Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
16:57 (GMT +7)

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và tiếng đàn cứu tử tù

VNTN - Người ta thường biết Cao Văn Lầu là tác giả bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng trong di sản Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Mặc dù cố nhạc sĩ rất tài hoa, nhưng cuộc sống lúc sinh thời rất cơ cực. Ông sinh sống bằng việc lập một ban nhạc lễ. Ban nhạc ngoài biểu diễn trong dịp cúng đình làng thì chủ yếu mưu sinh bằng nghề chơi nhạc trong các đám ma.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu ít sáng tác nhạc, chủ yếu ông sưu tầm bài bản để phục vụ ban nhạc lễ và dạy cho học trò. Ông và vợ lấy nhau mấy năm không có con. Gia đình trả bà về cho bên ngoại. Nhớ bà quá, cứ đi chơi nhạc đám tang về ông lại trầm ngâm chơi đàn mà viết lên bài Dạ cổ hoài lang (Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng). Bài hát miêu tả tâm trạng người vợ mong ngóng chồng đang trên đường chinh chiến. Nhiều người liên tưởng đến việc bài hát này nói lên tâm trạng người yêu nước từ phong trào Cần Vương chống Pháp. Bởi hình ảnh mang tính ước lệ người lính vung gươm kiếm ra sa trường vốn khá phổ biến trong nhiều tác phẩm của Lưu Hữu Phước, Văn Cao… như một biểu tượng nghệ thuật thời đầu thế kỷ 20 của lớp trẻ nhiệt huyết muốn cứu nước. Bản thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu hai lần bị Sở mật thám Pháp tra hỏi về bài Dạ cổ hoài lang vì cho rằng tác phẩm này kích động người dân chống chính quyền.

Bạc Liêu vốn là cái nôi hoạt động cách mạng trước năm 1945, đến thời chống Mỹ phong trào cách mạng cũng rất mạnh. Tuy vậy, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị địch bắt và một số chuẩn bị chịu án tử hình. Trước tình hình quá nguy cấp, cách mạng đã liên hệ với nghệ sĩ Cao Văn Lầu và nhờ ông dùng tiếng đàn để giúp giải cứu các chiến sĩ cách mạng. Nhạc sĩ đã tổ chức buổi đờn ca tài tử ở gần trại giam. Đêm hôm đó, ông đã chơi những bản nhạc hay nhất với những nghệ thuật tinh túy nhất của âm nhạc dân gian Việt Nam, khiến những tên lính gác say sưa, không thể nào dứt được dòng thác âm thanh vô tận.

Ông đã chơi nhạc trước mũi súng của kẻ thù, bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Hai nhạc cụ chính mà ông trực tiếp sử dụng là đàn tranh và trống ta. Chính trong lúc ấy, đội cảm tử đã lọt vào trong trại giam và giải cứu được toàn bộ những chiến sĩ cách mạng sắp phải chịu án tử hình. Sau đó, để tránh bị lộ, người nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu bước vào cuộc đời ẩn dật của mình.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1892 và mất năm 1976. Trước khi mất, ông chỉ kêu mệt, nằm nghỉ rồi nhắm mắt nhẹ nhàng mà đi, không đau ốm gì, cũng không lời trăng trối. Cả đời gia tài của ông chỉ có mấy cây đàn dân tộc cũ kỹ gia đình giữ lại để giao cho bảo tàng.

 

K.V (sưu tầm từ internet)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

"Đội bóng" đặc biệt

Giai thoại văn nghệ 1 tháng trước

Thơ nhại Văn nghệ sĩ Thái Nguyên

Xem tin nổi bật 7 tháng trước

Một trận bóng đáng nhớ

Giai thoại văn nghệ 11 tháng trước

Chuyện vui về ô tô của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Cuốn tuyển truyện ngắn đầu tiên của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước