
Góc biếm họa số 12 (2025)

Nhữngmùathuthươngnhớ
Tản văn của Đoàn Hạnh
Tôi đã từng say mê, tôi đã từng mải miết với mùa thu. Những mùa thu đã qua và cả những mùa thu sắp tới. Có lẽ không chỉ riêng tôi đâu, biết bao tâm hồn thu trên thế gian này cũng chênh chao, cũng ngả nghiêng, cũng si mê đắm đuối vì thu. Chả thế mà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã phải thốt lên: “Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức/...Em không nghe rừng thu/ Lá thu kêu xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô?”. Mấy câu thơ thôi mà hiện ra trước mắt ta một bức tranh thu tuyệt đẹp. Không chỉ có màu sắc thu, âm thanh mùa thu; những đường nét, hình khối mà đặc biệt là hồn thu tha thiết lắng sâu như cuốn lấy, như ma mị, như thôi miên.Thu làm con người ta xốn xang, thu làm con người ta nao lòng, thu làm con người ta rạo rực xúc cảm là thế!
Thu đẹp, quả không sai! Thu đẹp như một nàng thiếu nữ đến tuổi trăng tròn. Ngan ngát hương, dìu dịu nhớ. Đôi mắt hồ thu chênh chao lá vàng nghiêng xoay theo chiều gió. Thu đẹp bởi những niềm vui. Thu đẹp bởi cả những nỗi buồn.
Thu giống như gia vị cuộc đời, như phím đàn với cung trầm cung bổng. Mỗi mùa thu qua là một màu thu, một vị thu của đời người.
Tôi nhí nhảnh, hồn nhiên trong những ngày thu tháng tám của tuổi thơ. Một tuổi thơ ăm ắp kỉ niệm về những buổi họp Đội rộn ràng trống ếch, háo hức say sưa, tắm mình nô đùa dưới ánh trăng thu! Thu long lanh, thu giòn tan tiếng cười khanh khách khi tôi được cầm trên tay chiếc đèn ông sao năm cánh đủ màu. Vài chiếc kẹo bột, kẹo gôm; vài trái cây vườn nhà cũng đủ làm tâm hồn thơ trẻ nhảy nhót tưng bừng trong ngày rằm trung thu. Tuy giản đơn, tuy còn nhiều thiếu thốn mà trong veo, mà hạnh phúc biết nhường nào!
Thu háo hức say mê của những ngày tựu trường sau mỗi kì nghỉ hè ba tháng dài dặc. Lại hồi hộp, lại mong chờ mẹ sắm cho bộ quần áo mới, chiếc cặp sách mới và những quyển sách, quyển vở mới để lên một lớp mới. Phơi phới niềm vui, hớn hở tung tăng ngày khai trường cùng bè bạn. Thu của tuổi thần tiên đẹp như vầng trăng cổ tích, lung linh sắc màu. Thu của lứa tuổi vô lo, vô ưu, lăn xả, hòa tan trong bất tận thu.
Thầm thì cùng với thu. Ấp ủ, ngại ngùng những tâm tư giấu kín. Thu xao động rung rinh nhịp đập con tim của lứa tuổi trăng tròn nhiều mơ mộng với nỗi niềm thầm thương trộm nhớ. Dòng lưu bút, cánh phượng hồng, phong thư ngập ngừng khép vào trang vở. Ánh mắt ai xao xuyến, bâng khuâng...Thu gửi về bên ấy cả khung trời thương nhớ. Thu gói ghém ước mơ khát vọng thanh xuân.
Tà áo trắng mùa thu đưa bước chân tôi đến giảng đường đại học. Thu của những tháng năm tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, đam mê. Tôi như một con ong chăm chỉ gom mật thơm từ lời thầy cô giảng, từ những cuốn sách trên thư viện nhà trường vào mỗi tối tự học. Tôi miệt mài đọc, miệt mài ghi chép. Tôi thích lưu lại trong những cuốn sổ của mình tiểu sử các tác gia nổi tiếng, những trang viết hay, những lời phân tích, lời bình sâu sắc. Tôi thích chép những bài thơ, những đoạn văn hay. Tôi tự viết những bài thơ mà chỉ dám dành riêng cho mình.
Và cũng mùa thu năm ấy, anh nắm tay tôi dạo bước trên con đường ngập tràn hương hoa sữa. Con đường mà mỗi buổi tối cuối tuần chúng tôi đi học tiếng Anh ở trung tâm gần trường. Những nụ hồng nhung đỏ thắm anh thường mang tặng tôi và cắm vào chiếc lọ hoa nhỏ xinh xắn để trên mặt hòm giường tầng kí túc xá. Thu dịu dàng, thu ngọt ngào trong ánh mắt anh trìu mến. Tôi như thấy trong đôi mắt anh cả mùa thu thương nhớ. Đôi mắt và cái nắm tay thật chặt của anh đã khiến trái tim tôi như tan chảy. Màu thu thật đẹp. Vị thu ngọt như thanh kẹo sô cô la.
Năm tháng qua đi, thu hẹn hò sau mỗi lần gặp gỡ. Thu vấn vít, bện chặt chẳng bao giờ xa. Thu chung thủy vẹn tròn, dẫu có đi đâu nhưng rồi cũng trở về. Tôi lớn lên cùng thu. Tôi vui, buồn, hạnh phúc cùng thu.
Thu trong trẻo nắng mai nở nụ cười rạng rỡ, hoa lá xôn xao đón tôi ngày đầu tiên đứng trên bục giảng làm cô giáo. Những khuôn mặt đáng yêu, những ánh mắt trong veo, màu khăn quàng thắm đỏ trên vai. Tôi như thấy cả tuổi thơ của mình ùa về. Thu đã song hành cùng tôi lần lượt chở những chuyến đò cập bến sang sông. Những chuyến đò chở đầy niềm yêu thương hi vọng, chở khát khao năm tháng vẹn tròn.
Chiếc váy cô dâu duyên dáng đưa tôi về nhà chồng. Thu ấm nồng trong hơi thở phu thê. Nhưng rồi cũng từ mùa thu đó, tôi trở nên tất bật hơn, lo toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình. Thu lặng lẽ trôi mà nhiều khi tôi đã vô tình không còn để ý, không còn quan tâm nữa. Một ngày kia, thu bừng sáng trong tôi với niềm hạnh phúc vô bờ. Thiên thần bé nhỏ của tôi ra đời, chào đón một mùa thu rạng rỡ. Màu thu, màu tơ trời óng ả. Vị thu, vị hạnh phúc dâng tràn. Hương sen cuối hạ, hương ổi đầu thu, nhãn lồng ngọt lịm, mắt na xoe tròn, quả thị căng vàng. Thu dâng cho đời hương thơm của đất trời. Thu mang cho tôi thiên chức làm mẹ. Thu ngọt ngào. Thu yêu thương.
Những mùa thu tôi đã và đang đi qua - những mùa thu thương nhớ! Mọi vui buồn đều lưu giữ trong trái tim mùa thu để rồi chiêm nghiệm, để rồi thêm yêu cuộc sống này và thêm yêu, thêm trân trọng những mùa thu sắp tới.
Thắp sáng một miền quê
Tôi đến thăm Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô vào một ngày đầu hạ. Ngắm nhìn những nương chè xanh mướt trải dài, búp non tua tủa khẽ lay lay trước cơn gió nhẹ vào buổi sớm mai lấp lánh, tôi dang tay hít căng lồng ngực, cảm nhận bầu không khí trong lành cùng hương chè chan chan chát đặc trưng, thấy lòng mình nhẹ nhõm, khoan khoái vô cùng.Tôi thầm cảm phục, tự hào về em, chàng trai trẻ Hoàng Văn Tuấn giàu ý chí, nghị lực với hoài bão, khát khao cháy bỏng được cống hiến sức mình xây dựng quê hương.
Hình ảnh một góc nương chè của HTX trong vụ thu hoạch
Sinh ra và lớn lên ởxóm Phú Thọ, từng là xóm nghèo thuộc diện 135 của vùng đất chè xã Phú Đô, huyện Phú Lương, thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ cũng như cuộc sống nhiều gian nan của những người dân quê mình với nghề nông nghiệp trồng chè quanh năm nắng mưanhọc nhằn nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, chật vật.Tuấn mong muốn làm được điều gì đó cho quê hương.Đặc biệt, sớm nhận thấy xu hướng, giá trị của việc sản xuất chè hữu cơ, Hoàng Văn Tuấn, chàng trai trẻ thế hệ 9x ngay từ những ngày còn trên giảng đường đại học đã nung nấu ước mơ, dự định ra trường sẽ trở về quê gây dựng, phát triển thương hiệu chè xanh organic.
Tuấn chia sẻ: Em rất lo cho sức khỏe của bố mẹ. Hàng ngày làm việc vất vả, lại thường xuyên phải hít vào phổi mùi thuốc hóa học phun chống sâu bệnh, kích mầm.Nếu cứ giữ lối sản xuất chè cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học như vậy, lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người.Việc sản xuất chè sạch vừa đảm bảo sức khỏe người làm ra sản phẩm,vừa đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, và đó cũng là lựa chọn của người tiêu dùng thông thái trong xã hội hiện đại ngày nay.Đồng thời góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
26 tuổi, cầm trên tay tấm bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí tài nguyên và môi trường, Tuấn không ở lại thành phố tìm một công việc phù hợp với trình độ hay chí ít cũng xin làm cán bộ cơ quan nhà nước như nhiều bạn trẻ. Em về quê, vượt qua mọi trở ngại tâm lí, những khó khăn cả về vốn đầu tưbước đầu và kinh nghiệm chuyên môn cũng như trăn trở về đầu ra của sản phẩm, Tuấn mạnh dạn từng bước thực hiện ước mơ của mình. Với bất cứ ai bắt đầu khởi nghiệp đều sẽ gặp những khó khăn nhất định, đối với một sinh viên trẻ mới ra trường như Tuấn thì lại càng khó khăn hơn.Không ngại khó, không nản lòng, được sự đồng thuận của bố mẹ, Tuấn vay vốn ngân hàng, vay anh em, bạn bè để gây dựng cơ sở sản xuất.
Với ưu thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lí thuận lợi để phát triển chè organic, Tuấn cải tạo đất trồng bằng việc thay thế phân hóa học hoàn toàn bằng phân hữu cơ dùng bón cho cây chè.Nhìn đống củi được tận dụng từ đẩu mẩu gỗ mua ở các xưởng gỗ và những cây keo sâu trên rừng cây của gia đình mangcắt ngắn cùng chiếc lò đốt yếm khí do Tuấn tự thiết kế, tôi hiểu Tuấn đã khắc phục khó khăn bước đầu như thế nào. Chắc hẳn phải rất yêu công việc của gia đình và nung nấu một quyết tâm cháy bỏng, Tuấn mới có thể cần mẫn từng bước một như vậy.
Vừa nỗ lực chăm sóc cây chè theo phương pháp mới, vừa tranh thủ vận động bà con xung quanh cùng tham gia, dần dần diện tích chè ogranic được mở rộng hơn. Cùng với bón phân hữu cơ tự sản xuất và nhập thêm, Tuấn dùng ớt, tỏi, gừng và lá cây rừng để làm thuốc trừ sâu sinh học.
Hình ảnh nương chè sau khi thu hoạch được chăm sóc bằng phân hữu cơ
Em nhấn mạnh: “Chính phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho đất sớm mất chất dinh dưỡng, khô cằn, cây chè dần còi cọc, chậm phát triển, chất lượng sản phẩm chè vì thế cũng không được đảm bảo; giờ em phải cố gắng vực lại những tồn dư đó”. Vừa nói, em vừa dẫn tôi đi tham quan nương chè của gia đình.Những luống chè thẳng tắp, thân cây khỏe khoắn, nhiều tán, lá xanh mỡ màng đầy sức sống; đất dưới rạch chè tơi xốp, giữ được độ ẩm.Đó chính là kết quả của việc sử dụng phân hữu cơ chăm sóc cho cây chè, tạo nguồn dinh dưỡng bền bỉ giúp cây chè sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, vừa chống xói mòn.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ sản phẩm hầu như đều được sản xuất, chế biến, nuôi trồng công nghiệp, mang lại năng suất cao nhưng ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người do dư lượng hóa chất sử dụng. Việc làm của Tuấn bên cạnh việc nâng cao giá trị sản phẩm, tôi nghĩ còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc là góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của mỗi người.
Nhờ sự kiên trì, chịu khó, vận dụng kiến thức tiếp thu được ở trường đại học, kết hợp tìm hiểu, học hỏi những người có hiểu biết, có kinh nghiệmtrồng chè, được nghe tư vấn hỗ trợ từ chuyên gia, đồng thời Tuấn áp dụng kĩ thuật chăm sóc chè hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học. Chính vì thế.sản lượng chè tại cơ sở sản xuất theo thời gian đã tăng lên đáng kể.Chất lượng chuẩn chè xanh organic, được người mua tin tưởng.
Sự cố gắng không ngừng của Tuấn đã được đền đáp, năm 2022, Hợp tác xã (HTX) trà an toàn Phú Đô chính thức được thành lập.Chàng trai trẻ Hoàng Văn Tuấn vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc.Kế hoạch dài hơi để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín đối với người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước là điều Tuấn luôn luôn trăn trở. Thành công bước đầu đáng tự hào của em giúp tôi cảm nhận rõ hơn ý nghĩa câu tục ngữbao đời của cha ông ta:“Có chí thì nên”. Mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua nếu chúng ta thực sự quyết tâm đi đến cùng.Tôi đã từng dạy học trò của mình về sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống để thành công. Hoàng Văn Tuấn là tấm gương trẻ của quê hương xã Phú Đô, huyện Phú Lương mà tôi đã và sẽtiếp tục giới thiệu với các em trong bài giảng của mình.
Là người đứng đầu một cơ sở sản xuất, chế biến chè, có biết bao công việc phải lo. Từ việc hướng dẫn thành viên HTX cách chọn giống, trồng, chăm sóc chè đến việc sao chè làm sao mang lại chất lượng mong muốn đến kĩ thuật đóng gói, tạo bao bì, tạo nhãn mác, thương hiệu, đầu ra cho sản phẩm,...Tuấn luôn chân luôn tay, hầu như rất ít khi được nghỉ ngơi. Ngoài công việc của một Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Tuấn trực tiếp bắt tay vào lao động sản xuất cùng mọi người. Sự gần gũi, cởi mở, chân thành, mộc mạc của Tuấn khiến ai cũng quý mến.
Không chỉ làm chè của gia đình, hiện tại Tuấn còn vận động được nhiều hộ dân tham gia mô hình liên kết sản xuất chè an toàn. “Thời gian đầu, bà con còn băn khoăn, ngần ngại nhưng bây giờ thì mọi người đã hoàn toàn yên tâm, tin tưởng, say mê với công việc của HTX” - Tuấn bộc bạch. Hiện nay, Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô có tổng diện tích 15,2 ha chè, mỗi năm cho thu nhập bình quân khoảng 20 tấn chè khô. Được biết HTX đã và đang sử dụng bếp khí hóa sinh khối để chế biến chè với 100% máy móc là inox. Với phương tiện sản xuất này, người sao chè đỡ vất vả hơn, không bị ảnh hưởng hơi nóng nhiều, góp phần giải phóng sức lao động. Tôi nhớ những ngày đầu mới về nhà chồng, nhà chồng tôi cũng ở vùng đất chè của huyện Phú Lương. Lúc đó, công việc làm chè còn vất vả lắm, chủ yếu làm thủ công chứ chưa có máy móc hiện đại như bây giờ. Mẹ chồng tôi và vợ chồng em chú thường thức rất khuya để sao chè, thậm chí thời gian đã chạm sang ngày mới mới hoàn tất mẻ chè. Mẹ bảo phải sao ngay thì chè mới thơm ngon, để lâu chè sẽ ôi, mất giá.
Sau khi dẫn tôi đi một vòng quanh nương chè, Tuấn cùng tôi trở lại không gian thưởng chè nhỏ gọn, yên tĩnh của HTX, cũng là nơi giới thiệu sản phẩm với du khách đến tham quan, tìm hiểu. Ấm chè mới pha nóng hổi, Tuấn rót và mời tôi thưởng thức. Nước chè xanh trong ánh vàng, hương chèthơm, vị chan chát, ngòn ngọt, đậm đà đọng nơi cuống họng. Tôi không phải là người sành chè nhưng chỉ cần nhấp một, hai ngụm đầu đã thấy sự khác biệt của chè xanh Ogranic với các loại chè khác trên thị trường.Tuấn đưa cho tôi túi chè đã được đóng gói cẩn thận, trên bao bì có in rõ 4 tiêu chí: Chăm bón hữu cơ, không phẩm màu, không hương liệu, không chất bảo quản. Ngắm nhìn chăm chú, tôi thầm hiểu vì sao mới thành lập chưa lâu mà HTX trà an toàn Phú Đô đã nhanh chóng tạo dựng được thương hiệuđáng quý như vậy.
Hoàng Văn Tuấn tại không gian trưng bày sản phẩm trà xanh ogranic của HTX trà an toàn Phú Đô
Ngoài đảm đương trọng trách Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của HTX trà an toàn Phú Đô, Tuấn còn là Bí thư chi đoàn xóm Phú Thọ. Vốn nhanh nhạy dám nghĩ, dám làm, ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc cùng sự nỗ lực không ngừng “Học đi đôi với hành”, gương mẫu, đi đầu, xông xáo trong mọi hoạt động của HTX cũng như của xóm. Chính vì thế, ngày 18/05/2023 vừa qua, Hoàng Văn Tuấn vinh dự được tuyên dương là một trong những thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của tỉnh Thái Nguyên.
Hoàng Văn Tuấn trong buổi lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Với khuôn mặt luôn nở nụ cười thân thiện, em hào hứng kể về những việc làm, dự định của mình, tôi cảm nhận một tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ.Chàng trai dân tộc Tàydáng người nhỏ nhắn, gân guốclớn lên từ vùng quê nghèo khó ấy đã làm được điều mà nhiều người chưa dám nghĩ, chưa dám làm.Không dừng lại ở việc sản xuất, chế biến chè xanh ogranic, Tuấn bật mí kế hoạch xa hơn, rộng hơn cho tương lai với mong muốn xây dựng HTX trà an toàn trở thành khu du lịch cộng đồng được nhiều du khách tìm đến tham quan, chụp ảnh và thưởng trà. Qua đó góp phần tôn vinh sản phẩm làng nghề chè, đưa sản phẩm chè Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên bay cao, bay xa hơn nữa tới các vùng trong nước và quốc tế.
Ở vùng sơn cước nhiều nhọc nhằn, lam lũ, bà con nơi đây chủ yếu là người dân tộc Tày, dân tộc Mông, trình độ dân trí và việc tiếp cận với khoa học, kĩ thuật tiên tiến còn hạn chế. Vì thế, cuộc sống người dân gặp không ít khó khăn. Thanh niên trẻ Hoàng Văn Tuấn đã mang một luồng sinh khí mới, mở ra một trang mới tràn đầy niềm tin và hi vọng, thắp sáng những nương chè trên quê hương Phú Đô. Trái timrộn rã say mê đã thổi bừng tinh thần khởi nghiệp, là người truyền cảm hứng tới các bạn trẻ với lời nhắn nhủ: Hãy bình tĩnh, kiên trì, bản lĩnh, từng bước sẽ gặt hái được thành công.
Nơi yêu thương tìm về
Tản văn của Đoàn Hạnh
Ai đã quên ngày ấy, ai không nhớ khi xưa, ai không từng bùi ngùi, luyến lưu kỉ niệm về ngôi nhà đã nhiều năm gắn bó? Từ ô cửa nhỏ, mái hiên thân thuộc đến mỗi gian nhà đều mang hơi thở tình thân, vấn vít tiếng nói, tiếng cười, tiếng bước chân với biết bao vui buồn cuộc sống. Theo thời gian, nhà cũ năm xưa được thay bằng nhà mới đẹp hơn, khang trang hơn. Vạn vật biến thiên, cuộc sống con người ngày một thay đổi và lẽ tự nhiên,ngôi nhà xưa đã trở thành hoài niệm.
Tôi cũng đã cùng gia đình qua những lần chuyển nhà, thay đổi chỗ ở và chia tay nhà cũ. Mỗi lần như vậy là một lần luyến lưu, bịn rịn, buồn man mác. Đã bao năm trôi qua nhưng kí ức về ngôi nhà cũ trong tôi mãi như dòng suối mát lành bất tận chảy êm đềm trong tâm khảm. Tuổi thơ tôi bắt đầu là ngôi nhà ba gian lợp lá cọ, vách đất, tường quét vôi trắng. Năm tháng chảy trôi, mái lá bạc màu, cũkĩ; ruimèmốimọt kêu cọt kẹt; vách đất bong tróc dần từng mảnh nhỏ. Ngày mưa, mẹ tôi lấy chậu hứng vào chỗ dột, mưa tí tách rơi. Mảnh áo mưa mẹ mang che trên đỉnh màn cho chị em tôi có giấc ngủ tròn. Chờ nắng ráo, bố tôi đi chặt lá cọ quanh nhà về nhờ người lợp lại. Ngôi nhàvới bộ bàn ghế nhỏ, chiếc tủ đứng và hai chiếc giường rẻ quạt. Những hôm trời mưa, chị em tôi hay đứng trước hiên, giơ tay ra hứng nước mái gianh với niềm thích thú, có khi còn chạy ra sân giữa trời mưa nô đùa, tắm mưa rồi lại chạy vào. Khi đó, tôi chừng 9 - 10 tuổi. Nhớ những lúc mải chơi không chịu học hành hay phụ giúp bố mẹ việc nhà. Nhưng chỉ cần thấy bố cầm chiếc roi tre là đã sợ xám mặt, vội vàng khoanh tay xin lỗi...Tuổi thơ tôi ở đó. Nơi có ngôi nhà nhỏ đơn sơ mà ăm ắp niềm vui, ăm ắp kỉ niệm.
Rồi gia đình tôi có nhà mới, ngôi nhà xây ba gian, “hai thụt một thò”. Ngôi nhà được xây bằng mồ hôi, công sức của bố mẹ tôi gánh cát từ dưới sông lên. Con sông bên sườn nhà bốn mùa tuôn chảy, tấu lên bản nhạc reo vui, nơi tuổi thơ chúng tôi bơi lội, ngụp lặn,rôm rả chuyện trò, thì thầm, rủ rỉ cùng sông.Sông ôm ấp, chở che, nở nụ cười hiền ngắm nhìn tuổi thơ tôi hồn nhiên, tinh nghịch. Rặngtre, hàngduốibênsôngtỏa bóng mát, rì rào, rì rào những câu chuyện không ngớt. Sông bồi đắp phù sa, sông bồi lên đụn cát. Ngày đó, con sông gần nhà tôi cát nhiều vô kể, mỗi lần mưa to, cát lại chảy về dồn tụ lại một khúc sông. Bố mẹ tôi cần mẫn gánh từng gánh cát leo dốc từkhúc sông lên đổcạnh nhà. Bóng người đổ dài theo bóng nắng. Miệt mài...Khi số cát phủ kín hai đống lớn, ước chừng đủ xây ngôi nhà cũng là lúc đôi vai của bố mẹ tôi phồng rộp, đau rát. Mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn cảm giác lòng mình như có ai xát muối. Ngôi nhà có tủ bích phê, có chiếc ti vi đen trắng “hai râu”, vỏ màu đỏ nổi bật. Đó là thành quả bố mẹ tôi chắt chiu, tiết kiệm từ bán mớ rau, quả đỗ; con lợn, đàn gà cùng với đồng lương tích cóp. Ngôi nhà trở nên xinh xắn, thơ mộng hơn khi tôi trồng dọc hai bên cổng hàng hoa vi ô let, loài hoa vi ô let ta tua tủa ra nhánh vươn dài, màuhoatímrịm, thơmngọtngào.
Đi đâu rồi cũng sẽ trở về nhà. Buồn, vui và cả những tất bật lo toan, nhà luôn mở lòng chia sẻ. Nắng, mưa ngoài kia chẳng hề hấn gì khi ta về với ngôi nhà thân thuộc. Nhà chở che cho ta những khi mệt mỏi, nâng giấc ta ngủ ngon sau một ngày vất vả, nhọc nhằn. Dẫu có thế nào, nhà cũng chẳng phụ ta. Chỉ có ta chia xa để rồi luyến nhớ.
Ngôi nhà cũ và cũng là ngôi nhà chất chứa bao kỉ niệm của gia đình tôi là ngôi nhà xây năm gian rộng rãi. Ngôi nhà có hàng rào ô rô thẳng tắp, được cắt tỉa gọn gàng trước sân. Mỗi sớm chiều, tiếng rì rào, kẽo kẹt nơi rặng tre ngoài ngõnhư người bạn trò chuyện vớimọi thành viên gia đình. Có những buổi chiều, tôi thường ngồi dưới rặng tre hóng mát, tay cầm quyển truyện hay cuốn vở chăm chú đọc, học bài. Có lúc lại túm tụm, lê la cùng lũ bạn chơi chuyền, chơi chắt; chiếc măng quay “măng thắt cổ măng đổ mồ hôi” trong say sưa, mê mải...Niềm vui giản dị và cuộc sống cũng thật bình yên, thân thương quá dỗi.
Đâu đây nhà cũ có bóng dáng ông nội mỗi sớm mai ngắt từng bông hoa nhài trắng muốt, thơm ngát, đặt vào từng chiếc tách và úp chén xuống. Bộ ấm chén pha trà của ông lúc nào cũng sạch sẽ, thơm hương hoa. Ông nội tôi từng là cán bộ Tuyên huấn nghỉ hưu. Những người bạn của ông hay đến chơi, uống trà, trò chuyện cùng ông mỗi ngày. Ông có chiếc đài nhỏ để đầu giường. Lúc nào tôi cũng thấy ông mở nghe. Ông thích nhất là nghe thời sự và hay trao đổi chuyện thời sự với bố tôi. Chiếc đài trở thành vật bất li thân của ông. Ông chiều tôi lắm, có gì ngon ông đều cất để dành cho cháu. Những chiếc bánh của ông để phần cho tôi còn thơm ngon mãi đến tận bây giờ.
Ngọn gió mát lành từ chiếc quạt nan, tay bà dẻo dai quạt cho tôi ngon giấc những năm tháng tuổi thơ chan chứa yêu thương trong ngôi nhà xưa ấy. Tôi vẫn như thấy dáng lưng còng của bà trên nhà, dưới bếp chăm chút từng bữa ăn cho con cháu sau mỗi buổi con, cháu đi làm, đi học về. Ngôi nhà mái ngói rêu phong cùng năm tháng, chứng kiến, lưu giữ kí ức tuổi thơ và cả quãng đời thanh xuân tươi đẹp của chị em chúng tôi bên những người thân yêu.
Có những sự đổi thay theo chiều hướng tốt đẹp là niềm vui, là mong đợi của mỗi người. Nhà cũ được thay bằng nhà mới. Những khó khăn, thiếu thốn dần xa. Cuộc sống đủ đầy nhưng có những kí ức không bao giờ phai nhòa trong tâm trí. Ngôi nhà cũ năm xưa ấm êm kỉ niệm, nơi ăm ắp yêu thương tìm về, nơi tôi được sống trong tình yêu thương vô bờ của ông bà nội và bố, những người mà bây giờ tôi chỉ có thể gặp trong giấc mơ.
Sau những bộn bề cuộc sống, tôi tìm lại tháng năm xưa, tìm lại bóng dáng người xa khuất miền tiên cảnh. Ngôi nhà cũ nhưng tình yêu thương không bao giờ cũ. Và đó là nơi khởi nguồn hạnh phúc hiện tại và tương lai trên hành trình cuộc đời.
Mẹ và mùa thu
“Những mạch ngầm yêu thương bất tận./ Ánh dương hồng sưởi ấm tim con./ Dẫu trắc trở, khó khăn không bao giờ đơn độc./ Nơi nương náu tâm hồn, nơi trú ngụ an yên./ Nơi cởi bỏ hết ưu phiền./ Con hạnh phúc cài bông hồng đỏ trên ngực trái”.(Đoàn Hạnh).
Mẹ đã đi qua những mùa thu và năm nay là mùa thu thứ 70 của mẹ tôi. Thu xanh màu lá, nắng thu dịu ngọt nồng nàn, sắc thu vàng sánh như mật ong. Thu vốn trong trẻo, thơ mộng, bình yên.Thu đẹp đến nao lòng. Ai chả yêu mùa thu cơ chứ! Thu song hành cùng tôi, cùng bạn, cùng tất cả nhân sinh trên thế gian này. Tuy nhiên, cuộc đời vốn không bình lặng, nhẹ nhàng như thu. Những nắng sương, những gió mưa, những bươn chải lo toan, những nhọc nhằn mệt mỏi, những thăng trầm vạn biến đi theo mỗi phận người. Bao năm tháng tuổi thơ tôi là bấy nhiêu vất vả, lo toan của mẹ.
Ngày ấy còn nhiều khó khăn lắm! Thời kì bao cấp thiếu thốn đủ thứ.Đất nước mình còn nghèo. Cuộc sống người dân muôn nỗi trở trăn. Những bữa cơm độn sắn, độn khoai đã trở thành nỗi ám ảnh khó quên đối với nhiều người.Còn nhớ lúc đó tôi mới chỉ học lớp 5 đã được cầm tem phiếu đứng xếp hàng cùng các cô chú để chờ nhận gạo kho giúp mẹ. Gạo tích trong kho lâu ngày nên đã chuyển màu, không còn trắng, dẻo, không còn thơm ngon như gạo mới được thu hoạch từ lúa ngoài đồng. Nhà tôi đã có những bữa cơm gạo kho nhận bằng tem phiếu của bố mẹ vậy đó.
Với đồng lương giáo viên ít ỏi, để ba chị em tôi được ăn đủ no, có quần áo ấm để mặc, ngoài giờ lên lớp, mẹ tôi đã phải bươn chải mọi việc. Từ cấy lúa, trồng rau, nuôi lợn, nấu rượu, buôn bán,...Việc gì chân chính có thể làm được là mẹ tôi đều cố gắng. Mẹ tranh thủ mọi thời gian để làm, chẳng lúc nào ngơi chân, ngơi tay.
Sớm tinh mơ, khi nhà nhà còn yên giấc ngủ.Trời còn tối lờ mờ. Mẹ tôi đã lịch kịch buộc hai chiếc dậu chất đầy rau lên chiếc xe Phượng Hoàng cọc cạch chở ra chợ bán cho người mua buôn rồi vội vàng về cho kịp giờ lên lớp. Chiều mẹ làm đất trồng và chăm bón, tưới tắm những luống rau rồi lợn gà, cám bã.Tối đến, sau khi xong mọi việc, mẹ mới ngồi vào bàn soạn bài chuẩn bị cho hôm sau đến trường. Có hôm, ăn cơm tối xong, mẹ còn cặm cụi nấu cơm rượu. Cơm rượu nấu bằng nồi gang to.Khi cơm chín thì xúc, tãi ra nia cho nguội rồi bóp men đem ủ. Khuya lắm mẹ mới được đi ngủ.
Những mùa thu cứ thế lần lượt trôi qua. Tiết thu tháng 9 dịu mát, dễ chịu. Trời thu trong xanh và cao hơn. Mẹ dành dụm những đồng tiền gom góp từ những buổi đi chợ bán rau, bán quả mua cho chị em tôi quần áo, sách vở để chuẩn bị đón chào năm học mới.Thu nồng nàn hương ổi. Thu ngọt lịm trái na. Thu rộn ràng trống ếch lấp lánh đèn ông sao đêm rằm. Thu khấp khởi mùa khai trường. Mẹ vẫn tất bật qua những mùa thu. Mẹ đâu có thời gian, đâu có tâm trạng nào để cảm nhận, để thư thả, thư giãn cùng thu.
Gánh nặng lo toan đè lên đôi vai gầy của mẹ khi bố tôi không may lâm trọng bệnh qua đời. Đó là những ngày thu đau buồn, ảm đạm nhất mà mẹ và chị em chúng tôi phải trải qua. Mẹ trở nên trầm tính hơn.Lặng lẽ làm việc, lặng lẽ chăm lo cho chị em chúng tôi.Ba chị em tôi đang lúc tuổi ăn, tuổi học.Cánh cò lại oằn lưng mải miết cõng nắng qua sông.Cần mẫn, chắt chiu gom từng đồng để các con có tiền ăn, tiền học.
Tôi nhớ những mùa thu đó, buổi chiều mẹ thường hái những trái na vườn nhà, bọc nhẹ nhàng từng quả vào mảnh giấy báo, xếp cẩn thận vào chiếc thúng nhỏ để sớm dậy mang đi chợ bán thêm thắt tiền nuôi con. Mỗi chiều cuối tuần, tôi lại đạp xe hai mươi cây số từ trường sư phạm về. Mẹ dành cho tôi những trái na ngon nhất. Những trái na ngọt lịm như tình mẹ ấp ủ, nuôi dưỡng tôi khôn lớn, trưởng thành. Giờ đây, tôi vẫn thường kể cho con tôi về bà ngoại của con đã nuôi mẹ và các cậu ăn học vất vả như thế nào với mong muốn con biết chia sẻ, yêu thương, biết lo lắng, chăm chỉ học hành hơn.
Một mình mẹ tảo tần lo cho chị em chúng tôi đến nơi đến chốn.Hết cấp ba rồi vào đại học, dựng vợ gả chồng cho từng đứa.Tôi thực sự cảm phục và biết ơn mẹ vô cùng. Thương mẹ nhiều nên những năm học sư phạm và cả bây giờ, tôi luôn chăm chỉ, cố gắng học tập, làm việc. Sống thật tốt để mẹ yên tâm. Vậy mà cũng đã 27 năm trôi qua, 27 mùa thu mẹ tôi thay chồng nuôi con, chăm lo cho con cháu. Mái tóc mẹ đã nhiều sợi bạc.Những vết chân chim hằn trên khóe mắt. Mẹ tôi là vậy đấy! Cả đời vất vả lo toan.Cả đời chăm chút cho những đứa con.Mẹ không có thời gian, không có điều kiện để nghĩ cho riêng mình.
Đến bây giờ, dù các con đã có gia đình riêng.Mẹ đã có các cháu nội, ngoại.Cuộc sống không còn khó khăn, thiếu thốn như trước nữa nhưng mẹ tôi vẫn giản dị, tiết kiệm, dành dụm cho con, cho cháu.
Thu vẫn ngọt ngào, trong trẻo như vốn có. Những mùa thu tôi đi qua, những ấm no, hạnh phúc tôi được hưởng là nhờ có tình thu dịu hiền, sâu lắng, yêu thương vô bờ của mẹ. Mẹ chính là mùa thu đẹp nhất trong tôi.
Như buổi ban đầu
Tản văn của Đoàn Hạnh
Tháng Chín, bầu trời cao và xanh hơn. Thu khoác trên mình chiếc váy vàng tơ lụa óng ả.Thu chín ngọt khu vườn của mẹ. Nưng nức. Đâu đó bên đường, hoa sữa thoảng hương, vấn vít,...đắm say.
Tháng Chín, câyphượngtỏanhữngtánláxanh đậm như những chiếc ô khổng lồ rợp bóng mát cả khoảng sân trường. Từng chiếc lá đung đưa trướcgióvẫyvẫybàntayxinh xắn đón chàocác em học sinh.
Có những tháng Chín, có những mùa neo đậu suốt cuộc đời mỗi con ngườivới biết bao kỉ niệm vui buồn khó phai. Mùa của háo hức học trò, mùa của chộn rộn niềm vui ngày tựu trường.
Một sớm thu nhè nhẹ gió heo may, khắp các ngả đường, tinh khôi màu áo trắng, học trò tíu tít, rộn ràng bước chân tới trường. Khăn quàng đỏ thắm trên vai như những cánh bướm rập rờn vui ngày hội. Tất cả đều hồi hộp đón chờ những điều mới mẻ mà cũng rất đỗi gần gũi, rất đỗi thân thương.
Đã đi qua những năm tháng tuổi hoa, trải qua mọi cung bậc trong trẻo, hồn nhiên nhất, vậy mà cứ mỗi mùa khai giảng đến, tôi như được trở lại chính mình thuở ấu thơ. Tôi thấy tôi trong hình dáng, xúc cảm học trò.
Bạn nhìn kìa, từ phía cổng trường, cờhoa, băngrôn, biểungữ, bóng bay... đủ sắc màu rực rỡ. Chỉ cần thế thôi, lòng đã đủ xốn xang rồi. Ngôi trường trở nên sạch đẹp, khang trang, sáng sủa hơn. Mọi thứ được sắp xếp, trưng bày, trang trí nổi bật. Trước sân khấu, có cả một dàn pháo bông sẵn sàng bung hoa cho giờ phút ý nghĩa nhất, đó là khi tiếng trống khai trường rộn rã vang lên. Tôi thường không điều khiển nổi những giọt nướcmắtrưngrưngtrựctràotrong giây phút thiêng liêng ấy. Chắc hẳn rồi, sự xúc động, niềm vui đã nhanh chóng lan vào trái tim tôi dù đã trải qua những mùa khai trường như thế!
Sân trường ngày đầu năm học, từng tốp, từng tốp học trò ríu ran trò chuyện. Nhữngđóahoathơmngát nở trên môi. Vườn hoa mùa thu rạng ngời, lung linh trong nắng.Hàng cây, cành lá cũng xôn xao vui mừng chào đón cố nhân, chào đón thêm những người bạn mới lên một cấp học mới. Sau những tháng nghỉ hè nằm im trên giá buồn thiu, bác trống trường hôm nay vận chiếc áo đỏ thật đẹp, nét mặt rạng ngời, tươi tắn, đĩnh đạc gióng lên từng hồi giòn giã, tự hào. Trống trường trở thành người bạn không thể thiếuvớilớplớpthếhệhọc sinh.Tiếng trống mùa thu, tiếng trống khai trường bồi hồi, xuyến xao đến lạ.
Con người và cảnh vật dường như đều khoác lên mình màu áo mới với những cảm xúc mới rất đặc biệt.
Phải rồi, để chuẩn bị cho năm học mới, những ngày trước đó, bố mẹcác em cũng sốt sắng không kém, dành dụm tiền đểsắm sửa cho conđồ dùng, vật dụng cần thiết phục vụ học tập. Nào quần áo mới, nào cặp sách mới, bút vở mới,....Niềm vui của bố mẹ là được lo cho con, là thấy các con mỗi ngày lớn khôn, chăm chỉ học hành.Có những em nhỏ lần đầu đến trường còn rụt rè, e ngại. Bố mẹ hồi hộp dõi theo từng bước chân của con, như sống lại kí ức mùa khai trường thời thơ bé.
Không chỉ các em học sinh náo nức đâu. Thầy cô cũng xốn xang, rộn ràng lắm chứ. Mọi thứ đều sẵn sàng cho năm học mới. Từ cơ sở vật chất như: lớp học, bàn ghế, ánh sáng, quạt mát,...đến những trang giáo án đầu tiên đềuđược chuẩn bị chu đáo. Tà áo dài thướt tha trong nắng sớm, tâm hồn cô như trẻ lại, trái tim phơi phới...thêm yêu nghề, yêu trẻ.
Lời ca, tiếng hát ngân vang theo tiếng nhạc. Không khílúc tưng bừng, rộn rã; lúc trang nghiêm, xúc động khi tất cả cùng lắng nghe thư của Chủ tịch nước chúc mừng các thầy cô giáo và các cháu học sinh nhân ngày khai trường.
Mỗi người lạibồihồi, rưngrưngnhớvềnhững lời căn dặn yêu thương của Bác từ những ngày thu cách mạng năm 1945: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thầy cô vẫn luôn dành cho học sinh những điều tốt đẹp nhất với tất cả tình yêu thương và trách nhiệm với nghề.Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm, chăm chútthế hệ trẻ. Những cải cách, những đổi mới trong giáo dục mong chờ thế hệtiếp nối trở thành những con người phát triển toàn diện, thực sự năng động, sáng tạo, theo kịp sự phát triển của thời đại.
gày khai trường là ngày mà cả xã hội quan tâm. Ngày vui của mỗi người. Ai cũng có những tháng năm như thế, những tháng năm học trò, lòng rộn ràng, khấp khởi để rồi nhủ thầm sẽ cố gắng phấn đấu cất cao đôi cánh trên bầu trời tri thức, bay cao, bay xa hơn nữa để chinh phục những miền đất mới.Và thầy cô lại tiếp tục hành trình ươm mùa quả ngọt mỗi độ thu sang.
Dẫu đi qua bao mùa khai trường, lòng tôi vẫn rộn lên những xúc cảm tươi mới, vẫn xanh trong, háo hức như buổi ban đầu.
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...