Thứ ba, ngày 07 tháng 05 năm 2024
11:47 (GMT +7)

Nên hạn chế tải trọng xe qua cầu Gia Bảy

Cầu Gia Bảy là cây cầu huyết mạch và mang tính lịch sử, gắn liền với TP. Thái Nguyên. Khi vận chuyển hàng hóa từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn (nhất là trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ), các phương tiện vận tải phải qua cây cầu này. Cũng bởi vậy, đây là trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ, và cầu Gia Bảy đã từng trúng bom đạn và bị sập, hỏng một số nhịp.

Trước tình trạng ách tắc giao thông ở hai đầu cầu Gia Bảy, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Bến Tượng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành sửa chữa cây cầu Gia Bảy. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng cùng với lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở hai đầu cầu đã góp phần giảm ách tắc giao thông, giúp cho việc đi lại được thuận tiện hơn.

Sau khi được cải tạo, sửa chữa lại, hàng ngày có rất nhiều phương tiện di chuyển qua cầu Gia Bảy trong đó có không ít xe trọng tải lớn. (Ảnh A.T)

Tuy vậy, việc cầu Gia Bảy đang phải “gánh” tải lớn như hiện nay có lẽ cần phải xem xét lại.

Với góc độ là một nhà khoa học tôi tính một mét vuông của cây cầu Gia Bảy phải chịu một lực 50N (50N/m2). Cây cầu dài 112m (4 nhịp văng, cộng 6 mét đất đá chìm 2 mố cầu) chiều ngang là 8,54m (kể cả 2 làn đường đi bộ). Mỗi ngày có tới hàng ngàn xe ô tô trọng tải 4 tấn trở lên qua cây cầu này. Tôi tính 112m x 8,54m x 4.000kg x 1000 xe = α lần Niu tơn đè lên cây cầu Gia Bảy thân yêu của chúng ta trong 24 giờ. Chiều dày thân cầu 0,4m x 112 x 8,54 = α1 Niu tơn. Vậy cây cầu có chịu được X lần /X1 của lực tự trọng hay không? Có chịu được sức nén của áp lực hay không?

Theo tôi, ngay bây giờ, nên cấm xe có trọng tải trên 4 tấn lưu hành qua cầu Gia Bảy và phân luồng cho đi sang cầu Bến Tượng, cầu sẽ an toàn hơn. Hai mố của cây cầu Gia Bảy phải chịu một áp lực hàng ngàn m3 nước/ ngày vào mùa lũ, đồng thời nó cũng rất yếu so với sự chịu tải của nó. Được làm bằng sắt thép, xi măng nhưng mố cầu có độ cao tới 40m (chìm 15m xuống nước vào mùa khô). Các trụ đỡ cũng “dầm mình trong nước”, “gồng vai gánh tải” suốt mấy chục năm. Không kể trong thời kỳ chống Mỹ, do bị trúng bom đạn, phải khôi phục, sửa chữa, đã làm méo đi hiện trạng của cây cầu so với thiết kế ban đầu. Đây là những yếu tố khiến cầu Gia Bảy bị ảnh hưởng, giảm khả năng chịu tải và độ bền vững theo thời gian.

Tôi xin góp ý với “Ngành giao thông” tỉnh nhà bằng trách nhiệm của một công dân trong TP. Thái Nguyên. Rất mong quý Ngành lưu tâm, xem xét.

TS.KH Đỗ Dũng (Trường Đại học Việt Bắc)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Giang hồ luận

Ý kiến bạn đọc 6 tháng trước

Đôi điều suy ngẫm về Tết  Trung thu

Ý kiến bạn đọc 7 tháng trước