Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024
02:21 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 12, ra ngày 25/6/2022

Nhân dịp 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022), Văn nghệ Thái Nguyên số này giới thiệu nhiều bài viết của các tác giả xung quanh câu chuyện làm nghề, cũng như những sự kiện ý nghĩa hướng tới dịp kỷ niệm đặc biệt này.

Mở đầu chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Quang Khải dành cho chương trình Gặp mặt cộng tác viên và ra mắt chuyên mục video “Muôn nẻo đường quê” trên Văn nghệ Thái Nguyên điện tử với rất nhiều dư âm tốt đẹp.

Cùng với đó, nằm trong chuỗi dài kỳ của tác giả Quyên Gavoye về những tư liệu giải mật, bài viết “Nhà báo Nguyễn Ái Quốc” đã phác họa chân dung một con người yêu nước dùng ngòi bút của mình để nói lên tiếng nói của người dân An Nam tại Pháp - đấu tranh cho nền hòa bình của dân tộc Việt Nam và của các dân tộc trên thế giới.

Mục Chuyện người chuyện ta kỳ này là bài viết “Báo chí văn nghệ đứng ở đâu trong Giải Báo chí Quốc gia?” của tác giả Thái Văn với rất nhiều nhìn nhận và phân tích để trả lời cho câu hỏi thực sự: “báo chí văn nghệ đang đứng ở đâu trong đời sống báo chí nước nhà?”

Mục Sáng tác văn học với sự tham gia của các tác giả: Phùng Văn Khai với Triệu Vương luận pháp, Nguyễn Bích Hồng với Lặng im; tản văn Miền thơm cỏ mật của Mai Đình và Xa rồi giếng xưa của Hồ Điệp. Thơ với rất nhiều sáng tác của: Lê Văn Hiếu, Trần Hồng Giang, Hoàng Thu Phố, Vũ Tuyết Nhung, Lê Quốc Sinh, Mai Diệp Văn.

Triệu Vương luận pháp là truyện lịch sử có bối cảnh diễn ra trong thời nhà Tiền – Lý khắc họa nhân vật Triệu Việt Vương – bậc hào kiệt trong thiên hạ một lòng nghĩ đến việc mở cõi hưng dân, không màng đến đế vị quốc chủ, quân vương trong tay.

Với những chi tiết thể hiện diễn biến tâm lý của một người phụ nữ trẻ mới sinh con, Nguyễn Bích Hồng trong Lặng im đã miêu tả những điển hình cho không ít những người làm mẹ mắc phải căn bệnh trầm cảm vì phải chịu rất nhiều sức ép hữu hình và vô hình trong đời sống, không có ai để sẻ chia và thông cảm để rồi lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.

Miền thơm cỏ mậtXa rồi giếng xưa là những kí ức của tác giả về tuổi thơ xưa cũ, gắn liền với những điều bé nhỏ giản dị, đời thường như hương vị một loài cỏ dại hay hình ảnh của chiếc giếng làng rộn nhịp, đông vui.

Mục Nghiên cứu – Trao đổi kỳ này là sự góp mặt của các tên tuổi: Hồ Thủy Giang  trong “Ru một mình – tiếng vọng của những nỗi niềm” giới thiệu tập thơ của Võ Thị Thu Hằng với rất nhiều đặc trưng; Trần Ngọc Hồ Trường trong    “Ảnh hưởng của Nho giáo trong Truyện Kiều” đã chỉ ra các khía cạnh trong Truyện Kiều, đặc biệt là con người, quan hệ giữa chúng với nhau và với trời, với quỷ thần trong quan niệm của thời đại Nguyễn Du; Phạm Quý trong “Đôi điều trao đổi về vấn đề địa danh trong tác phẩm văn học”, để lý giải cho sự ảnh hưởng của một vùng đất gắn bó thiết thân lên sáng tác của những tác giả văn học.

Bên cạnh đó, mục Văn hóa mang đến những tri thức thú vị về quan niệm “vạn vật hữu linh” – ngay cả các loài thực vật cũng có linh hồn trong bài viết: “Có một cách tôn thờ “Mẹ thiên nhiên” như thế!” của tác giả Lê Công Hội. Và diễn trình đặc biệt, chi tiết trong “Nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai” của tác giả Việt Anh.

Đời sống văn nghệ là bài viết: “Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: Sẽ triển khai công việc theo hướng ngày càng chặt chẽ, cụ thể và có hiệu quả hơn” (Nguyễn Thái Thanh) và tham luận: “Đổi mới hoạt động văn học nghệ thuật trên cơ sở tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số” (Nguyễn Thúy Quỳnh).

Cùng những bài viết khác trong các chuyên mục: Nghệ thuật, Ý kiến bạn đọc,... mang đến rất nhiều những góc nhìn về những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống. Mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Văn nghệ Thái Nguyên tri ân cộng tác viên và ra mắt chuyên mục mới (Quang Khải)

Nhà báo Nguyễn Ái Quốc (Quyên Gacoye)

Phóng sự - Bút ký

Hoa bất tử (Phạm Ngọc Chuẩn)

Phận mành, đời cọ (Kim Ngân)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Triệu Vương luận pháp (Phùng Văn Khai)

Lặng im (Nguyễn Bích Hồng)

Tản văn

Miền thơm cỏ mật (Mai Đình)

Xa rồi giếng xưa (Hồ Điệp)

Thơ

Chim trời và quán trọ; Miên man nhà đồi (Lê Văn Hiếu)

Chiều cửa đáy; Chí Phèo và tôi (Trần Hồng Giang)

Đại dương; Bài không tên (Hoàng Thu Phố)

Người đàn bà đợi xe; Cơn mưa ký ức (Vũ Tuyết Nhung)

Chiều Vân Phong; Trở lại hồ nước (Lê Quốc Sinh)

Một ý nghĩ; Tháng năm đằng đẵng phận sông (Mai Diệp Văn)

Nghệ thuật

Thiết kế đô thị - lý luận và thực tiễn (Kỳ 2): Tầm quan trọng của văn hóa và thiết kế đô thị (Lê Cao Hải)

Sân khấu truyền thống khó mà không khó (Hoài Hương)

Đời sống văn nghệ

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: Sẽ triển khai công việc theo hướng ngày càng chặt chẽ, cụ thể và có hiệu quả (Nguyễn Thái Thanh)

Đổi mới hoạt động văn học nghệ thuật trên cơ sở tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (Nguyễn Thúy Quỳnh)

Văn hóa

Nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai (Việt Anh)

Có một cách tôn thờ “Mẹ thiên nhiên” như thế! (Lê Công Hội)

Câu chuyện văn hóa

Đứa trẻ học giỏi (Ngô Minh)

Nghiên cứu trao đổi

“Ru một mình” tiếng vọng của những nỗi niềm (Hồ Thủy Giang)

Ảnh hưởng của Nho giáo trong Truyện Kiều (Trần Ngọc Hồ Trường)

Đôi điều trao đổi về vấn đề địa danh trong tác phẩm văn học (Phạm Quý)

Văn học nước ngoài

Mẹ Sauvage (Tác giả: Guy de Maupassant (Pháp); Dịch giả: Trần Ngọc Bian)

Ý kiến bạn đọc

Xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng: “bài toán” nan giải? (Anh Anh)

Ngụ ngôn

Quạ và chim bồ câu; Ông già mua báo; Người thợ xây (Anh Tuấn st)

Thơ châm

Có cách nào không? (Thái Thuận Minh)

Trò diễn xong (Mai Thắng)

Lại chuyện đường ngập (Lê Thị)

Tranh biếm họa của Trần Bạch Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy