Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024
22:06 (GMT +7)

Bức ảnh của Anna

VNTN - Khi bà ngoại Aoma của tôi còn trẻ, cô bạn Anna Rickshag đã tặng bà một bức ảnh. Trong bức ảnh, bà Anna đứng trên sân nhà và mỉm cười với nhiếp ảnh gia. Ở mặt sau bức ảnh có viết mấy chữ: “Anna, chụp vào năm 1925”.

Bà tôi hỏi: “Tại sao bạn lại tặng tôi bức ảnh này?”

Bà Anna trả lời: “Bởi vì tôi sẽ đi xa, bạn có thể không bao giờ gặp lại tôi nữa.”

Vài tuần sau, bà Anna đóng gói hành lý, lên tàu hỏa tới Amsterdam, sau đó lại lên tàu thủy đến Batavia ở quần đảo phía đông Ấn Độ thuộc Hà Lan (nay là Jakarta, Indonesia). Bà Anna hứa sẽ viết thư cho bà tôi thường xuyên và nói rằng nếu cuộc sống không tốt, bà ấy sẽ trở về Hà Lan. Tuy nhiên, bà tôi không bao giờ nhận được thư từ bà ấy.

Bà tôi cho bức ảnh của bà Anna vào album. Năm 1952, bà tôi lên một chuyến tàu hỏa đến Amsterdam rồi lên tàu thủy cùng gia đình đến Canada. Vài tuần sau, lại lên tàu hỏa đến thị trấn miền núi Edmonton, tỉnh Alberta và định cư ở đây. Bà tôi lấy cuốn album từ hành lý của bà và đặt nó lên giá sách.

 

Cho đến nhiều năm sau, có một ngày, cha tôi đã lấy album và lật xem từng trang. Ngày hôm ấy, bà ngoại Aoma của tôi mới biết cảnh ngộ của bà Anna sau khi ra nước ngoài.

Bà Anna đã lên tàu đến Batavia và kết hôn với một người Hà Lan sống ở nước ngoài đã lâu và chưa gặp mặt bao giờ. Người đàn ông ấy tên là Julian, ông đã nhìn thấy bức ảnh của bà Anna trên lò sưởi của nhà bạn mình và như bị một thiên thần gây sốc, vì vậy ông ta đã viết thư để đề nghị bà ấy gặp mình ở Batavia. Ông ấy nói rằng, chừng nào bà Anna còn cân nhắc về việc cưới ông ấy, ông ấy sẽ chịu chi phí đi lại, nếu cuối cùng bà ấy không muốn kết hôn, ông ấy cũng sẽ lo chi phí cho bà trở về Hà Lan.

Ngay khi bà Anna xuống tàu thủy, một người đàn ông ngoài 30 tuổi đã đến đón bà. Ông ta cao to và khỏe mạnh, với bộ ria mép vàng, đeo cặp kính mắt gọng tròn, và đôi mắt ánh lên nỗi buồn sâu thẳm. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bà Anna hứa sẽ cưới ông.

Ông Julian rất giàu có. Hà Lan đã cai trị quần đảo Đông Ấn trong gần 300 năm và đã tạo ra một giai cấp có đặc quyền. Ông Julian có nhiều công ty ở thành phố Malan, đảo Java. Công việc kinh doanh đang thịnh vượng và nhà ở sang trọng, lộng lẫy. Có một nhóm người hầu hạ, người làm vườn và đầu bếp, ông rất được kính trọng trong xã hội.

Anna thường nhớ về Hà Lan, nhưng bà chưa bao giờ tiết lộ nỗi nhớ của mình. Bà cố gắng vun vén một ngôi nhà ấm áp ở nơi đất khách quê người và tổ chức mọi thứ một cách gọn gàng, ngăn nắp. Bà và Julian có sáu người con, tất cả đều tóc vàng mắt xanh biếc.

Năm 1942, quân Nhật xâm chiếm quần đảo Đông Ấn Độ và lật đổ chính quyền thực dân Hà Lan. Áp phích được dán khắp cả nước. Trên áp phích có đôi mắt to màu xanh và một dòng chữ giải thích: “Mắt của kẻ thù”. Cư dân Bắc Âu đã bị bắt và đưa vào các trại tập trung. Trong vài ngày, Anna và Julian từ ông chủ sở hữu biệt thự xinh đẹp đã bị biến thành tù nhân.

Sau đó, quân đội Nhật Bản quy định rằng, các thành viên gia đình sẽ bị giam cầm nam riêng, nữ riêng. Kể từ đó, Julian đã biến mất và Anna chưa bao giờ nhìn thấy ông ta hoặc nghe tin tức của ông ta.

Bà Anna được hộ tống đến một trại tập trung ven biển. Một trong hai cô con gái và hai đứa con trai nhỏ đang ở cùng bà, ngoài ra còn có ba đứa con trai khác bị giữ trong một trại tập trung nam giới cách đó 5km. Đôi khi, tất cả họ được đưa đến làm việc trên cánh đồng và vẫy tay chào nhau dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Đôi khi bà Anna nghĩ rằng đó chỉ là ảo ảnh, chỉ là tưởng tượng. Đôi khi bà muốn tỉnh dậy và thấy mình nằm trên giường trong một ngôi nhà ở Hà Lan. Nhưng định mệnh đã định sẵn không bao giờ cho bà trở về quê hương.

Ngày 8 tháng 8 năm 1945, vài ngày trước khi trại tập trung giải phóng đồng minh, bà Anna Rickshag đã chết vì đói. Bà thường nhường cơm và nước uống cho ba đứa con của mình, vì vậy thức ăn của bà không còn đầy đủ nữa.

Cả ba đứa trẻ đều sống sót. Trong đó, có một đứa tưởng không thể qua nổi. Tên anh ta là Aaron, con thứ ba, gầy và yếu, bị bệnh hen suyễn. Lúc đầu mọi người nghĩ anh sẽ chết trong trại tập trung, nhưng anh đã sống sót.

Sau chiến tranh, Aaron gầy gò được gửi đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) cùng với anh trai và em gái. Họ ở lại trại tị nạn một thời gian rồi lên tàu thủy hơi nước đến Hà Lan.

Sau chiến tranh ở Hà Lan, cảnh hoang tàn chưa phục hồi, không có thời gian để quan tâm đến những đứa trẻ mồ côi này từ Indonesia. Người dân địa phương nói với họ: “Indonesia là một nơi ấm áp, nhưng vẫn có những người vô gia cư đói rét trên đường phố Amsterdam.”

Mấy đứa trẻ im lặng, chúng chôn chặt nỗi đau trong lòng và học cách sống ở vùng đất xa lạ này.

Aaron trở thành một nhà nhiếp ảnh tự do. Anh ấy thích nhìn thế giới qua máy ảnh, như thể ống kính có thể lọc bỏ nỗi đau.

Năm 1952, Aaron đã chán ngán Hà Lan, anh bắt một chuyến tàu hỏa đến Amsterdam và lên tàu thủy đến Halifax, Canada. Ban đầu, anh muốn trở về Indonesia, nhưng sợ đau lòng trước cảnh vật, vì vậy anh lại bắt chuyến tàu đến Edmonton, sống lẻ loi hiu quạnh và trà trộn vào cộng đồng người di cư nghèo ở Hà Lan. Vào sáng Chủ nhật, ông đến nhà thờ Hà Lan để cầu nguyện. Ông thường ngồi ở hàng ghế sau, nhớ lại cảnh nhà thờ khi ông còn nhỏ.

Một nữ quản lý của nhà thờ là một người phụ nữ gầy gò với mái tóc dài và óng mượt uốn thành một búi sau đầu. Bà nhìn thấy Aaron, và mặc dù anh không biết nguồn gốc của mình, bà cảm thấy có thiện cảm. Bà có sáu đứa con, vì vậy bà khích lệ cô con gái lớn của mình: “Mời Aaron đến uống cà phê”.

Cô con gái lớn không thích tính cách nhút nhát của Aaron, nhưng cô em gái Amoriya rất có cảm tình với Aaron và mời anh đến thăm nhà. Aaron nhanh chóng trở thành khách thường xuyên đến nhà của họ.

Họ bắt đầu hẹn hò, 3 năm sau thì kết hôn và sinh được 8 người con. Tôi xếp thứ ba.

Cha tôi uống cà phê ở nhà bà ngoại tôi không biết bao nhiêu lần, nhưng cha tôi không bao giờ chú ý đến cuốn album trên giá sách phía trên tủ trà. Ngày hôm ấy vào năm 1983, không biết tại sao cha tôi lại lấy cuốn album xuống, lật xem từng trang và thấy một bức ảnh mờ nhạt của một người phụ nữ với cảnh nền là một ngôi nhà bình thường.

Cha tôi đột nhiên nói: “Đó là mẹ của con!”.

Bà ngoại tôi cười: “Không phải đâu. Đó là bạn Anna của mẹ, bà ấy đã đến Indonesia năm 1925, và sau đó không có tin tức gì cả. Xem này!”.

Bà ngoại tôi cầm bức ảnh và đưa nó cho cha tôi. Chữ viết ở mặt sau của bức ảnh vẫn còn rõ ràng: “Anna, chụp vào năm 1925.” Cha tôi nói: “Đó là mẹ Anna Rickshag của con.”.

Bà ngoại tôi kinh ngạc nhìn cha tôi, một lúc chưa hiểu ngọn ngành, rồi bà tôi bật khóc. Bà tôi không bao giờ biết tăm tích người bạn cũ của mình, nhưng bây giờ rốt cuộc bà cũng có câu trả lời: Con trai của bà Anna trở thành con rể của bà và sự kỳ lạ của cuộc sống con người làm giảm nỗi đau của cái chết.

Truyện ngắn. MICHAEL KESTFER (Hà Lan)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Bí mật về ông chủ Cornille

Văn học nước ngoài 1 ngày trước

Chiếc tù và

Văn học nước ngoài 2 tuần trước

Anh ở đâu, tình yêu của em?

Văn học nước ngoài 2 tuần trước

Con hổ nhà thơ

Văn học nước ngoài 1 tháng trước

Cái chết đến cùng với sự thừa kế

Văn học nước ngoài 1 tháng trước

Kỳ nghỉ trăng mật

Văn học nước ngoài 1 tháng trước

Nạn châu chấu ở vùng Sahel

Văn học nước ngoài 1 tháng trước