Thứ năm, ngày 16 tháng 01 năm 2025
02:37 (GMT +7)

Công diễn “Hoa Núi” năm 2024

VNTN - Tối 5/12, Chương trình nghệ thuật “Hoa núi” năm 2024 đã được công diễn tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc. Chương trình do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, tổ chức.

 

Đông đảo khán giả trước giờ biểu diễn
Đông đảo khán giả trước giờ biểu diễn

Dự chương trình có nhà phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ,Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Mai, Tỉnh uỷ viên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; đồng chí Nguyễn Thị Thuý Nga, Trưởng ban Văn hoá xã hội, HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; đông đảo các nghệ sĩ, diễn viên và công chúng yêu nghệ thuật trong tỉnh.

Ban Tổ chức tặng hoa chúc mừng đại diện các đơn vị, tác giả, diễn viên tham gia Chương trình
Ban Tổ chức tặng hoa chúc mừng đại diện các đơn vị, tác giả, diễn viên tham gia Chương trình
Độc tấu đàn bầu “Nhớ về quê mẹ”do Nguyễn Cao Vũ cùng tốp múa Học viện Múa Việt Nam biểu diễn
Độc tấu đàn bầu “Nhớ về quê mẹ”do Nguyễn Cao Vũ cùng tốp múa Học viện Múa Việt Nam biểu diễn

“Hoa Núi” năm 2024 gồm 14 tác phẩm ca, múa, nhạc đậm chất dân gian truyền thống và đương đại của 12 tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật của Thái Nguyên và cả nước. Tổng đạo diễn chương trình NSƯT Trần Thị Thanh.

Với sự tham gia của hơn 100 nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên của Thái Nguyên và Hà Nội, chương trình mang đậm bản sắc văn hóa Thái Nguyên và vùng Việt Bắc, đồng thời tái hiện ký ức về một thời hoa lửa - những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt mà hào hùng của quân đội nhân dân Việt Nam.

Khoảnh khắc ấn tượng trong tiết mục múa “Trao truyền” do biên đạo Nguyễn Phương dàn dựng, nhóm sinh viên Học viện Múa Việt Nam trình diễn
Khoảnh khắc ấn tượng trong tiết mục múa “Trao truyền” do biên đạo Nguyễn Phương dàn dựng, nhóm sinh viên Học viện Múa Việt Nam trình diễn

Chương trình là sự tôn vinh những lao động sáng tạo, những tác phẩm tiêu biểu của văn nghệ sĩ Thái Nguyên, nhưng các tiết mục được lựa chọn và sắp xếp, nối kết chặt chẽ, “Hoa núi năm 2024” chia làm 3 phần với những màu sắc nghệ thuật khá rành mạch.

“Thái Nguyên đa sắc” là nội dung chính của Phần 1. Các tiết mục hát, múa, đàn bầu, hát chèo… “Nhớ về quê mẹ”, “Sức sống mới”,  “Trao truyền”, “Thái Nguyên mùa xuân về”, “Khúc biến tấu Cao Lan, “Múa nón” (Tày), không chỉ tái hiện một Thái Nguyên tươi đẹp với vẻ thơ mộng mà hùng vĩ mà còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa phong phú, đặc sắc với các tộc người đang sinh sống và phát triển.

Tiết mục múa “Khúc biến tấu Cao Lan” do nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc biểu diễn
Tiết mục múa “Khúc biến tấu Cao Lan” do nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc biểu diễn

Trong không khí hào hùng những ngày sắp diễn ra kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, “Hoa Núi 2024” như một món quà ý nghĩa của đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên hướng về  sự kiện đặc biệt này. Hùng tráng và da diết các ca khúc, tiết mục hát múa… của Phần 2 - “Bộ đội Cụ Hồ” đã cho người xem sống dậy với những năm tháng cách mạng đầy gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang của dân tộc.

Múa “Múa Nón” (Tày) do NSƯT. Hoàng Thiện Thực dàn dựng; tốp múa Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc biểu diễn
Múa “Mùa Nón” (Tày) do NSƯT Hoàng Thiện Thực dàn dựng; tốp múa Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc biểu diễn

Bằng âm nhạc, bằng lời ca, điệu múa, các nghệ sĩ đã tái hiện những câu chuyện về bộ đội, về cách mạng, về lòng yêu nước bất diệt, để người xem sẽ nhớ mãi về một Điện Biên Phủ kiên cường, với những người lính Cụ Hồ với những phẩm chất tổt đẹp.

Tổ khúc múa “Đường ra chiến dịch, do các biên đạo Tú Nam, Phong Lan, Việt Hùng dàn dựng; các diễn viên Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc; Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh và sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trình diễn
Tổ khúc múa “Đường ra chiến dịch, do các biên đạo Tú Nam, Phong Lan, Việt Hùng dàn dựng; các diễn viên Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc; Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh và sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc trình diễn
“Hương sắc Điện Biên” do Ngọc Tuyết sáng tác; La Bình, Ngọc Tuyết, cùng tốp múa Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh biểu diễn
“Hương sắc Điện Biên” do nhạc sĩ Ngọc Tuyết sáng tác; La Bình, Ngọc Tuyết, cùng tốp múa Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh biểu diễn

Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống nhưng cũng đang vươn mình mạnh mẽ trong thời đại mới, chính là nội dung Phần 3 - “Việt Bắc ngày mới”. Như lời chào mở ra tương lai, và khơi gợi những cảm xúc mới cho người xem, các tiết mục: “Thái Nguyên yêu thương”, “Chồi non”, “Sắc màu Việt Bắc”... được sáng tác và dàn dựng bởi những nhạc sĩ, nghệ sĩ trẻ đã tái hiện sống động một Thái Nguyên, nơi con người và thiên nhiên hòa quyện, nơi ươm mầm những tài năng nghệ thuật như những chồi non vươn lên trong mùa xuân. Sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên một diện mạo mới đầy tự hào. Thái Nguyên -  nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa vùng Việt Bắc đang vươn mình mạnh mẽ.

Múa“Chồi non” do Bích Ngọc dàn dựng, Trung tâm nghệ thuật Little flowers biểu diễn
Múa“Chồi non” do biên đạo múa Bích Ngọc dàn dựng, các diễn viên "nhí" của Trung tâm nghệ thuật Little flowers biểu diễn
Ca khúc “Thái Nguyên yêu thương”, do Thương Mến sáng tác; tốp nữ Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Việt Bắc biểu diễn
Ca khúc “Thái Nguyên yêu thương” do nhạc sĩ Thương Mến sáng tác; tốp nữ Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc biểu diễn
Màn kết “Sắc màu Việt Bắc” do Vũ Lực sáng tác; tập thể diễn viên Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh biểu diễn
Màn kết “Sắc màu Việt Bắc” do nhạc sĩ  Vũ Lực sáng tác; tập thể diễn viên Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh biểu diễn

Ngoài ra, xen giữa các tiết mục biểu diễn trong chương trình, người xem còn được giao lưu với NSƯT Lê Khánh Toàn - Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Việt Bắc.

Yêu nghề và tâm huyết với nghệ thuật biểu diễn dân gian vùng Việt Bắc, NSƯT Lê Khánh Toàn là người đầu tiên mạnh dạn đưa thể loại nhạc kịch lên sân khấu của Thái Nguyên. Được dàn dựng công phu, với gần 100 nghệ sĩ, diễn viên chủ lực của Nhà hát, “Đi về phía Mặt trời” từ những ngày đầu ra mắt đã giành được nhiều tình cảm của khán, thính giả Thái Nguyên và công chúng yêu nghệ thuật trên cả nước. Và cũng chính tác phẩm này đã mang về những giải thưởng lớn cho Nhà hát trong Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 tại tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua.

Quang Khải

1 đã tặng

1

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy