Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2024
13:21 (GMT +7)

Cái cân và người cầm cân

VNTN - Cái cân trong vật lý, được xác định bởi đẳng thức PI = PT, trong đó Pl là tích số giữa quả cân với khoảng cách từ nó đến điểm tựa, PT là tích số giữa vật cân với khoảng cách từ điểm tựa tới vật cân. Tùy theo cấu tạo mỗi loại cân, mà các yếu tố này giống hay khác nhau, song quan hệ giữa chúng thì vẫn là một đẳng thức. Vậy mà trong đời sống vẫn có những chuyện cân đúng, cân sai. Điều này không phải bởi cái cân, mà do người cằm cân.

Từ cái cân vật lý, người ta đã lấy làm biểu tượng cho sự công minh trong thực thi pháp luật. Trong cái cân “công lý” này, một bên là luật pháp, bên kia là hành vi của con người. Dĩ nhiên, phải có luật pháp, thì mới có chuẫn mực để “đo” hành vi. Nhưng có luật pháp rồi, “đo” thề nào, lại còn tùy thuộc vào người cằm cân. Phải nói rằng, đội ngũ những người “cằm cân” ở nước ta đã được giáo dục tốt vè đạo đức cách mạng, đạo đức công lý, nên nền pháp lý của ta được thực hiện nghiêm minh, có tác dụng giáo dục công dân và răn đe tội phạm. Tuy vậy, cũng đã có không ít vụ “cân" không chính xác, để lại bao hệ lụy:

Trong lĩnh vực hình sự, đã có nhiều vụ án oan sai rất đáng tiếc. Nhiều tờ báo đã tổng hợp những vụ án oan sai trong những năm gần đây, như một tiếng chuông cảnh báo về hoạt động tư pháp. Báo Giảo dục Việt Nam có bài “5 vụ án oan nổi tiếng làm chấn động Việt Nam” (http://giaoduc. net. vn/Xa-hoi/5-vu-an-oan-noi- tieng-lam-chan-dong-Viet-Nam- post148206.gd), trong đó có vụ Huỳnh Văn Nén, (khi chưa được giải oan). Báo Vietnamnet, (http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/278528/ong- huynh-van-nen-con-ban-an-oan-sai-khac.html) lại cho rằng, không phải 1 mà tới 3 vụ án oan sai, có liên quan và lồng vào nhau, khiến Huỳnh Văn Nén phải ngồi tù oan 17 năm có lê.

Trong lĩnh vực hành chính, dân sự cũng không phải không có chuyện gì. Ví như vụ “nói xấu Chủ tịch tỉnh trên facebook” gần đây. Thật ra, lời bình luận này chả hề hấn gì tới ông Chủ tịch. Đại hội Đảng bộ xong, ông vẫn giữ trọng trách. Mà lời bình luận ấy cũng chỉ nói vè phong cách của cá nhân ông Chủ tịch. Đúng, sai cũng chỉ là chuyện cá nhân với cá nhân. Vậy mà cá nhân ông Chủ tịch, với tư cách “người bị hại” chưa nói gì, thì đã có tới 16 cơ quan ở địa phương đong loạt vào cuộc, rồi xử lỵ “quá tay”, phải sửa sai. Qua vụ việc này khiến người ta nghĩ rằng, phía sau “người cằm cân”, còn có cái “bóng” ai đó chi phối. Thế nên, việc nhắc nhở người “cằm cân "là cần thiết, nhưng chưa đủ.

Oan sai thì phải sửa. Người bị oan được bồi thường theo pháp luật. Đó là một nền tư pháp văn minh, là quyền con người được pháp luật thừa nhận. Song, có đền bù nào mà người bị oan hét thiệt? Mặt khác, những khoản tiền đền bù, lại được lấy từ ngân sách nhà nước. Chẳng lẽ người gây ra oan sai không chịu trách nhiệm gì?

Từ khi Nhà nước ra đời, cũng là lúc xã hội có pháp luật. Tuy vậy, việc thực thi pháp luật mỗi thời, thậm chí mỗi người cũng khác nhau. Câu chuyện dưới đây đáng để tham khảo:

Quí Cao làm quan Sĩ sư nước Vệ, làm án chặt chận một người. Khi nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn thì gặp người mình đã chặt chân giữ thành. Thật bất ngờ, người ấy đã chỉ cho Quí Cao chỗ tường đổ để chạy. Quí Cao bảo, người quân tử không trèo tường. Người ấy lại chì chỗ tường hổng. Quí Cao bảo, người quân tử không chui lỗ hổng. Cuối cùng người ấy chỉ cho Quí Cao một cái nhà. Quí Cao liền trốn vào đó. Thoát nạn rồi, Quí Cao hỏi: “Trước ta theo phép nước mà chặt chân ngươi, nay ta gặp nạn, sao ngươi không trả thù, lại còn ba làn chỉ chỗ cho ta trốn?”. Người ấy nói: “Tội tôi đáng chặt chân, thì tránh cũng không được. Lúc luận tội tôi, ông xoay sở pháp luật, ý muốn nới tay, tôi biết. Lúc án đã định mang ra hành hình, nét mặt ông buồn rầu, tôi cũng biết, ổng làm thế, không phải vị riêng gì tôi, mà là tâm địa của bậc quân tử nó như vậy. Thế nên tôi muốn cứu ông”. Kể chuyện xưa để nghĩ về ngày nay, âu cũng là cần.

Thái Văn

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy