Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
01:50 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 15, ra ngày 10/8/2022

“Viết tiếp hành trình nhân ái” của tác giả Phú Khang và “Phát triển văn học nghệ thuật trước yêu cầu mới của thời đại”- Mai Linh Lan trong mục Vấn đề cùng quan tâm là hai bài viết sẽ mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này.

“Viết tiếp hành trình nhân ái” chia sẻ những tín hiệu đáng mừng từ chương trình vận động hiến máu tình nguyện “Hành trình Đỏ - Kết nối dòng máu Việt” với chủ đề “Thái Nguyên ngàn trái tim hồng”, đồng thời tri ân sự nỗ lực không ngừng nghỉ để lan tỏa những hành động nhân ái.

“Phát triển văn học nghệ thuật trước yêu cầu mới của thời đại” nhấn mạnh tầm quan trọng của những vấn đề được trình bày tại Hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với VHNT trước yêu cầu mới”, do Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương tổ chức tại Hà Tĩnh ngày 2-5/8 vừa qua như: việc xây dựng hệ giá trị VHNT Việt Nam hiện nay, vấn đề “tự do trong sáng tác” và việc đầu tư cho “văn học xanh” để VHNT trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển đất nước.

Mục Sáng tác văn học kỳ này có sự góp mặt của hai truyện ngắn: “Bức tường rào phía Tây” (Tống Ngọc Hân) và “Hoàng hôn đảo cò” (Nguyễn Đức Cầm); tản văn “Ngược về mùa thu tháng Tám” (Nguyễn Văn Chiến), “Tháng Tám đong đầy nỗi nhớ” (Mai Hoàng) và “Mùa trăng – Mùa cốm” của tác giả Phan Xuyến; thơ của các tác giả: Phan Đình Tiến, Nguyễn Văn Song, Trần Đức Cường, Ngô Đức Hành, Đoàn Thị Ký, Đinh Tiến Hải, Trần Văn Chính, Nguyễn Thế Bính.

“Bức tường rào phía Tây” của nhà văn Tống Ngọc Hân đưa người đọc chìm sâu vào nỗi giằng xé của những thân phận người khi đứng giữa ranh giới đúng - sai, giữa giữ trọn phẩm chất cao đẹp của người lính cụ Hồ với làm một người cha tốt; giữa tình thân, tình tri âm tri kỷ với cái tôi cá nhân. Bức tường là ranh giới ngăn cách nhưng cũng là nơi gửi gắm những tình cảm chân thành nhất mà họ dành cho nhau.

“Hoàng hôn đảo cò”là tiếng thở dài đầy bất lực trước sự thay đổi của một con người, một mối quan hệ tình cảm khi một bên không thể vượt qua cám dỗ, biến chất và đánh mất chính mình. Cuối cùng, hạnh phúc tuột khỏi tầm tay, thứ còn lại chỉ là đau thương và tiếc nuối.

Cùng với truyện ngắn và tản văn, trang Thơ số này tiếp tục là những sáng tác của các tác giả bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm, cả những đau đáu về cuộc đời, số phận con người, về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mục Bút ký – Phóng sự với sự hiện diện của ba tác phẩm: “Phép nhiệm màu từ chuyển đổi số” (Phạm Ngọc Chuẩn); “Thức dậy miền ký ức” (Phan Thức); “Chúng tôi ra đảo Cồn Cỏ” (Hữu Minh).

“Phép nhiệm màu từ chuyển đổi số” chia sẻ sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người nông dânThái Nguyên giữa thời đại 4.0: tích cực số hóa sản xuất, chủ động nắm bắt cơ hội vươn lên, bắt nhịp cùng sự đổi mới của đất nước để trở thành những người nông dân “áo trắng cổ cồn”.

Kế đến, “Thức dậy miền ký ức” chia sẻ cảm xúc nghẹn ngào của những Cựu TNXP C912 khi thực hiện được lời hẹn gặp gỡ tại “quê hương” Na Rì, Bắc Kạn. Sau hơn nửa đời người, họ ngồi bên nhau, cùng ôn lại những ký ức gian khổ, hào hùng.

 Nối tiếp miền xúc cảm ấy, “Chúng tôi ra đảo Cồn Cỏ” đưa người đọc đến thăm Cồn Cỏ - hòn đảo nhỏ bé nhưng ăm ắp kỳ tích anh hùng. Đảo cũng như người, trong cuộc chiến hiên ngang bất khuất, sau cuộc chiến nỗ lực vươn lên trở thành “đảo ngọc” trong thời bình.

Tiếp theo, mục Nghiên cứu – Trao đổi giới thiệu ba tham luận trong Hội thảo Văn học Thái Nguyên 20 năm đầu thế kỷ XXI. Tham luận “Những điểm “mờ” của đời sống văn học Thái Nguyên, 20 năm nhìn lại”của Minh Hằng thẳng thắn phân tích những mặt còn hạn chế, “mờ nhạt”, và đang có dấu hiệu biến mất của văn học Thái Nguyên để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục. “Tổng quan về văn xuôi Thái Nguyên 20 năm đầu thế kỷ XXI”  của Phan Thái điểm lại một cách chi tiết những cái tên đã góp sức cho từng thể loại trong lĩnh vực văn xuôi cùng những thành quả đã đạt được trong 20 năm qua. Không giống hai bài trên, “Bận làm người mà quên làm mình – sự truy vấn chủ thể từ thơ Phạm Văn Vũ và Nguyễn Nhật Huy” của Nguyễn Thanh Tâm hướng tới việc phân tích đặc trưng cụ thể của hai hồn thơ trẻ, đó là nỗi khắc khoải, giằng xé trong cuộc “tìm mình”, “làm mình”.

Bên cạnh đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Văn hóa, Nghệ thuật Chuyện người chuyện ta, Tôi và Thái Nguyên, Văn học nước ngoài,… hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều thú vị đáng để khám phá.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Viết tiếp hành trình nhân ái (Phú Khang)

Phát triển văn học nghệ thuật trước yêu cầu mới của thời đại (Mai Linh Lan)

Chuyện người chuyện ta

Háo danh (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Cầu Bóng Tối (Hồ Thủy Giang)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Bức tường rào phía Tây (Tống Ngọc Hân)

Hoàng hôn đảo cò (Nguyễn Đức Cầm)

Tản văn

Ngược về mùa mưa tháng Tám (Nguyễn Văn Chiến)

Tháng Tám đong đầy nỗi nhớ (Mai Hoàng)

Mùa trăng – Mùa cốm (Phan Xuyến)

Thơ

Tôi đi ra từ cơn mưa; Trọ (Phan Đình Tiến)

Gửi nón cho mẹ; Cỏ và trăng và… (Nguyễn Văn Song)

Một… (Trần Đức Cường)

Mùa mưa; Lộn xộn (Ngô Đức Hành)

Người đàn bà chăn bò trên cánh đồng Si (Đoàn Thị Ký)

Trước rừng; Đốt lửa bên sông (Đinh Tiến Hải)

Đêm phố cổ; Lại nhớ ngày mùa (Trần Văn Chính)

Lời thề buộc chỉ cổ tay (Nguyễn Thế Bính)

Bút ký – Phóng sự

Phép nhiệm màu từ chuyển đổi số (Phạm Ngọc Chuẩn)

Thức dậy miền ký ức (Phan Thức)

Chúng tôi ra đảo Cồn Cỏ (Phan Hữu Minh)

Văn hóa

Bộ tranh thờ “Thập Điện Diêm Vương” của dân tộc Tày – Nùng ở vùng Đông Bắc (Đoàn Thanh Huế)

Henna – Những họa tiết hạnh phúc (Chu Mạnh Cường)

Câu chuyện văn hóa

Cầu lông xóm (Bích Hồng)

Nghệ thuật

Cùng với du lịch, nghệ thuật đang là ngành kinh doanh mũi nhọn (Hoàng Huệ)

Dặm trường vời vợi xa (Vũ Kim Khoa)

Cây đàn dây biểu tượng của Nga (Minh Quang tổng hợp)

Nghiên cứu – Trao đổi

Tổng quan về văn xuôi Thái Nguyên 20 năm đầu thế kỷ XXI (Phan Thái)

Những điểm “mờ” của đời sống văn học Thái Nguyên, 20 năm nhìn lại (Minh Hằng)

Bận làm người mà quên làm mình – sự truy vấn chủ thể từ thơ Phạm Văn Vũ và Nguyễn Nhật Huy (Nguyễn Thanh Tâm)

Văn học nước ngoài

Truyện dịch

Cuộc gặp gỡ với những con lạc đà (Tác giả: Elias canetti (Áo); Dịch giả: Phạm Đức Hùng)

Thơ châm

Và… (Minh Thuận)

“Sạch” mình, mặc người (Mèo @)

Lộng hành phân bón giả (Hồng Lam Sơn)

Chữ và nghĩa

Xuất xứ của một số thành ngữ Hán – Việt (Như Châu)

Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy