Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
16:24 (GMT +7)

Giai thoại về Mozart – Nhà soạn nhạc tài ba

Khúc cầu hồn

Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) - Nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong nhạc cổ điển châu Âu.

Bản nhạc La Clemenza di Tito (Khúc cầu hồn) của Mozart có một giai thoại khá lý thú. Vào một đêm trời tối đầy sấm sét, bão giông, có một người lạ lùng khoác áo choàng đen, bịt gần kín mặt tới gõ cửa nhà Mozart, tự xưng là rất giàu có, và đặt một gói tiền lớn 50 duca, nhờ viết giúp cho mình một bản nhạc “cầu hồn” với 12 chương. Trong khi đó, sức khỏe của Mozart rất yếu vì bấy lâu lao động quá mức. Vợ ông lại đang bệnh nặng không có tiền mua thuốc, nợ nần chồng chất. Mozart nhận lời, và ông ngày đêm miệt mài sáng tác. Lúc nào bên tai cũng cảm thấy như có tiếng gọi của thần Chết, và bóng hình của người lạ mặt choàng áo đen thúc giục.

Ông viết được 8 chương thì sức khỏe xuống trầm trọng, khó mà hoàn thành tác phẩm. Bốn chương còn lại, Mozart chỉ phác thảo giai điệu và nhờ một người học trò xuất sắc của mình là Dumayer viết tiếp. Ông dặn không được lấy thêm một đồng nào nữa của người đặt bản nhạc. Sau khi Mozart qua đời ngày 5/12/1791, chờ mãi không thấy con người bí ẩn kia tới lấy bản nhạc, người học trò trao lại bản nhạc cho vợ Mozart và kể lại tất cả câu chuyện. Cho đến nay “Khúc cầu hồn” vẫn là kiệt tác trong nền âm nhạc thế giới. Đó là bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ thiên tài Mozart. Ông viết “Khúc cầu hồn” cho người mà cũng là cho chính ông vậy. Tuy gọi là nhạc “cầu hồn”, nhưng giai điệu của nó vẫn toát lên một tình yêu cuộc sống, yêu con người rất bi thiết, mãnh liệt.

Mozart's Pinkelstein

Raschala, Austria có một đài kỷ niệm mang tên "Mozart's Pinkelstein." (“Mozart pee-stone”).

Đài kỷ niệm này kỷ niệm cái gì? Là vào năm 1787, trong một chuyến đi tới Prague, Mozart dừng chân tại Raschala - để đi tiểu (pinkel), câu chuyện chỉ có vậy.

Rất nhiều du khách đã tới đây để thăm đài kỷ niệm này và ngành du lịch địa phương thậm chí còn tổ chức lễ hội âm nhạc - với rất nhiều đồ uống - để nhớ tới chuyến viếng thăm ngắn ngủi của nhà soạn nhạc đại tài.

Giáo sư dạy kiến trúc Helmut Leierer đã nói: "Nhiều người biết Mozart đã có cuộc dừng chân nhanh chóng ở đây và để lại dấu ấn của mình tại nơi sau này đã trở thành đài kỷ niệm của chúng tôi".

"Như chúng tôi biết, ông đã đi qua thị trấn này vào năm 1787 - và yêu cầu người lái xe ngựa dừng lại để mình giải quyết nỗi buồn trước khi tiếp tục tới Prague".

Ông bổ sung. "Nhưng chúng tôi yêu cầu du khách không giải quyết nỗi buồn lên đài kỷ niệm của chúng tôi - chúng tôi muốn tỏ lòng kính trọng với nhà soạn nhạc".

Q.K: Sưu tầm

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Ký ức về một truyện ngắn

Giai thoại văn nghệ 6 ngày trước

"Đội bóng" đặc biệt

Giai thoại văn nghệ 7 tháng trước

Thơ nhại Văn nghệ sĩ Thái Nguyên

Xem tin nổi bật 1 năm trước

Một trận bóng đáng nhớ

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước

Chuyện vui về ô tô của Hội

Giai thoại văn nghệ 1 năm trước