Phóng s

Tiến Yên Farmstay – điểm hẹn của người yêu trà (Kim Ngân)

Những ngọn núi ký ức (Phan Thái)

Nghệ thuật 

Cổ phục trong phim: Hành trình tìm về bản sắc (Thảo Vy)

Giấc mơ trong hội họa (Vy Nguyễn dịch)

Văn hóa

Tiếng tính, tiếng then vang vọng ngàn năm (Hồ Thủy Giang)

Ấn tượng với cỗ bày trên lá chuối của người Mường (Nguyễn Hưng)

Văn nghệ tuổi hoa

Món quà cuối cùng (Nguyễn Minh Phương)

Góc nhỏ yêu thương (Phạm Ngân Hà)

Tuổi trẻ (Lê Gia My)

Hội trăng rằm (Đào Thị Thanh Trúc)

Gió ơi, đừng bay mãi (Phạm Uyển Nhi)

Con đường đến trường (Đào Thị Thủy Tiên)

Nghiên cứu – trao đổi

Chất chứa bị hùng: Vương triều Tiền Lý (Hữu Thỉnh)

Để văn học Việt nam đạt hiệu quả cao hơn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam (Hoài Nam)

Văn học nước ngoài

Bóng tối nhỏ nhoi (Yoshimoto Banana – Nhật Bản; Hoàng Long dịch)

Ý kiến bạn đọc

Cẩn trọng với thủ đoạn dán đè mã QR để chiếm đoạt tiền (Nguyễn Thùy)

Thơ châm

Đạo văn (Duy Hưng)

Sốt đất (Ngọc Thìn)

Bệnh khoe, Xin các bác hiểu cho em (Mai Thắng)

Biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Vui vui…

Ảnh bìa của Ngọc Hải, Trần Văn Minh, Trần Khải

Minh họa: Hoàng Báu, Thục Khang, Đào Tuấn

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy