
Góc biếm họa số 6 (2025)

Không hay gọt câu, múa chữ
Câu thơ tự chảy ra như nước suối trong nguồn
Người trên núi làm thơ
Không hay nói gần nói xa
Câu chữ từ bụng lành mà có
Thơ từ nương rẫy
Thơ chắt ra từ câu xường, câu rang
Tìm thơ nơi đồng người đất lạ
Chỉ thấy những điều na ná
Chỉ thấy những điều hơi hơi…
Thấy thơ từ nương rẫy nảy mầm
Gặp thơ đồng nà đơm hạt
Như lời thương câu hát
Như suối khát thung mơ
Cứ ở nương, ở rẫy
Thơ vọng hang vang núi
Từ đất mường sinh ra…
Tạm biệt thị thành
Nhập nhòa nét mặt, âm thanh võ vàng,
Ta về kịp chuyến đò ngang
Nghe sông trở dạ, ngắm hoàng hôn trôi
Mà thương bên lở bên bồi
Mà nghe day dứt những hồi ức xưa,
Úp mặt lặng tiếng nghe mưa
Thấy lăn lóc những thiếu thừa hôm qua.
Về thôi!
Để lại phù hoa,
Cầm bằng chân chất thật thà đơn sơ
Mưu sinh mấy cuộc chẳng ngờ
Sân, si, ái, ố… đã hờ hững đau
Về mà thương lại hàng cau
Giàn giầu bén rễ đội màu tươi non,
Thanh xuân mấy thuở mà còn
Lặn lội chi để héo hon nụ cười…
Ta về với mẹ ta thôi
Gục đầu mà khóc như thời ấu thơ.
Nhớ từng vạt nắng trải vàng ngõ quê
Nhớ bóng tre mát trưa hè
Nhớ dàn nhạc của lũ ve đầu nhà.
Nhớ tiếng chẫu chuộc ao nhà cãi nhau
Nhớ giàn trầu với hàng cau
Xe tơ duyên thắm bền màu tình yêu.
Dáng mẹ ta đổ liêu xiêu đường làng
Nhớ đồng quê rộng thênh thang
Nhớ màu lúa chín nhuộm vàng hồn ta.
Những ngày thơ ấu bước ra ngoài đời
Xa quê ta gọi làng ơi
Vọng trong ta tận chân trời tha hương.
Có nỗi buồn, thoi thói trẻ với già
Những bông hoa mùi hương sẻ chia
Âu yếm, ca tụng triền sống yêu đương
Bàn tay chạm núi, bóng rừng Mẹ đứng
Tóc rẽ sóng, hơi thở heo mây
Mùi thơ ấu gieo gặt tháng ngày
Có đỗ xuống dòng, thành biển khơi
Nếu thật vậy. Tôi là con tàu nhỏ
Giữa lòng đại dương, ngửa mặt nhìn trời
Trôi vào lòng Mẹ, neo bến đỗ
Trường ca, lời ru, nghe như sóng vỗ
Như nhịp tim đập, quyện tiếng quê
Nhón gót dậy điểm bình minh lên mặt
Cây xanh rì, bốn bề rất mới
Ngày tất bật, êm đềm tiếng chim ca
Mùi lạnh của sương, mùi ấm nỗi nhớ
Nhìn chung quanh ôi lạ lẫm xứ người
Những giọng nói và những tiếng cười
Hình như ở đây, quê hương gọi.
Những ngôi nhà
những chóp nón lô nhô
những chiếc nấm mọc ra từ sườn núi
những sợi chỉ
lặng thầm
xâu những linh hồn cô lẻ
chong mắt vào đêm
Đêm - Tam Đảo men theo gió
gió vờn mây bay bồng bềnh xiêm áo
Tiên nữ dùng dằng chẳng muốn rời xa
gió ầm ào bạc ánh trăng mờ
gió luồn vách đá hun hút đại ngàn
tiếng hoẵng, tiếng tắc kè khắc khoải
thâm u như tiếng ngàn xưa
vút lên
dồn dập
chợt ngưng đọng như giọt sương
u u
mang mang
cô liêu
Ta tựa lan can ngôi nhà ai khéo cài trên lưng chừng núi
ngỡ mình cưỡi mây, cưỡi gió bồng bềnh tầng cao
mắt thả xuống thung sâu
nhìn du khách lấm tấm như những vì sao lấp láy
như những đám mây ngũ sắc chảy trong không gian u mờ
Giữa lòng địa đạo nắng vờn kẽ lá
Vị khoai quê nghèo ăn từ tấm bé
Vậy mà hôm nay ngon đến nao lòng
Xa Củ Chi lại nhớ củ mì mới lạ
Đất nơi đây máu người thấm đỏ
Trong dẻo bùi có lẫn cả đau thương
mười tám, đôi mươi
Giữa lòng địa đạo mơ tình yêu đôi lứa
Ngay cửa hầm có một vành môi bằng đất
Áp vào tìm nụ hôn trước lúc lên đường
Nụ hôn đầu đời em dành cho đất
Mấy mươi năm sau không còn tiếng súng
Trong miếng khoai mì có cả vị môi em
Củ khoai mì nẩy mầm trong khói lửa
Tưới tắm bằng tình yêu
của những cô du kích nhỏ
Gởi cả đời mình vào đất Củ Chi.
lung linh lúng liếng cười
tiếng bom rung đất trời như lún sụt
người nối người quyết chí không lui
đường lại thông cho xe anh qua
ai để lại phần xương thịt
đất mặn bãi thêm bồi
Trường Sơn Tây
giọng hát đêm qua cô du kích
tiếng đàn vừa đó anh giải phóng quân
đã rơi vào đất
đã bay vào mây
thành cỏ mịn màng và xanh ngút ngát
Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang
Trường Sơn - Đường 9 - Khe Sanh,…
những cái tên hóa thành huyền thoại
anh thuyết minh viên đang nói
hay khóc trong từng con chữ
dạ thưa người nằm xuống
cho đất này bay lên
dạ thưa tình đồng chí
áo xanh bạc màu, một cánh tay
gửi vào đất lửa
họ vẫn thường về gọi tên nhau
chỉ có gió hiểu lời họ hát
chỉ có sóng biết họ nơi đâu
về đi thôi, đất xanh hồi sinh
về đi thôi, con sóng Thạch Hãn
đèn sen trên sông,
có nghe chăng… gió hời…
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...