
Góc biếm họa số 5 (2025)

Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 6, ra ngày 25/3/2025, có những nội dung chính sau:
Mục Cùng quan tâm, tác giả Linh Nga có bài viết phân tích về sự nhân văn sâu sắc của chính sách an sinh xã hội thể hiện qua chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được tỉnh Thái Nguyên quyết liệt triển khai. Qua đó giúp cho những người yếu thế có điểm tựa vươn lên trong cuộc sống, góp phần vào việc giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó là bài viết của tác giả Huỳnh Nhật Quỳnh nhan đề “Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm”. Bài viết là những nghiên cứu, khảo sát thực tế về việc dạy thêm và học thêm sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29, tháng 12 năm 2024 quy định về dạy thêm và học thêm ở bậc phổ thông. Nội dung bài viết ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Chuyện người chuyện ta số này, tác giả Thái Văn nêu một vấn đề mà rất nhiều người đang mong đợi, đó là việc thay đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân. Theo tác giả bài viết thì, việc thay đổi chính sách thuế này càng sớm sẽ càng có lợi.
Mục Sáng tác văn học kỳ này, VNTN giới thiệu truyện ngắn của nhà văn Tống Ngọc Hân nhan đề “Hoa tử sa”. Với lối viết đầy ám ảnh mang màu sắc huyền bí, Hoa tử sa đặt ra những câu hỏi lớn về bản chất con người: liệu chúng ta có thể kiểm soát được chính mình và có thể chuộc lại lỗi lầm khi đã đi quá xa? Truyện mang thông điệp sâu sắc về sự cám dỗ, sự giằng xé giữa đạo đức và dục vọng, cũng như hành trình tìm kiếm sự chuộc lỗi và giải thoát.
Tiếp đó là truyện ngắn “Nắng ấm đồi chè” của Hồng Giang, một câu chuyện nhẹ nhàng, ấm áp về những người nông dân thời đại 4.0 dám nghĩ, dám tiên phong trong ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để vươn tới một kết quả tốt đẹp hơn.
Cùng với đó, hai Tản văn “Tháng Ba về, uống chén trà hoa bưởi” và “Nắng xuân thơm ngát” của Khuê Anh và Mai Đình, là những cảm xúc bâng khuâng, xốn xang của những tâm hồn nhạy cảm trước sự chuyển mùa của thời tiết. Bao hồi ức ùa về khiến lòng ta rưng rưng sống lại một quãng đời đẹp đẽ thời ấu thơ, để rồi những ký ức ấy mãi là những liều thuốc bổ dung dưỡng tâm hồn mỗi người…
Mục Bút ký – Phóng sự kỳ này là câu chuyện về những cá nhân điển hình tiên tiến đang hiện hữu quanh ta. Dù họ là sinh viên hay là võ sư cao cấp, mỗi người một cách đều chọn cho mình một lối đi riêng nhưng đều chung một mục đích: mang lại những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời này. Xin mời tìm hiểu về họ qua bài viết của Minh Hiếu và Phạm Ngọc Chuẩn.
Trang Nghệ thuật, tác giả Quỳnh Hoa đã quan sát và cho biết, khoảng mươi năm gần đây, đề tài gia đình đã được các đạo diễn khai thác triệt để cho các phim truyền hình Việt Nam. Không chỉ phản ánh chân thực đời sống hiện tại, các bộ phim về đề tài gia đình còn khơi gợi nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, bởi vậy các phim này đã chiếm được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Đề tài gia đình – mỏ vàng của phim truyền hình Việt Nam”.
Cùng với đó, các trang Tôi và Thái Nguyên, Văn hóa, Văn nghệ địa phương, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài… sẽ mang lại nhiều nội dung phong phú.
Trân trọng mời quý vị cùng thưởng thức!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
(Ảnh trang bìa)
Cùng quan tâm
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát: Chính sách an sinh xã hội nhân văn sâu sắc (Linh Nga)
Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm (Huỳnh Nhật Quỳnh)
Chyện người chuyện ta
Chính sách thuế thu nhập cá nhân: Thay đổi càng sớm càng có lợi (Thái Văn)
Tôi và Thái Nguyên
Ký ức một thời tuổi trẻ (Lã Thị Thông)
Sáng tác văn học
Thơ
Nhớ người em gái biển xanh, Chim lạc (Nguyễn Ngọc Hưng)
Lời ru phía đảo, Căn hầm chốt (Đặng Bá Khanh)
Lời một con thuyền nát (Nguyễn Đức Hạnh)
Mẹ và tháng Ba (Bùi Thanh Tuấn)
Đôi mắt làm chìa khóa (Lê Hào)
Đong đầy tháng Giêng, Chị (Trần Xuân Trường)
Lời cỏ (Dương Thắng)
Truyện ngắn
Hoa tử sa (Tống Ngọc Hân)
Nắng ấm đồi chè (Hồng Giang)
Tản văn
Tháng Ba về, uống chén trà hoa bưởi (Khuê Anh)
Nắng xuân thơm ngát (Mai Đình)
Ngồi với tháng ba quê nhà (Mai Thị Trúc)
Bút ký – Phóng sự
Tuổi trẻ và khát vọng cống hiến (Minh Hiếu)
Đào Thanh Tịnh và nghiệp Y Võ (Phạm Ngọc Chuẩn)
Nghệ thuật
Đề tài gia đình – “mỏ vàng” của phim truyền hình Việt (Quỳnh Hoa)
Cuộc đời tươi đẹp qua lăng kính Hoàng Thao (VNTN giới thiệu nhóm ảnh của NSNA Hoàng Thao)
Văn hóa
Đóa hoa sen giữa lòng Khu Gang thép (Phan Thái)
Giếng bậc thang Rani Ki Vay Patan - “vua” của nhữ giếng nước Ấn Độ (Chu Mạnh Cường)
Văn nghệ địa phương
Giới thiệu về Hội Văn học nghệ thuật thành phố Phổ Yên nhân 20 năm thành lập (2005 – 2025)
Nghiên cứu – trao đổi
AI trong câu chuyện dạy học Ngữ văn (Phạm Văn Vũ)
Nguyễn Huy Thiệp: người kể chuyện đa phong cách (Lê Thị Hường)
Văn học nước ngoài
Buôn bán là buôn bán (Heinrich Boll – Đức; Phạm Đức Hùng dịch)
Ý kiến bạn đọc
Nên tổ chức lại giao thông ở nút giao “Dốc Nguy hiểm” (Trần Văn)
Thơ châm
Bác sĩ “mạng” (Mèo @)
Lách luật (Đông Cơ)
Chuyện cái cân (Thạch Thị Sơn Ca)
Biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên
Vui vui…
Ảnh bìa của Trần Khải, Phan Bảo, Vũ Kim Khoa
Minh họa: Dương Chung, Lê Quang Thái, Đào Tuấn
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...