Thứ sáu, ngày 18 tháng 04 năm 2025
15:24 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số Xuân Ất Tỵ 2025

Thưa quý bạn đọc! Chúng ta lại đón một năm mới với bao ngóng chờ những tốt lành cho mọi nhà. Năm cũ qua đi với thật nhiều trải nghiệm cùng biết bao cung bậc cảm xúc, từ ấm áp, ngọt ngào đến xa xót, ngậm ngùi. Nhưng vượt lên tất cả, tình yêu thương, niềm tin và sự sẻ chia đã giúp chúng ta vững bước về phía mùa Xuân.

Chào Xuân Ất Tỵ, Văn nghệ Thái Nguyên gửi đến quý bạn đọc ấn phẩm đặc biệt gói ghém những cảm xúc đẹp đẽ và nhân văn về một tinh thần phơi phới với những ký ức ngọt ngào, một hiện tại an nhiên và một tương lai sáng trong, đó là những giá trị của nghệ thuật và tầm quan trọng của nó trong việc nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Cuộc sống là những biến động khôn lường của quy luật tạo hóa và văn học nghệ thuật với trọng trách của mình đã lưu giữ lại những vòng quay ấy một cách ước lệ nhưng cũng đầy chân thực. Văn nghệ sĩ từ lâu đã trở thành những người truyền cảm hứng, mang lại giá trị tinh thần to lớn cho xã hội.

Sự sáng tạo không ngừng nghỉ của họ là nguồn gốc của những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống, phản ánh chân thực những sắc thái của đời sống con người. Mỗi tác phẩm, đều chứa đựng tình yêu, tâm huyết và những trăn trở sâu sắc của người nghệ sĩ, thể hiện khát vọng nâng tầm văn hóa và giá trị tinh thần của cộng đồng. Sự cống hiến của văn nghệ sĩ không chỉ nằm ở việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, mà còn ở sứ mệnh truyền tải những thông điệp nhân văn, gắn kết con người và lưu giữ những giá trị truyền thống quý báu. Sự sáng tạocống hiến ấy không chỉ làm giàu thêm đời sống văn hóa, mà còn góp phần định hình và phát triển bản sắc dân tộc trong dòng chảy hội nhập.

Mùa xuân tượng trưng cho tình yêu cuộc sống, niềm tin và sự sáng tạo. Tình yêu đất nước, con người và sự đoàn kết sẽ là động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, hướng đến sự phát triển bền vững. Mùa xuân khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho văn nghệ sĩ, cùng với niềm tin vào những điều tốt đẹp, văn học nghệ thuật sẽ đóng góp những giá trị tinh thần cho xã hội, góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển. Đó là tinh thần mà tác giả Phạm Quý muốn gửi gắm qua tùy bút Mùa xuân, Tình yêu và Niềm tin.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi dấu ấn trong đời sống xã hội bằng sự nỗ lực của đội ngũ văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn học nghệ thuật. Thông qua các sự kiện, hoạt động văn học nghệ thuật có chất lượng và sức lan tỏa mạnh mẽ cùng sự chuyên nghiệp ngày càng được chú trọng và nâng cao, Dấu ấn văn học nghệ thuật Thái Nguyên năm 2024 ghi lại những thành quả đáng tự hào này.

Năm 2024 , Thái Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Song, với quyết tâm vượt khó, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã khai thác tốt các lợi thế, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, tạo nền tảng để xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực. Đó là nội dung bài viết Thái Nguyên vững vàng bước vào kỷ nguyên mới của tác giả Linh Nga.

Biển đảo quê hương, nơi mỗi chúng ta luôn hướng về với một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Với tinh thần ấy, tác giả Kim Ngân gửi đến bạn đọc nhiều thông tin qua bài viết Tết ở nơi đầu sóng sau chuyến công tác tới quần đảo Trường Sa thân yêu vừa qua.

Chuyên mục Sáng tác văn học số này với nhiều tác phẩm ấn tượng và đa dạng.

Mảng thơ là những sáng tác của các tác giả trong nước và các nhà thơ Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Những góc nhìn sâu sắc, những chiêm nghiệm về muôn mặt của đời sống, những rung cảm về mùa xuân, về Tết và những ước vọng hướng tới tương lai tươi sáng rực rỡ sắc Xuân…

Bên cạnh đó, mảng văn xuôi cũng mang lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Truyện ngắn Tầm xuân ngày mưa m của Nguyệt Chu xoay quanh sự day dứt và hành trình tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn sau những sai lầm tuổi trẻ. Là sự giằng xé nội tâm của nhân vật Vũ, người sống mãi trong nỗi ám ảnh về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tác phẩm không đưa ra một kết cục rõ ràng cho hành trình của Vũ, nhưng những chi tiết về hoa cải vàng, mưa ấm và tiếng đàn của anh gợi lên một sự hy vọng…

Truyện ngắn Tiếng đàn bên sông Cầu của Phan Thái với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh những thực trạng của xã hội trong bối cảnh chiến tranh cũng như hậu chiến. Tác giả không chỉ kể một câu chuyện cảm động về số phận con người trong thời kỳ chiến tranh mà còn là một bản nhạc ngợi ca tình người, lòng nhân ái và khát vọng sống vượt qua những bất công và đau khổ của cuộc đời.

Tết đến Xuân về, các độc giả, cộng tác viên lại muốn mở lòng Tâm tình cùng Văn nghệ Thái Nguyên. Những lời tâm sự ấy là sự động viên, khích lệ, chia sẻ với đội ngũ làm Văn nghệ Thái Nguyên, để họ có thêm động lực cũng như trách nhiệm làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Cùng với đó là những chia sẻ qua các câu chuyện, để khi đọc lên ai cũng thấy có mình trong ấy bởi những thân thương, gắn bó đầy ắp trong kí ức chỉ chờ dịp gọi về. Đó là các bài viết Làng ôm tôi vào lòng của nhà văn Đỗ Bích Thúy, Đợi Tết của Thiên Trà, Ký ức đường tàu của Trần Thép… Và nhiều nội dung qua các chuyên mục Dành cho các em, Bút ký – Phóng sự,  Nghệ thuật, Văn hoáNghiên cứu – Trao đổi,… sẽ giúp độc giả có thêm nhiều thông tin lí thú.

Hy vọng, Văn nghệ Thái Nguyên Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ là món quà đẹp đến với quý vị trong tiết Xuân này!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Cùng quan tâm

Mùa xuân tình yêu và niềm tin (Phạm Quý)

Ngàn thu sự nghiệp nổi từ đây (Hữu Minh)

Thái Nguyên vững vàng bước vào kỷ nguyên mới (Linh Nga)

Dấu ấn Văn học nghệ thuật năm 2024

Tâm tình cùng Văn nghệ Thái Nguyên

Hướng về biển đảo quê hương

Tết ở nơi đầu sóng (Kim Ngân)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Đào phai theo dấu khói (Nguyễn Tham Thiện Kế)

Tiếng đàn bên sông Cầu (Phan Thái)

Tầm xuân ngày mưa ấm (Nguyệt Chu)

Tản văn

Đợi Tết (Thiên Trà)

Tết của ngày xưa (Lê Ngọc Sơn)

Làng ôm tôi vào lòng (Đỗ Bích Thúy)

Nỗi nhớ tre làng (Cồ Thị Thơm)

Còn trong tiềm thức (Ngô Thúy Hương)

Khi Tết vào nhà (Lê Thị Xuân)

Chợ Đu nỗi nhớ trong tôi (Bùi Nhật Lai)

Tết đủ đầy (Trịnh Thị Hiên)

Xao xác phận người (Vũ Thị Huyền Trang)

Ngày Tết của tuổi thơ (Anh Đức)

Nỗi nhớ mùa Xuân (Hồ Điệp)

Thơ

Mùng một Tết ở Trường Sa (Nguyễn Hưng Hải)

Lời then nở trong cánh đào (Lã Thị Thông)

Thuyền trôi theo tiếng chuông (Trần Tịnh Yên)

Nói với nhau khi tóc bạc (Nguyễn Đức Hạnh)

Kỷ niệm (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Cố hương (Phan Thức)

Mưa tháng Giêng (Duy Đắc)

Không lỡ hẹn (Tô Hoàn)

Nói với lũ sẻ (Phạm Thùy Vinh)

Nhớ (Dương Văn Đạt)

Mùa ngũ sắc (Nhung Nhung)

Mục đích của đời sống (Nguyễn Đức Tùng)

Ở Praha nghe tiếng gà gáy (Trần Ngọc Tuấn)

Một bài thơ tháng 10 (Quỳnh Iris Nguyễn – de Prelle)

Mùa xuân son sắt vĩnh hằng (Tiểu Lục Thần Phong)

Xuân, vài sắp đặt (Đỗ Quyên)

Gọi giấc cánh đồng (Nguyễn Hàn Chung)

Tết ta (Châu Hồng Thủy)

Bến đỗ bình yên (Đặng Tường Vy)

Mùa xuân đất khách (Trần Hạ Vy)

Về phía bình minh (Chu Minh Khôi)

Người chơi đàn piano trên cánh đồng (Dương Thắng)

Có một ngày xưa (Ngô Thúy Hà)

Ngọn lửa mùa xuân (Nguyễn Việt Chiến)

Xuân mới cho đàn ông cũ (Võ Văn Luyến)

Hương tháng Chạp (Lê Gia Hoài)

Tết tự lòng ta (Mai Thắng)

Gói xuân (Đỗ Thành Đồng)

Nương thân (Nguyễn Ngọc Hạnh)

Hoài cảm (Nguyễn Hữu Quý)

Máy khâu (Hoàng Anh Tuấn)

Con đê làng (Nguyễn Ngọc Tung)

Đi giữa triền Xuân (Thai Sắc)

Dành cho các em

Văn xuôi

Xuân đọng trên vệt bão tan (Khắc Linh)

Lỡ buổi du Xuân (Trần Chín)

Sự tích về thời tiết mùa Xuân (Hồ Quỳnh Châu)

Tết sẻ chia (Dương Phương Thảo)

Xuân về (Chu Hà Linh)

Thơ

Bà và Tết (Hoàng Hương Giang)

Mùa về (Trần Ngọc Ánh Dương)

Tết đến rồi (Đoàn Trung Phong)

Ong đi chúc Tết (Trần Kế Hoàn)

Tranh của Tiêu Yến Hoa Lê, Phan Tiến Dũng, Tất Quang

Chân dung văn nghệ sỹ

Nhạc sĩ Ngọc Tuyết: Một năm bận rộn và hạnh phúc (Ngô Minh)

Hoàng Thị Hiền: Văn chương là con đường đi tìm hạnh phúc (Anh Anh)

Gợi và tả (Đào Tuấn)

Nghệ thuật

Các “anh trai” sẽ mở đường công nghiệp văn hóa? (Hoài Hương)

Tâm hồn Việt – danh họa Trần Văn Cẩn (Lê Trọng Lân)   

Văn hóa

Sách tết, lịch sử của nét đẹp văn hóa ngày xuân (Quyên GAVOYE)

Năm Tỵ tản mạn chuyện rắn (Vũ Trung Kiên)

Tết ở miền Tây (Minh Hưng)

Việt Bắc boong hây

Người Tày thêu sắc gói hương vào Tết (Kỳ Giang)

Tiếng khèn gánh núi ngân lời ngàn xưa (Hoàng Thị Thao)

Tôi và Thái Nguyên

Có một Thái Nguyên trong tôi (Bùi Việt Phương)

Kí ức đường tàu (Trần Thép)

Bút ký – Phóng Sự

Người trẻ làm trà xưa (Minh Hằng)

Tết đủ đầy từ những sản phẩm OCOP (Minh Khôi)

Giữ hồn quê trong từng hạt cốm (Sa Mộc)

Khúc huyền thoại sông Lam quê Bác (Lê Thị Hạnh Liên)

Nghiên cứu – trao đổi

Cùng nhìn lại hành trình 50 năm (Hồ Thủy Giang, Phan Thái, Trần Thị Việt Trung, Mai Thanh và Nguyễn Gia Bảy)

Quan niệm y đức trong Ngư tiều vấn đáp y thuật của Nguyễn Đình Chiểu (Cao Thị Hồng)

Tiểu thuyết Việt Nam năm 2024, ba cuốn đáng đọc (Hoài Nam)

Thơ châm

Chặn ngay hàng lậu (Sóng biển)

“Bẫy” cuối năm (Thu Thủy)

Chớ nghe (Duy Hưng)

Lập lờ như… sữa! (Sơn Thị Phà Ca)

Ý kiến bạn đọc

Cảm ơn những người trực Tết (Thùy Anh)

Biếm họa của Nguyễn Dũng, Bùi Thanh Tâm, Lê Viết Trí, Nguyễn Trần Bạch Liên, Trần Văn Thọ

Vui vui…

Tranh bìa của Nguyễn Hải Nam

Minh hoạ của Dương Văn Chung, Minh Thư, Nguyễn Thành Đạt, Vũ Hương Thảo, Đào Tuấn

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy