Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
02:36 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17, ra ngày 10/9/2021

VNTN - Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này, mục Vấn đề cùng quan tâm là các bài viết: Mùa tựu trường nhiều âu lo (Phạm Văn Vũ); Ấm áp nghĩa đồng bào (Linh Trà).

Mùa tựu trường nhiều âu lo phản ánh những vấn đề, bất cập đặt ra đối với các nhà trường, gia đình và các em học sinh trong năm học mới 2021-2022, qua đó thấu hiểu và thông cảm hơn với những khó khăn của các nhà trường, các thầy cô giáo.

Ấm áp nghĩa đồng bào chia sẻ những nỗ lực trong việc giữ vững thành trì là vùng xanh an toàn và tinh thần hỗ trợ, sẻ chia hướng về đồng bào mình ở nơi tâm dịch của cả chính quyền và người dân Thái Nguyên.

Tiếp theo, mục Sáng tác văn học là truyện ngắn Ngày xưa cỏ chóc của Đào Nguyên Hải; tản văn Mùi tuổi thơ của Võ Hằng và Thị ơi, thị à… của Nguyễn Phú; thơ của các tác giả: Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Chiến, Lê Phương Liên, Lưu Thị Bạch Liễu, Trương Công Tưởng.

Ngày xưa cỏ chóc khắc họa tình yêu dung dị mà da diết với đất đai, cây lúa, ruộng đồng, với cả loài cỏ dại - thứ đã cứu sống người nông dân trong những năm đói nghèo. Truyện như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc: hãy biết trân trọng quá khứ để làm nền tảng, động lực hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Cùng với văn xuôi, mảng thơ tiếp tục là những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm, cả những đau đáu về cuộc đời, con người, quê hương, về quá khứ và cuộc sống thực tại hôm nay.

Cùng với đó, chuyên mục Truyện ngắn đặc sắc sẽ giới thiệu tới độc giả tác phẩm Sài thục của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Với chất thơ vốn có được bổ sung thêm chất triết luận mang tầm tư tưởng sâu rộng hơn, tác phẩm đặt ra một câu hỏi lớn: Những tín điều đã trở thành giáo điều, bảo thủ trong vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc cần được ứng xử như thế nào?

Về bộ phim “12 năm nô lệ” - được ví như “viên ngọc đen” của điện ảnh thế giới - tác phẩm phơi bày nỗi thống khổ và sự thật về bản chất con người song dẫu con người có bị đọa đày đến thế nào vẫn không thể bị bức đoạt ý chí và khát vọng tự do, là một trong những nội dung đặc sắc mục Nghệ thuật số này.

Mục Bút ký - Phóng sự là tác phẩm tham dự Cuộc thi Bút ký - Phóng sự trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên năm 2021-2022 của tác giả Doãn Long với những tâm tư, trăn trở về chiếc nón lá Tày - một vật dụng đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt thường ngày cũng như nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày (Định Hóa, Thái Nguyên).

Mục Nghiên cứu - Trao đổi sẽ là bài viết cuối cùng trong chùm 3 bài viết về văn bản đa phương thức của TS. Trần Thị Ngọc, giới thiệu về đặc điểm của “văn bản thông tin” đa phương thức - một loại văn bản đa phương thức quan trọng trong đời sống, từ đó đề xuất một số một số biện pháp để giáo viên có thể vận dụng trong dạy học đọc hiểu loại văn bản này.

Cùng với đó là bài viết của tác giả Phạm Văn Quý với những chia sẻ, cảm nhận về nhà văn Phan Thái và sự say mê sáng tác về đề tài lịch sử quê hương qua hai cuốn tiểu thuyết: “Linh Sơn tử chiến”, “Bình minh máu”. Và bài viết của tác giả Vũ Trung Kiên bàn thêm về cách xác định thế thứ của dòng tộc nhà Nguyễn để hiểu thêm về một nội dung thú vị của lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988.827.920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

 

Vấn đề cùng quan tâm

Mùa tựu trường nhiều âu lo (Phạm Văn Vũ)

Ấm áp nghĩa đồng bào (Linh Trà)

Thái Nguyên chú trọng phát triển văn hóa, xã hội (Quang Khải)

Chuyện người chuyện ta

Nỗi niềm 2k3 (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Ngày xưa cỏ chóc (Đào Nguyên Hải)

Thơ

Thợ mộc; Đấy là...; Miền Tây (Nguyễn Bình Phương)

Phù điêu cổ; Mất quê (Nguyễn Việt Chiến)

Nhớ mẹ; Cái tên bỏ bùa; Lan man đêm dịch (Lê Phương Liên)

Dưới cây (1); Dưới cây (2) (Lưu Thị Bạch Liễu)

Sông (Trương Công Tưởng)

Tản văn

Mùi tuổi thơ (Võ Hằng)

Thị ơi, thị à… (Nguyễn Phú)

Truyện ngắn đặc sắc

Sài thục (Phạm Duy Nghĩa)

Nghệ thuật

Tầm nhìn trong quy hoạch phát triển đô thị (KTS. Nguyễn Văn Cường)

Về “12 năm nô lệ”: Những đọa đày không thể bức đoạt ý chí tự do (Duy Ngọc)

Đến với tác phẩm nghệ thuật

Nét văn hóa ẩn sau một bức ảnh (Tân Vũ)

Chùm ảnh Na Võ Nhai của tác giả Phan Thái

Ảnh nghệ thuật của tác giả Quốc Chính

Đời sống văn nghệ

Đọc từ trái tim - Hành trình lan tỏa (Lương Hạnh)

Bút ký - Phóng sự

Nón Tày thấp thoáng nơi đâu? (Doãn Long)

Ký ức về “người hùng” đội viên Cứu quốc quân II (Nguyễn Đình Hưng)

Nghiên cứu trao đổi

Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin đa phương thức ở trường phổ thông (TS. Trần Thị Ngọc)

Nhà văn Phan Thái và sự say mê sáng tác về đề tài lịch sử quê hương (Phạm Quý)

Bàn thêm về cách xác định đế hệ nhà Nguyễn (Vũ Trung Kiên)

Văn học nước ngoài

Truyện dịch Kẻ bảo trợ (Tác giả: Guy de Maupassant (Pháp); Dịch giả: Trần Ngọc Hồ Trường)

Ý kiến bạn đọc

Lời ngỏ về địa danh “Quan Triều” (Hồ Xuân Sỹ)

Thơ châm

Lạc loài (Thái Thuận Minh)

Về quê... gặp chốt (Mèo @)

Dịch cúm thì ở tại nhà (Đào Đất)

Tranh biếm họa của Duy Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy