Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024
11:54 (GMT +7)

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền

VNTN- Tết là những ngày mở đầu cho năm mới và được coi là thời khắc thiêng liêng. Với nhiều người, Tết cũng là thời điểm đánh dấu việc khép lại những việc đã qua để chờ đón và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Người dân hào hứng chụp hình lưu giữ khoảnh khắc bên gia đình ngày Xuân mới

Người dân Thái Nguyên hân hoan đón chào những ngày đầu năm mới trong thời tiết tạnh ráo, ban ngày nắng nhẹ, trời se se lạnh.

Có thể thấy, ngày nay dù đời sống đã phát triển, du nhập nhiều nét văn hoá mới, song trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân Thái Nguyên vẫn giữ được nhiều phong tục mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống.

Ngay sau Lễ đón Giao thừa và trong những ngày đầu năm mới, nhiều người cùng gia đình, bạn bè đi lễ chùa. Đi chùa vừa để vãn cảnh, tìm sự bình an chốn cửa thiền vừa là để cầu an và gửi ước nguyện về những điều tốt lành trong năm mới.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Người dân vãn cảnh chùa Phù Liễn, TP. Thái Nguyên

Bởi vậy, các đền, chùa đều mở cửa từ Giao thừa đến hết những ngày chính Tết. Ngày nay, đi lễ chùa không chỉ có người già mà ngày càng có nhiều người trẻ. Điều đáng mừng là năm nay, dù dạo qua nhiều nơi nhưng chúng tôi rất ít bắt gặp hình ảnh những người trẻ đi chùa ăn mặc phản cảm hoặc có những hành vi thiếu chuẩn mực.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Xin chữ là nét đẹp trong ngày Tết có từ lâu đời

Một nét đẹp truyền thống khác cũng luôn được người dân Thái Nguyên gìn giữ là xin chữ đầu năm. Hình ảnh người dân xếp hàng chờ xin chữ đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong ngày Xuân mới. Người xin chữ thường là những người coi trọng đạo học, xin chữ về treo lấy may mắn.

Người cho chữ nắn nót thảo những con chữ trên giấy đỏ, người xin chữ kính cẩn chờ đợi và phấn khởi nhận lại.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Nhiều người trẻ đi chùa cầu bình an, may mắn trong ngày đầu năm mới (ảnh chụp tại Chùa Hang, TP. Thái Nguyên)

Mấy năm trở lại đây, TP. Thái Nguyên đều tổ chức không gian đón Tết tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, nhưng không gian Tết năm nay được người dân đánh giá là phong phú và đẹp hơn cả. Bởi vậy mà từ sáng tới tối, mỗi ngày tại đây đều tấp nập người đến du xuân và ghi lại những bức hình làm kỷ niệm cho bản thân và gia đình.  

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Hội thi chọi gà sáng mùng 3 Tết thu hút sự tham gia của 100 chiến kê

Nhiều chương trình nghệ thuật được biểu diễn tại đây từ những ngày trước Tết. Đặc biệt, sáng mùng 3 Tết, tại Không gian “Sắc Xuân TP. Thái Nguyên” đã diễn ra hội thi chọi gà với sự tham gia của 100 chiến kê và giải thi đấu cờ vua thu hút đông đảo người đến du Xuân, dự hội.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Phần thưởng dành cho người tham gia giải Cờ vua Xuân Giáp thìn 

Bước sang ngày thứ 6 của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày. Cùng với các địa phương trong cả nước, các hoạt động vui Xuân, đón Tết trên địa bàn tỉnh nói chung, TP. Thái Nguyên nói riêng đều diễn ra thuận lợi, an toàn. Người người đều hân hoan để bắt tay vào thực hiện các dự định trong năm mới.

Lưu truyền những nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền
Ra quân vào sáng ngày mùng 4 Tết, Công ty CP Thương mại và Du lịch Hà Lan  ký kết thực hiện an toàn giao thông năm 2024

Ngày mùng 4 Tết, trong không khí phấn khởi, một số doanh nghiệp đã ra quân sản xuất, kinh doanh đầu Xuân.

Kim Ngân

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Đón bạn về quê

Thơ 26 phút trước

Tháng Bảy về…

Văn xuôi 5 giờ trước

Gieo mầm cho sự sống

Xem tin nổi bật 15 giờ trước

Ba Đình nắng lên

Thơ 16 giờ trước

Mưa từ Ba Đình

Thơ 1 ngày trước

Người thành vô biên

Thơ 1 ngày trước