Từ đồng âm và nghệ thuật chơi chữ
VNTN - Chơi chữ là những thnhững hình tái tu từ được thể hiên bằng cáh sinh động những tiềm năng của ngôn ngữ về mạt ngữ âm, từ vựng ngữ nghãi, ngữ pháp nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.. Một trong những nghệ thuật chơi chữ trong tiếng Việt là sử dụng từ ngữ đồng âm.
Khi hai đơn vị ngôn ngữ có hình thức âm thanh giống nhau , nhưng biểu thị hai ý nghĩa khác nhau thì ta có hiện tượng đồng âm. Đường kính1 : Dây cung lớn nhất của đường tròn. Đường kinh2: “ Đường kết tinh màu trắng” . Hai đơn vị Đường kính 1, 2 được coi là hai đơn vị đồng âm.
Trong tiếng Việt, hiện tượng đồng âm có thể xảy ra giữa các đơn vị ngôn ngữ:
- a) Xét về nguồn gốc:
- Giữa các yếu tố gốc Việt với các yếu tố goc Việt: đá (bóng) – (hòn ) đá . “con ngựa đá con ngựa đá” .
- Giữa yếu tố gốc Việt với yếu tó ngoại lai: Việt – Hán: (củ ) ấu (Việt) - ấu (trĩ) (Hán), (quả ) na – na (dày – Tày Thái), ông (onze – 11 Pháp) – ông (bà) (Việt)
- b) Xét về bậc ngôn ngữ:
- Đồng âm giữa từ với từ: Lợi 1 : lợi ích – lơi2 : răng lợi
- Đoòng âm giữa từ tố với từ tố: chân (thật) – chân (gỗ)
- Đồng âm giữa từ và từ tố: (Ăn) mày – mày (tao)
- Đồng ân giữa cụm từ với từ: ( hoa nay là ) hoa mua (về)- hoa mua,
- Đồng âm giữa cụm từ với cụm từ: bát tiêt (8 tiết) – bát tiết (canh)
Trong văn thơ các tác giả , từ văn học dân gian đến văn chương bác học, thường sử dụng hiên tượng đồng âm để tạo nên những liên tưởng bât ngờ, tạo nên sự dí dỏm, tạo nên những hàm ý, ẩn ý trong câu văn câu thơ.
Trong ca dao:
- Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em
- Bạn vàng chơi với bạn vàng
Đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau
Bạn vàng là bạn quý, bạn thân. Nhưng khi xuất hiện bạn vện (chó vện) bạn bạn vàng có thể hiểu là “chó lông vàng”. Nghĩa bạn vàng bị chuyển dịch thành ra có hai đơn vị :bạn vàng.” đồng âm .
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,
Thầy bói gieo que nói rằng
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Trong câu ca dao trên tác giả dân gian đã sử dụng hai từ lợi đồng âm để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, phê phán thói xấu, “đã già rồi lại còn tấp tểnh lấy chồng!”
Văn học dân gian có nhiều bài thơ ca sử dụng từ đồng âm như một biện pháp tu từ để vui đùa, để đả kich châm biêm. Đặc biệt, chơi chữ đồng âm thường được dùng như một biện pháp đả kích vào các thế lực cầm quyền:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi
Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.
Trong bài ca dao, trên dân gian đã sử dụng “bình thì” theo hai nghiã: bình thì 1 : thời binh; bình thì 2 : d ẹp yên Tự Đức, v ì t ên tục của Tự Đức là “Thì” Câu này chứng tỏ nhân dân mong nhà vua chết, và mong muốn cuộc nổi dậy lật đổ nhà vua.
Trong dân gian có những câu đối, sử dụng từ đồng âm tạo nên tiếng cười vui, hóm hỉnh:
Kiến bò đĩa thịt bò/ Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Đặc biệt, trong văn chương thành văn, từ đồng âm được các nhà văn nhà thơ sử dụng như một vũ khí phê phán những đối tượng cần phê phán.
Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, nhiều người cũng dùng hiện tượng đồng âm để đùa cợt hoặc mỉa mai nhau:
Để đùa những cô gái muộn chồng, có người nói:
- Chị ấy vẫn thuộc binh chủng phòng không.
Phòng không là căn phòng trống không, thiếu người bầu bạn, và phòng không là bảo bệ vùng trời.
Để mỉa mai những người hà tiện, có người nói:
- Anh ấy là giám đốc xí nghiệp sản xuất kẹo.
- Kẹo ở đây , theo ẩn ý là keo kiệt.
Để mỉa mai những trí thức có bằng cấp do chạy chọt tiêu cực mà có nhưng thật ra thì học hành không đến nơi đến chốn, tri thức không có thật, người ta nói : đấy là học giả. Học giả cáo hai nghĩa: 1. Người có chọc thức, uyên bác 2. học giả là người có bằng cấp gỉa tạo, không có tri thức thật tương ứng với bằng câp.
Truyện Trạng Quỳnh có niều bài thơ, câu đố sử dụng từ đồng âm để tạo nên các hình thức đả kích sâu cây vào các thế lực cầm quyền. Tương truyền rằng, lúc trạng còn bé, một hôm trạng vào quán thấy mọt viên tri huyện nhai trầu rồi ném bã ra giữa nhà. Quỳnh nhặt bã trầu lên ngắm nghía, Thấy vậy, quan tri huyện hỏi: Thằng bé , mày làm cáí gì thế kia; Quỳnh thưa:
- Con nghe nói miệng kẻ sang có gang có thép. Con xem gang thép từ miệng kẻ sang ném ra nó như thế nào?
- Tri huyện quát: mày phải đối lại câu đó, nếu không đối được ta sẽ đánh mười roi!
- Quỳnh bình tính đáp: Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
Câu đối rất chỉnh. Trong câu đối của Quỳnh có hai chữ đồ đồng âm: Đồ có nghĩa là đồ đạc, đồ cúng có nghĩa là sinh dục phụ nữ. Lấy đồ nhà khó đối với miệng kẻ sang, thì không có gì cay độc hơn!
Một hôm Trạng Quỳnh sai người ra bảo các hàng bán thịt: ngày mai trạng có đãi tiệc, cần mua mỗi hàng một vài cân, những thịt phái thái sắn để người nhà đỡ tốn công . Sáng hôm sau các hàng thịt thái sẵn để chờ. Mãi không thấy người nhà trạng đén mua, họ đến nhà trạng thì thấy cả nhà đi vằng. Hỏi trạng thì trạng bảo chắc đứa nào chọc phá bà con đấy. Cứ gọi thằng nào Bảo thái mà chửi. Những người bán thịt tức giân cứ chửi đổng: Tiên sư đứa nào bảo thái.! “Bảo thái” là bảo người ta xắt ra. Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông. Như vậy Trạng Quỳnh đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để dân chửi vua!.
Tương truyền Hồ Xuân Hương có ra một vế đối:
- Gái Khán Xuân, xuân xanh tuổi mười ba, khép cửa phòng xuân còn đợi nguyệt.
Và có người đã đối lại, như sau:
Trai Đình Bảng , bảng vàng treo đệ nhất, chờ khi chiếm bảng trúng khôi khoa.
Trong hai vế đối trên, hai từ xuân và bảng đồng âm với hai tiếng Xuân và Bảng là hai tiếng trong địa danh.
Bà Huyện Thanh Quan thường thay chồng nhận đơn khi ông huyện đi vắng. Một hôm có một ông cống mới đỗ, xin làm thịt một con trâu để ăn khao. Lúc ấy đang có lệnh không được mổ trâu. Nhưng bà nể ông tân khoa và nhân tiện cũng muốn đuà ông cử tân khoa. Thế nên bà cầm bút phê vào đơn hai câu thơ:
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ống cống làm trâu thì làm.
Làm trâu: có hai nghĩa: 1. “giết trâu làm thịt”; 2. “làm con trâu”.
Tương truyền Nguyễn Khuyến đã tặng ông Quản Long (quản là một chức quan võ) một câu đối như sau:
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dòn con mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi!
Hai từ đồng âm ngươi: ngươi 1: con ngươi của mắt, ngươi 2: chỉ ngôi thứ hai với ý coi khinh. Quản Long chỉ có một mắt, Nguyễn Khuyến hóm hỉnh chế diễu quản Long.
Một anh đồ tể làm nhà mới, đến in cụ Nguyễn Khuyến đôi câu đối. Cụ viết ngay cho anh ta :
Tứ thời bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
Chủ ngà sung sướng mang về. Vì hai câu này có ngĩa là: Bốn mùa tấm tiết thay đổi, trước sau vẫn thế. Bờ liễu gò cỏ bồ muốn điểm trang. Ngôi nhà mới được như thé thì còn gì hơn.: dù thời tiết thay đổi, trước sau nó vẫn thế, đằng trước nhà cảnh vật lại khoe tươi. Song cái dí dỏm của câu đối là nếu không ngắt câu như bình thường ở sau từ tiết và từ bồ thì ta sé có bát tiết canh và đôi bồ dục là những món thường tấy dưới tay ông đồ tể..
Tú Xương, nhân một chuyến du xuân có ghé thăm một người bạn cũ, đang làm tri huyện Đan Phượng. Ông huyện này sau mấy năm làm quan học được ít nhiều lối sống Tây như bắt tay, nói tiếng Pháp... còn ra vẻ hợm hĩnh ta đây..., nên Tú Xương không ưa. Lúc ông Tú ra về, bạn đưa cho ông một ít tiền lẻ để làm lộ phí. Tú Xương điềm nhiên nhận tiền nhưng lựa chọn những đồng xu không có lỗ trả lại chủ nhân. Quan huyện ngơ ngác không hiểu. Tú Xương giả thích:
Xin bác huyện chớ giận, những đồng xu này vô khổng, nên tôi không ưa dùng.
Trong tiếng Hán Việt, vô khổng nghĩa là không có lỗ, cũng có nghĩa là không còn giữ lễ nghi của đạo Khổng. Quan huyện giận tím mặt. Nhà thơ nhìn những đồng xu rồi ngâm tiếp:
Xu thời, xu thê, cũng là xu.
Ông chắp tay vái chào bạn theo đúng nghi thức Nho gia rồi quay lưng đi.
Trong câu thơ trên, Tú Xương dùng hai từ đồng âm: xu (Hán Việt) nghĩa là hùa theo; và xu (sou-tiếng Pháp) – đồng tiền mệnh gía nhỏ nhất của Pháp tại Đông Dương.
Chúng ta có thể dẫn ra nhiều văn liệu về hiện tượng sử dụng từ đòng âm như một biện pháp tu từ với tư cách là phương tiện giải trí và đả kích.
Lương Bèn
Từ đồng âm và nghệ thuật chơi chữ
VNTN - Chơi chữ là những thnhững hình tái tu từ được thể hiên bằng cáh sinh động những tiềm năng của ngôn ngữ về mạt ngữ âm, từ vựng ngữ nghãi, ngữ pháp nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.. Một trong những nghệ thuật chơi chữ trong tiếng Việt là sử dụng từ ngữ đồng âm.
Khi hai đơn vị ngôn ngữ có hình thức âm thanh giống nhau , nhưng biểu thị hai ý nghĩa khác nhau thì ta có hiện tượng đồng âm. Đường kính1 : Dây cung lớn nhất của đường tròn. Đường kinh2: “ Đường kết tinh màu trắng” . Hai đơn vị Đường kính 1, 2 được coi là hai đơn vị đồng âm.
Trong tiếng Việt, hiện tượng đồng âm có thể xảy ra giữa các đơn vị ngôn ngữ:
- a) Xét về nguồn gốc:
- Giữa các yếu tố gốc Việt với các yếu tố goc Việt: đá (bóng) – (hòn ) đá . “con ngựa đá con ngựa đá” .
- Giữa yếu tố gốc Việt với yếu tó ngoại lai: Việt – Hán: (củ ) ấu (Việt) - ấu (trĩ) (Hán), (quả ) na – na (dày – Tày Thái), ông (onze – 11 Pháp) – ông (bà) (Việt)
- b) Xét về bậc ngôn ngữ:
- Đồng âm giữa từ với từ: Lợi 1 : lợi ích – lơi2 : răng lợi
- Đoòng âm giữa từ tố với từ tố: chân (thật) – chân (gỗ)
- Đồng âm giữa từ và từ tố: (Ăn) mày – mày (tao)
- Đồng ân giữa cụm từ với từ: ( hoa nay là ) hoa mua (về)- hoa mua,
- Đồng âm giữa cụm từ với cụm từ: bát tiêt (8 tiết) – bát tiết (canh)
Trong văn thơ các tác giả , từ văn học dân gian đến văn chương bác học, thường sử dụng hiên tượng đồng âm để tạo nên những liên tưởng bât ngờ, tạo nên sự dí dỏm, tạo nên những hàm ý, ẩn ý trong câu văn câu thơ.
Trong ca dao:
- Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em
- Bạn vàng chơi với bạn vàng
Đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau
Bạn vàng là bạn quý, bạn thân. Nhưng khi xuất hiện bạn vện (chó vện) bạn bạn vàng có thể hiểu là “chó lông vàng”. Nghĩa bạn vàng bị chuyển dịch thành ra có hai đơn vị :bạn vàng.” đồng âm .
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,
Thầy bói gieo que nói rằng
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Trong câu ca dao trên tác giả dân gian đã sử dụng hai từ lợi đồng âm để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, phê phán thói xấu, “đã già rồi lại còn tấp tểnh lấy chồng!”
Văn học dân gian có nhiều bài thơ ca sử dụng từ đồng âm như một biện pháp tu từ để vui đùa, để đả kich châm biêm. Đặc biệt, chơi chữ đồng âm thường được dùng như một biện pháp đả kích vào các thế lực cầm quyền:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi
Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.
Trong bài ca dao, trên dân gian đã sử dụng “bình thì” theo hai nghiã: bình thì 1 : thời binh; bình thì 2 : d ẹp yên Tự Đức, v ì t ên tục của Tự Đức là “Thì” Câu này chứng tỏ nhân dân mong nhà vua chết, và mong muốn cuộc nổi dậy lật đổ nhà vua.
Trong dân gian có những câu đối, sử dụng từ đồng âm tạo nên tiếng cười vui, hóm hỉnh:
Kiến bò đĩa thịt bò/ Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Đặc biệt, trong văn chương thành văn, từ đồng âm được các nhà văn nhà thơ sử dụng như một vũ khí phê phán những đối tượng cần phê phán.
Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, nhiều người cũng dùng hiện tượng đồng âm để đùa cợt hoặc mỉa mai nhau:
Để đùa những cô gái muộn chồng, có người nói:
- Chị ấy vẫn thuộc binh chủng phòng không.
Phòng không là căn phòng trống không, thiếu người bầu bạn, và phòng không là bảo bệ vùng trời.
Để mỉa mai những người hà tiện, có người nói:
- Anh ấy là giám đốc xí nghiệp sản xuất kẹo.
- Kẹo ở đây , theo ẩn ý là keo kiệt.
Để mỉa mai những trí thức có bằng cấp do chạy chọt tiêu cực mà có nhưng thật ra thì học hành không đến nơi đến chốn, tri thức không có thật, người ta nói : đấy là học giả. Học giả cáo hai nghĩa: 1. Người có chọc thức, uyên bác 2. học giả là người có bằng cấp gỉa tạo, không có tri thức thật tương ứng với bằng câp.
Truyện Trạng Quỳnh có niều bài thơ, câu đố sử dụng từ đồng âm để tạo nên các hình thức đả kích sâu cây vào các thế lực cầm quyền. Tương truyền rằng, lúc trạng còn bé, một hôm trạng vào quán thấy mọt viên tri huyện nhai trầu rồi ném bã ra giữa nhà. Quỳnh nhặt bã trầu lên ngắm nghía, Thấy vậy, quan tri huyện hỏi: Thằng bé , mày làm cáí gì thế kia; Quỳnh thưa:
- Con nghe nói miệng kẻ sang có gang có thép. Con xem gang thép từ miệng kẻ sang ném ra nó như thế nào?
- Tri huyện quát: mày phải đối lại câu đó, nếu không đối được ta sẽ đánh mười roi!
- Quỳnh bình tính đáp: Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.
Câu đối rất chỉnh. Trong câu đối của Quỳnh có hai chữ đồ đồng âm: Đồ có nghĩa là đồ đạc, đồ cúng có nghĩa là sinh dục phụ nữ. Lấy đồ nhà khó đối với miệng kẻ sang, thì không có gì cay độc hơn!
Một hôm Trạng Quỳnh sai người ra bảo các hàng bán thịt: ngày mai trạng có đãi tiệc, cần mua mỗi hàng một vài cân, những thịt phái thái sắn để người nhà đỡ tốn công . Sáng hôm sau các hàng thịt thái sẵn để chờ. Mãi không thấy người nhà trạng đén mua, họ đến nhà trạng thì thấy cả nhà đi vằng. Hỏi trạng thì trạng bảo chắc đứa nào chọc phá bà con đấy. Cứ gọi thằng nào Bảo thái mà chửi. Những người bán thịt tức giân cứ chửi đổng: Tiên sư đứa nào bảo thái.! “Bảo thái” là bảo người ta xắt ra. Bảo thái là niên hiệu vua Lê Dụ Tông. Như vậy Trạng Quỳnh đã lợi dụng hiện tượng đồng âm để dân chửi vua!.
Tương truyền Hồ Xuân Hương có ra một vế đối:
- Gái Khán Xuân, xuân xanh tuổi mười ba, khép cửa phòng xuân còn đợi nguyệt.
Và có người đã đối lại, như sau:
Trai Đình Bảng , bảng vàng treo đệ nhất, chờ khi chiếm bảng trúng khôi khoa.
Trong hai vế đối trên, hai từ xuân và bảng đồng âm với hai tiếng Xuân và Bảng là hai tiếng trong địa danh.
Bà Huyện Thanh Quan thường thay chồng nhận đơn khi ông huyện đi vắng. Một hôm có một ông cống mới đỗ, xin làm thịt một con trâu để ăn khao. Lúc ấy đang có lệnh không được mổ trâu. Nhưng bà nể ông tân khoa và nhân tiện cũng muốn đuà ông cử tân khoa. Thế nên bà cầm bút phê vào đơn hai câu thơ:
Người ta thì chẳng được đâu
Ừ thì ống cống làm trâu thì làm.
Làm trâu: có hai nghĩa: 1. “giết trâu làm thịt”; 2. “làm con trâu”.
Tương truyền Nguyễn Khuyến đã tặng ông Quản Long (quản là một chức quan võ) một câu đối như sau:
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dòn con mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi!
Hai từ đồng âm ngươi: ngươi 1: con ngươi của mắt, ngươi 2: chỉ ngôi thứ hai với ý coi khinh. Quản Long chỉ có một mắt, Nguyễn Khuyến hóm hỉnh chế diễu quản Long.
Một anh đồ tể làm nhà mới, đến in cụ Nguyễn Khuyến đôi câu đối. Cụ viết ngay cho anh ta :
Tứ thời bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
Chủ ngà sung sướng mang về. Vì hai câu này có ngĩa là: Bốn mùa tấm tiết thay đổi, trước sau vẫn thế. Bờ liễu gò cỏ bồ muốn điểm trang. Ngôi nhà mới được như thé thì còn gì hơn.: dù thời tiết thay đổi, trước sau nó vẫn thế, đằng trước nhà cảnh vật lại khoe tươi. Song cái dí dỏm của câu đối là nếu không ngắt câu như bình thường ở sau từ tiết và từ bồ thì ta sé có bát tiết canh và đôi bồ dục là những món thường tấy dưới tay ông đồ tể..
Tú Xương, nhân một chuyến du xuân có ghé thăm một người bạn cũ, đang làm tri huyện Đan Phượng. Ông huyện này sau mấy năm làm quan học được ít nhiều lối sống Tây như bắt tay, nói tiếng Pháp... còn ra vẻ hợm hĩnh ta đây..., nên Tú Xương không ưa. Lúc ông Tú ra về, bạn đưa cho ông một ít tiền lẻ để làm lộ phí. Tú Xương điềm nhiên nhận tiền nhưng lựa chọn những đồng xu không có lỗ trả lại chủ nhân. Quan huyện ngơ ngác không hiểu. Tú Xương giả thích:
Xin bác huyện chớ giận, những đồng xu này vô khổng, nên tôi không ưa dùng.
Trong tiếng Hán Việt, vô khổng nghĩa là không có lỗ, cũng có nghĩa là không còn giữ lễ nghi của đạo Khổng. Quan huyện giận tím mặt. Nhà thơ nhìn những đồng xu rồi ngâm tiếp:
Xu thời, xu thê, cũng là xu.
Ông chắp tay vái chào bạn theo đúng nghi thức Nho gia rồi quay lưng đi.
Trong câu thơ trên, Tú Xương dùng hai từ đồng âm: xu (Hán Việt) nghĩa là hùa theo; và xu (sou-tiếng Pháp) – đồng tiền mệnh gía nhỏ nhất của Pháp tại Đông Dương.
Chúng ta có thể dẫn ra nhiều văn liệu về hiện tượng sử dụng từ đòng âm như một biện pháp tu từ với tư cách là phương tiện giải trí và đả kích.
Lương Bèn
[su_button url="https://vannghethainguyen.vn/2016/11/22/10565/"]Trở về thư viện tác giả[/su_button]
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...