Thứ hai, ngày 07 tháng 04 năm 2025
01:25 (GMT +7)

Khi quan chức thấy “đau lòng”

VNTN - Bài này viết về “Chuyện người”, nghĩa là chuyện ở địa phương khác. Vì nó rất đáng suy ngẫm, mà viết. Chuyện rằng, năm ngoái (2020), tại cuộc họp HĐND ở địa phương nọ, vị “nguyên” Chủ tịch HĐND (mới nghỉ hưu), đã nói: “Tiếp xúc cử tri lần này đau lòng lắm”.

Hai từ “đau lòng”, vị ấy dùng, sao mà dễ vào lòng người đến vậy! Nó khiến người ta hiểu rằng, vị “nguyên” Chủ tịch này đã sống trong cuộc sống của người dân, thấu hiểu được vui buồn của dân, đến nỗi phải “đau lòng”, xót ruột về những điều gì đó. Một người như vậy, thì đích thực là đại biểu của dân rồi, không còn gì phải nghi ngờ.

 

Một kiểu quan chức khi còn đương nhiệm, thì “vô cảm” hay nói nhẹ hơn là “chưa bận lòng” trước những bức xúc, thậm chí là nỗi đau của người dân, nhưng khi thôi quan, thì họ đổi giọng. (Ảnh minh họa, nguồn: baodansinh.vn)

Nhưng ở đời, trăm người thì trăm ý nghĩ. Có người đã đặt câu hỏi: Trước nay, vị “nguyên” Chủ tịch này đã từng dự rất nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, thì chẳng sao. Vậy cuộc tiếp xúc cử tri lần này có gì đặc biệt mà vị ấy phải “đau lòng”? Phải chăng có chuyện gì mới, thuộc thời của người kế nhiệm, đã gây tổn hại đến dân, đến nước?

Sau khi nghe hết nỗi niềm của vị “nguyên” Chủ tịch, người ta nhận ra, những gì đã khiến vị ấy “đau lòng”, lại chính là những chuyện có từ thời mà vị này còn đương nhiệm... Hóa ra, cái sự “đau lòng” của vị ấy, lại chính bởi vị ấy chưa làm hết bổn phận của mình thời đương nhiệm.

 

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên: Quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân… (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Từ chuyện trên, người ta hình dung ra bức chân dung của một kiểu quan chức, mà trong đời sống hôm nay không hiếm. Kiểu quan chức ấy, khi còn đương nhiệm, thì “vô cảm” hay nói nhẹ hơn là “chưa bận lòng” trước những bức xúc, thậm chí là nỗi đau của người dân, nhưng khi thôi quan, thì họ đổi giọng. Lí giải sao về kiểu người này? Có thể khi tại vị, do nhiều lí do, cả chủ quan và khách quan, mà họ trở thành “hữu danh vô thực”. Cũng có thể do người dân đã chọn nhầm người chưa đủ cả tâm và tầm v.v... Thế mới biết, chiếc ghế quyền lực và tài năng, nhân cách người ngồi, không phải ở đâu và bao giờ cũng tương thích.

 

Phàm là, đã thuộc vào hàng “ở trên trông xuống - người ta trông vào”, thì cần phải tự chỉ trích mình nghiêm khắc hơn, chứ không phải đổ tại này, tại nọ, coi như mình là vô can. Đó là đạo làm “quan”, mà người có nhân cách, nhất định phải hiểu và làm cho tốt.

Xin trở lại câu chuyện nói trên. Công bằng mà xét, thì sự “đau lòng” của vị “nguyên” Chủ tịch HĐND nọ dù muộn, còn hơn là vẫn dửng dưng, vô cảm. Sở dĩ vậy, vì những gì xảy ra trong địa phương nọ thời gian qua, không chỉ tổn hại cho dân và nhiều cán bộ sẽ phải đối mặt với pháp luật, mà nó còn để lại những mất mát không nhỏ về tinh thần trong đời sống cộng đồng. Những chuyện ấy, đã xảy ra trong thời gian vị này giữ trọng trách, mà không thấy “đau lòng” mới lạ. Có điều, nếu chỉ “đau lòng” thôi, thì chưa đủ. Phàm là, đã thuộc vào hàng “ở trên trông xuống - người ta trông vào”, thì cần phải tự chỉ trích mình nghiêm khắc hơn, chứ không phải đổ tại này, tại nọ, coi như mình là vô can. Đó là đạo làm “quan”, mà người có nhân cách, nhất định phải hiểu và làm cho tốt.

 

Khi quan chức thấy “đau lòng” trước nỗi đau của dân, ấy là lúc lương tri trong họ đã thức tỉnh. Đây là cách nhìn đời, để giúp ta có thể tin vào con người và những gì còn đang ở phía trước. Nói vậy, vì lương tri luôn là nhân tố đảm bảo cho con người có hành động đúng trong mọi trường hợp.

Qua câu chuyện trên, hẳn mỗi chúng ta cũng thấy lòng mình vừa buồn, lại vừa vui, nhưng vui nhiều hơn. Bởi khi quan chức thấy “đau lòng” trước nỗi đau của dân, ấy là lúc lương tri trong họ đã thức tỉnh. Đây là cách nhìn đời, để giúp ta có thể tin vào con người và những gì còn đang ở phía trước. Nói vậy, vì lương tri luôn là nhân tố đảm bảo cho con người có hành động đúng trong mọi trường hợp.

Thái Văn

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Phong bì mừng cưới

Xem tin nổi bật 4 ngày trước

Văn chương và các hội văn chương

Xem tin nổi bật 1 tháng trước

Ấn đền Trần không phải để thăng quan!

Xem tin nổi bật 1 tháng trước

Để dân không bị phạt

Xem tin nổi bật 2 tháng trước

Tinh giản… nghệ thuật

Xem tin nổi bật 3 tháng trước

Luật pháp có vô tình?

Xem tin nổi bật 3 tháng trước