Đôn “điên” – Truyện ngắn. Đào Nguyên Hải
VNTN - Chẳng ai nhớ thằng điên ấy xuất hiện ở xóm chợ của tôi từ bao giờ. Mọi người chỉ còn lờ mờ hình dung, đêm hôm ấy trời mưa rất to, buổi sáng dọn hàng thì thấy một người đàn ông đầu tóc bù xù mặc chiếc áo phông nhàu nhĩ cáu bẩn, cái quần soóc nhưng nói đúng hơn là cái quần dài xé ống, những sợi vải tua rua xuống đầu gối. Nhìn vị khách “không mời mà đến” ngồi thù lù cạnh đống rác nhặt đám quả lê, táo dập thối ăn một cách ngon lành thì không cần bác sỹ khám cũng kết luận được anh ta bị điên.
Những ngày đầu ai cũng đề phòng thằng điên - cái tên do người xóm chợ đặt cho nó ngay từ buổi tiếp xúc ban đầu. Người sợ nó đập phá, hành hung, người lo nó lấy hàng, phá chợ. Vì thế, nên đi đến đâu nó cũng bị mọi người tìm cách xua đuổi. Nhưng cũng lạ, nó điên nhưng rất hiền, chẳng động đến ai, chỉ lầm lì nhặt những thứ bỏ đi ở chợ để ăn. Từ đó, người trong chợ cũng không ai sợ nó nữa, nhiều người còn cho nó đồ ăn, quần áo mặc. Thằng điên nhặt bìa cát - tông từ những thùng đựng hoa quả rồi lót rơm rạ làm một cái ổ rất to ở góc chợ để đến tối chui vào ngủ. Nó có một sở thích rất lạ là ngày ngày đi khắp nơi nhặt nhạnh đủ các loại ghế đôn: đôn gỗ, đôn nhựa, đôn bọc da… rồi xếp vòng quanh cái ổ của nó thành một bờ tường bao. Mọi người ở chợ thấy thế nên ai có cái ghế đôn hỏng nào cũng đem cho. Mỗi lần nhận được ghế nó khoanh tay lễ phép cúi gập người đầy vẻ biết ơn, khiến ai cũng thấy hài lòng. Xung quanh “nhà” nó toàn xếp ghế đôn nên dân trong chợ ghép luôn thành cái tên “Đôn điên”. Dần thành quen, thế là nó có tên từ đấy.
Nhiều tiếng gọi, nhiều lời nhờ vả, sai khiến. Dần dà, Đôn điên cũng thành một thành viên trong chợ.
Dạo này chắc có chỗ ở và công ăn việc làm “ổn định” nên Đôn điên xem chừng vui vẻ. Những lúc rảnh rỗi, nó thường nghêu ngao hát mấy câu: “Tao tua tồi ơ tày tua tồi…”. Chẳng ai hiểu câu hát của nó. Người thì bảo đấy là nó hát: “Tao thua rồi, ơ mày thua rồi…”. Những người có đầu óc lãng mạn lại bảo vì thằng này điên tình nên nó hát: “Tim tan tành lòng cũng tan tành”. Chẳng biết ai đúng ai sai. Muốn biết chính xác thì chỉ có hỏi nó. Nhưng ai lại đi hỏi thằng điên bao giờ.
Còn với cái sở thích kỳ lạ thích đi nhặt ghế đôn của nó cũng có bao nhiêu là chuyện. Lớp người già thuộc hàng bô lão đồ đoán có lẽ đời ông bà cụ kỵ nó hồi trước làm mõ làng, đã làm điều gì thất đức nên bị trời đày sang đời con cháu, bây giờ suốt ngày đi lo chỗ ngồi cho thiên hạ. Cái xóm chợ này ngày nào cũng có chuyện bàn tán về Đôn điên. Đúng, sai ra sao không biết. Mà cũng chỉ là một thằng điên, cần gì đến sự đúng sai, chỉ cốt có cái để chém gió cho xôm trò. Còn bọn trẻ thì thường lấy thằng Đôn điên ra để làm trò tiêu khiển. Có lần tôi thấy một lũ trong quán bia vẫy tay gọi thằng Đôn:
Lại một cốc bia đưa ra. Cứ thế cho đến lúc tôi thấy thằng Đôn ngồi bệt xuống gốc cột. Khó khăn lắm nó mới đứng dậy được rồi xiêu vẹo bước đi giữa tiếng hò reo man dại của bọn thanh niên. Thằng Đôn quay lại toét miệng cười, tỏ vẻ sung sướng. Nó sung sướng nhưng tim tôi chợt nhói đau.
* * *
- Còn việc cuối cùng tôi đưa ra để bà con ta cùng bàn và thực hiện. Hôm qua lên xã, có người nói với tôi về việc thằng Đôn điên ngoài xóm chợ. Các anh ấy bảo cứ để chuyện này tồn tại mãi sẽ ảnh hưởng đến mĩ quan của địa phương, ảnh hưởng đến công tác thi đua và phong trào nếp sống văn hóa mới. Cho nên theo tinh thần chỉ đạo là xóm ta phải chuyển nó đi nơi khác.
- Bà con còn nhớ không? Hồi trước, sau một đêm mưa, sáng ra đã thấy nó ngồi lù lù ở chợ. Tôi chắc bọn nào đã chở nó từ đâu đến rồi thả nó xuống chợ này trong đêm. Giờ mình cũng chở nó đi trong đêm rồi thả xuống… cái chợ nào đấy. Dọc đường này thiếu gì chợ.
Mấy cô gái vừa cười khúc khích vừa nói:
Nhưng rồi ý kiến cuối cùng của ông Toàn: nếu không may thằng Đôn điên trúng gió lăn quay ra chết thì ai chịu trách nhiệm. Mà cái kiểu ăn ở như vậy thì chuyện chết bất đắc kì tử rất dễ xảy ra. Quả là điều lo ngại của ông Toàn đã làm không ít người nao núng.
Tôi bỗng thấy một cái gì giống như một cuộc chia ly.
* * *
Tuy không nằm trong “tổ công tác” nhưng bấy lâu nay tôi là người hay lưu tâm đến thằng Đôn, nên cũng ra xóm chợ nghe ngóng tình hình. Tôi cũng can ngăn ông Toàn:
Trời sáng thì mưa tạnh. Nước ở trên núi đổ về đỏ ngầu cuốn theo cả cây cối, cuồn cuộn dâng cao ở đoạn suối đầu chợ. Mọi người vội khuân vác dọn hàng.
Tiếng bước chân rầm rập cùng những tiếng la hét tuyệt vọng. Nước xiết thế kia thì coi như đã hết đường rồi, ai còn dám đùa với dòng nước tử thần kia. Ông Toàn ngã khụy xuống, mặt trắng bệch.
Giữa những tiếng kêu gào hoảng loạn bỗng có một tiếng “ùm” rất to, nước bắn tung tóe. Mọi người còn đang ngơ ngác thì bỗng phía cuối dòng suối thấy hai cái đầu đang nhấp nhô. Một người đang cố bơi vào bờ bằng một tay, còn tay kia ôm cái Hạnh lên. Dân làng hò reo lao tới mong muốn nhìn xem người anh hùng ấy là ai. Gần đến nơi cả đám đông khựng lại, há hốc mồm, rồi cùng kêu thất thanh:
Một thằng giọng bình thản:
Cả lũ lại cười ré lên.
- Tao tua tồi… ơ… tày tua tồi…
Cứ chiều chiều, khi rảnh việc, tiếng hát của Đôn điên thường cất lên trong xóm chợ. Mặc ai muốn suy luận ý nghĩa câu hát của nó thế nào cũng được.
* * *
Bây giờ thì ngày nào cái xóm chợ của tôi cũng vang vọng những lời đầm ấm như vậy.
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...