Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
20:49 (GMT +7)

Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt” (kỳ 2)

VNTN- 3.2. Bước đầu phân loại tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam

Xin trình dẫn trước nơi đây một số danh sách sơ bộ phân loại tác giả trường ca Việt theoThế hệ, Khuynh hướng, Phương thức, Nội dung, Cảm hứng, Ảnh hưởng…

Do thiếu thông tin của nhiều tác giả, một số danh sách chưa thể đầy đủ theo thống kê đang có.

Quy ước: Tên in nghiêng các tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca; Trong một phân loại nào đó, các tác giả được xếp theo thứ tự năm sinh.

Về việc phân loại các tác phẩm: do khả năng tiếp cận các tác phẩm bị hạn chế bởi số lượng cũng như chất lượng tác phẩm, tạm thời chỉ có thể thực hiện trên những sáng tác tạo ảnh hưởng hoặc có đặc điểm (khác, mới, lạ). Xin được hẹn trong dịp tiếp theo.

[Các phần dưới đây chỉ cập nhật tới ngày 25/5/2016]

Nhà thơ Đỗ Quyên tại Hội nghị Quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, Hà Nội 2010. Ảnh: VietNamNet.

 

DANH SÁCH SỐ 3.1 (theo phân loại Thế hệ - Độ tuổi)

Trước thế kỷ XX: Nguyễn Ái Quốc, Trần Tuấn Khải, v.v…

1900s: Khương Hữu Dụng, Nam Trân, v.v…

1910s: Lưu Trọng Lư, Huyền Kiêu,Huy Thông, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Yến Lan,Minh Tuyền, Nguyễn Bính, Trinh Đường, Huy Cận, v.v…

1920s: Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Tố Hữu, Tế Hanh, Hoàng Cầm, Nông Quốc Chấn, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Tạ Hữu Yên, Viễn Phương, Lê Đạt, Giang Nam, v.v…

1930s: Lưu Trùng Dương, Dương Tường, Phùng Quán, Thái Giang, Hoài Anh, Nguyễn Nhược Pháp, Duyên Anh, Ngô Kha, Thu Bồn, Võ Văn Trực, Nguyên Hồ, Viên Linh, Trần Tuấn Kiệt, v.v…

1940s: Phạm Thiên Thư, Kiệt Tấn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Cao Đông Khánh, Trần Vàng Sao, Hữu Thỉnh, Du Tử Lê, Trần Nhương, Nguyễn Khoa Điềm, Thi Hoàng, Ngọc Bái, Lê Huy Quang, Anh Ngọc, Vương Trọng, Trần Vũ Mai, Trần Nhuận Minh, Vương Anh, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Trọng Tạo, Hồ Bá Thâm, Nguyễn Đức Mậu, Y Phương, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Duy, Trần Thị Thắng, Nguyễn Thụy Kha, Văn Lê, Lê Thị Mây, Trần Nghi Hoàng, v.v…

1950s: Đỗ Trung Lai, Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Quý, Ngu Yên, Vĩnh Quang Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Việt Chiến, Mạnh Lê, Thế Dũng, Vũ Xuân Tửu, Trần Anh Thái, Mai Văn Phấn, Đỗ Quyên, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Hữu Quý, Trần Xuân An, Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Phú, Văn Công Hùng, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Anh Nông, Dương Thuấn, Lê Minh Quốc, Nguyễn Hưng Hải, v.v…

1960s: Nguyễn Thanh Mừng, Phan Hoàng, Lê Vĩnh Tài, v.v…

1970s: Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Trung Thành, v.v…

1980s: Lê Hưng Tiến, Nguyễn Thế Hoàng Linh,Thạch Trung Tuệ Nguyên,Trịnh Sơn, v.v

DANH SÁCH SỐ 3.2 (theo phân loại Khuynh hướng - Trào lưu)

Trường ca Truyền thống - Sử thi: Nguyễn Ái Quốc, Huy Thông, Phạm Thiên Thư, Kiệt Tấn, Trần Đăng Khoa, v.v…

Trường ca Hiện đại: Chế Lan Viên, Tố Hữu, Trần Dần, Ngô Kha, Nguyễn Thanh Hiện, Phạm Tiến Duật, Cao Đông Khánh, Hữu Thỉnh, Du Tử Lê, Nguyễn Khoa Điềm, Thi Hoàng, Anh Ngọc, Trần Vũ Mai, Thanh Thảo, Hoàng Trần Cương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nghi Hoàng, Hoàng Quý, Trần Anh Thái, Mai Văn Phấn, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Lê Minh Quốc, Phan Hoàng, v.v…

Trường ca Hậu hiện đại: Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Dương Tường,Ngu Yên, Đỗ Kh., Đỗ Quyên, Nguyễn Anh Nông, Nguyễn Linh Khiếu, Đặng Thân, Lê Vĩnh Tài, v.v…

DANH SÁCH SỐ 3.3 (theo phân loại Phương thức - Phong cách)

▪ Trường ca Tự sự: Huy Thông, Khương Hữu Dụng, Xuân Hoàng, Nguyên Hồ, Trần Tuấn Kiệt, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khắc Phục, Văn Lê, Trần Đăng Khoa,v.v…

Trường ca Trữ tình:Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Phan Vũ, Ngô Kha, Thu Bồn,Tô Thùy Yên, Nguyễn Thanh Hiện, Phạm Tiến Duật, Du Tử Lê, Nguyễn Khoa Điềm, Nh. Tay Ngàn, Trần Nhuận Minh, Thanh Thảo,Lưu Quang Vũ,Trần Anh Thái, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Trịnh Sơn, v.v... 

Trường ca Hỗn hợp:Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Thi Hoàng, Anh Ngọc, Hoàng Trần Cương, Trần Mạnh Hảo, Y Phương, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Hoàng Đức,v.v…

Trường ca Nhân sinh:Chế Lan Viên, Đặng Đình Hưng, Ngô Kha,Tô Thùy Yên, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Thanh Hiện, Trần Vàng Sao, Phạm Công Thiện, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thi Hoàng, Nh. Tay Ngàn, Trần Nhuận Minh, Phạm Ngà, Nguyễn Hiếu,Thanh Thảo, Trần Nghi Hoàng, Ngu Yên, Chân Phương, Nguyễn Lương Vỵ, Trần Anh Thái, Inrasara, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Linh Khiếu, Lê Vĩnh Tài, v.v…

Trường ca Triết lý - Luận đề: Minh Tuyền, Chế Lan Viên, Việt Phương, Thi Hoàng, Trần Nhuận Minh, Ngu Yên, Nguyễn Hoàng Đức, v.v…

Trường ca Tiếu hài: Ngu Yên, Phạm Công Trứ, Nguyễn Anh Nông, Phan Trung Thành,v.v…

Trường ca mang tính kịch - trữ tình: Hoàng Cầm, Thu Bồn, v.v…

DANH SÁCH SỐ 3.4 (theo phân loại Nội dung / Đề tài - Cảm hứng)

Trường ca Chiến tranh:Khương Hữu Dụng, Trần Huyền Trân, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Hoàng, Tạ Hữu Yên, Viễn Phương, Giang Nam, Ngô Kha, Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thi Hoàng, Anh Ngọc, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Trần Vũ Mai, Hồ Bá Thâm, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo, Từ Nguyên Tĩnh, Nguyễn Đức Mậu, Y Phương, Nguyễn Thái Sơn, Lê Thị Mây, Trần Anh Thái, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Hữu Quý, v.v…

Trường ca Hậu chiến:Trần Vàng Sao, Cao Đông Khánh, Anh Ngọc, Nguyễn Hữu Nhật, Trần Anh Thái, Văn Công Hùng, v.v…

Trường ca Thời đại - Đất nước - Sự kiện:Khương Hữu Dụng, Hữu Loan, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phan Vũ, Hoàng Cầm, Trinh Đường,Viễn Phương, Việt Phương, Tất Vinh, Giang Nam, Vân Long, Nguyên Sa, Ngô Kha, Thu Bồn, Duyên Anh, Võ Văn Trực, Viên Linh, Tô Thùy Yên, Thái Giang, Kiệt Tấn, Bùi Minh Quốc, Mã Giang Lân, Duy Phi,Cao Đông Khánh, Phạm Tiến Duật, Trần Vàng Sao, Du Tử Lê, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Thi Hoàng, Trần Vũ Mai, Anh Ngọc, Trần Nhuận Minh,Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Khắc Phục, Nguyễn Trọng Tạo, Hồ Bá Thâm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Thụy Kha, Lê Thị Mây, Nguyễn Đình Chiến, Thái Hải, Vĩnh Quang Lê, Trần Anh Thái, Nguyễn Hữu Quý, Bùi Chí Vinh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Lê Quang Sinh, Nguyễn Ngọc Phú, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Thanh Mừng, Trịnh Sơn, v.v…

Trường ca Lịch sử dân tộc - nhân loại (Sử thi hiện đại): Nguyễn Ái Quốc, Huy Thông, Đào Anh Kha, Trần Tuấn Kiệt, Phạm Thiên Thư, Inrasara, Phạm Văn Sau, Ngọc Thiên Hoa,v.v…

Trường ca Thế sự - Đời thường - Tâm lý:Chế Lan Viên, Nghiêm Xuân Hồng, Trần Dần, Nguyễn Đăng Thường, Trần Vàng Sao, Nhã Ca,Phạm Công Thiện, Xuân Quỳnh, Nguyễn Xuân Thiệp, Thi Hoàng, Nh. Tay Ngàn, Trần Nhuận Minh, Đoàn Huy Giao,Nguyễn Hiếu, Thanh Thảo, Hoàng Trần Cương, Lý Phương Liên, Trần Nghi Hoàng, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Lương Vỵ, Nguyễn Minh Khiêm, Ngu Yên, Đỗ Minh Tuấn, Vĩnh Quang Lê,Đỗ Kh., Nguyễn Quang Thiều, Lê Ngân Hằng, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Thế Hoàng Linh, v.v…

Trường ca Nhân vật - Anh hùng - Lãnh tụ (Trường ca Anh hùng): Huyền Kiêu, Huy Thông, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Hoàng, Nguyên Hồ, Phùng Quán, Võ Văn Trực, Ngô Văn Phú, Lê Anh Xuân, Hoài Quang Phương, Du Tử Lê, Hồ Bá Thâm, Nguyễn Đình Chiến, Vĩnh Quang Lê, Trần Đăng Khoa,Nguyễn Anh Nông,v.v…

Trường ca Vùng đất - Biển đảo - Thiên nhiên: Thu Bồn, Viên Linh,Hoài Quang Phương, Du Tử Lê, Hữu Thỉnh, Nguyễn Hữu Nhật, Trần Quốc Minh, Đặng Tiến Huy, Trung Trung Đỉnh, Từ Nguyên Tĩnh, Y Phương, Lê Huy Mậu,Nguyễn Việt Chiến, Vũ Xuân Tửu, Inrasara, Nguyễn Trọng Văn, Lê Quang Sinh, v.v…

Trường ca Văn hóa - Giáo huấn - Tâm linh: Chế Lan Viên, Trần Tuấn Kiệt, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Vũ Tiềm, Hồ Bá Thâm, Trần Nhuận Minh, Ngọc Thiên Hoa, v.v…

DANH SÁCH SỐ 3.5  (theo phân loại Dấu ấn - Ảnh hưởng)

Ảnh hưởng thời cuộc - xã hội: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Trần Dần, Tô Thùy Yên, Nguyễn Khoa Điềm, Ngô Kha, Du Tử Lê, v.v…

Ảnh hưởng nghiên cứu - học thuật: Tố Hữu, Thu Bồn,Thanh Thảo, v.v…

Ảnh hưởng cơ chế - truyền thông: Tố Hữu, v.v…

▪  Ảnh hưởng sau 1975 & thời Đổi mới: Thanh Thảo, Trần Anh Thái, v.v…

Dấu ấn đa thể tài: Chế Lan Viên (14), Ngô Kha, Nguyễn Thanh Hiện (13), Trần Nhuận Minh, Thanh Thảo, Ngu Yên, v.v…

Dấu ấn cải cách thể loại: Đặng Đình Hưng, Trần Dần, v.v…

Dấu ấn phong cách - ngôn ngữ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Trần Dần, Cao Đông Khánh, Ngô Kha, Thi Hoàng, v.v…

Dấu ấn trường phái thơ: Minh Tuyền (Thi chủ/đại biểu của trường phái thơ triết học Việt Nam thời Tiền chiến).

Dấu ấn quốc tế: Chế Lan Viên, v.v…

Dấu ấn dung lượng một trường ca hiện đại: Nguyễn Linh Khiếu, v.v…

Dấu ấn số lượng tác phẩm: Tố Hữu (13), Chế Lan Viên (28), Hoàng Cầm (10), Thu Bồn (13), Tô Thùy Yên (10), Nguyễn Thanh Hiện (14), Trần Vàng Sao (10), Thanh Thảo (17), Hồ Bá Thâm (14), Ngu Yên (20), Đỗ Quyên (22), Nguyễn Quang Thiều (14), Lê Vĩnh Tài (26), Nguyễn Thế Hoàng Linh (10), Trịnh Sơn (10), v.v…

▪ Dấu ấn chuyên tâm: Đỗ Quyên, Lê Vĩnh Tài, v.v…

Trong Danh sách số 1 đã ghi chú tên các tác giả nữ và tác giả ở ngoài nước(1)

▪  Tác giả nữ: Tổng số khoảng 33.

▪  Tác giả ở ngoài nước: Tổng số khoảng 54.

Tác giả ở miền Nam trước 1975 (tổng số khoảng 30): Trần Tuấn Khải, Vũ Hoàng Chương, Nghiêm Xuân Hồng, Bích Khê, Đinh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, Thế Phong,Nguyên Sa,Cung Trầm Tưởng, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền,Tô Thùy Yên, Viên Linh, Đỗ Quý Toàn, Nhã Ca, Nguyễn Đăng Thường,Trần Tuấn Kiệt, Kiệt Tấn, Nguyễn Thanh Hiện, Trần Văn Nam, Cao Đông Khánh, Phạm Công Thiện, Dung Nham, Nguyễn Xuân Thiệp, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Du Tử Lê, Nh. Tay Ngàn, Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Chân Cửu, v.v…

4. Tạm kết

Trường-phái-trường-ca-Việt-Nam là đặc sắc và Việt tính! Đó đã không là một tập hợp có chủ định, có đường hướng của nhóm các thi sĩ chung phương pháp, quan niệm theo một nhóm - phái thông thường. Mà là phản ứng dây chuyền sáng tạo đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu có ý thức của từng nghệ sĩ - dù ở bên các lằn ranh chính trị và thời thế khác nhau - hòa cùng cảm xúc tráng ca của đất nước và sử thi của dân tộc trong một thời đại bi hùng của nhân loại nửa cuối thế kỷ XX.

Qua thập niên đầu thế kỷ XXI, con sông trường ca Việt cũng trở mình về hướng toàn cầu theo tâm thức chung của văn học Việt Nam và thế giới, từ thể tài, cấu trúc đến giọng điệu, ngôn ngữ, dù không còn tính xung kích của một hiện tượng văn học trong độ nóng bỏng thời cuộc chiến tranh và hậu chiến. Mà quả quyết trở về như một rẽ nhánh văn chương bình thường trong một kỷ nguyên không lửa đạn đầy sự khác thường.

Dùng cách nói của văn sĩ A. Monterroso(2)chúng ta - những độc giả và tác giả trường ca Việt Nam - dường như thường ở tâm trạng: “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”.

Thúc đẩy các khuynh hướng, trào lưu thơ Việt đương đại chính là cách đúng nhất và nhanh nhất trong khi hiện đại hóa một dân tộc thi sĩ, một đất nước thơ, một nền thi ca hướng ra nhân loại. Vì một lưu vực thi ca Việt trên cơ sở của lý luận, của phương pháp, trong đó có dòng trường ca Việt!

Trễ nhưng tới lúc, chúng ta không thể treo mãi vấn đề hiện-tượng-trường-ca Việt-Nam giống một “công án thiền”. Thiết thực và tha thiết, dù khó tránh sai sót, chúng tôi muốn gửi tới các tác giả và độc giả những điều phân tích và minh họa nói trên. Cùng một lời chót, làm đích của bài viết: Cần có một hội thảo khoa học quốc gia về Trường ca Việt Nam, như là lần thứ hai, nếu tính từ hội nghị đầu tiên đã 33 năm qua?

Canada & Việt Nam, 2009 - 2017

(1)Về các mối quan hệ giữa giới tính (nam - nữ), địa phương tính (Bắc - Trung - Nam), địa chính trị - xã hội (miền Bắc - miền Nam trước 1975, trong nước - ngoài nước) với tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam, chúng tôi vẫn đang tìm hiểu qua một bài riêng.

(2)Nhà văn tiếng Tây Ban Nha Augusto Monterroso được xem là có truyện cực ngắn ngắn nhất, nổi danh nhất thế giới, mang tựa đề Con khủng long (El dinosaurio). Nội dung truyện như sau:“Thức dậy, con khủng long vẫn còn đó.”(Hoàng Ngọc-Tuấn chuyển ngữ).

Ngoài các nguồn đã nêu trên, bài viết còn một số tài liệu tham khảo khác như: Mai Bá Ấn; Trường ca Thu Bồn - Thể loại và cấu trúc; vanchuongviet.org 13/2/2012. Nguyễn Văn Dân; Trường ca với tư cách là một thể loại mới, Tạp chí Sông  Hương số 230 - 4/2008, tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008. Khuất Bình Nguyên; Trường ca nửa sau thế kỷ XX, vanhoanghean.com.vn 9/1/2016.­Hà Quảng; Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt, vanvn.net6/9/2011…

 

Đỗ Quyên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy