Thứ năm, ngày 03 tháng 04 năm 2025
04:02 (GMT +7)

Bảo vệ biển, đảo là bảo vệ sự sống của chúng ta

VNTN - Việt Nam từ khi các vua Hùng dựng nước đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... đến thời đại Hồ Chí Minh vẫn tiếp bước cha ông quan tâm giữ gìn bờ cõi. Đến nay Việt Nam có hơn 331 ngàn km2 đất liền và trên 1 triệu km2 diện tích biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; dân số trên 96 triệu người dân tính đến năm 2019. Vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, lại có vị trí địa chính trị, địa quân sự quan trọng nên luôn bị kẻ thù và các thế lực bành trướng dòm ngó.

 

Bác Hồ nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Trong bát cơm của mọi gia đình Việt Nam đều có sản vật từ biển như: muối, nước mắm, tôm, cua, cá... Dưới thời đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ở các vùng Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và nước bạn Lào bị thiếu muối trầm trọng. Muối trở thành quốc cấm, ai buôn muối trở thành tội phạm. Trong bộ phim “Đất nước đứng lên”, dân làng Tây Nguyên thiếu gạo, thiếu muối đến cùng cực, họ phải lấy nhựa cây, quả rừng thay sữa mẹ, họ đốt cỏ tranh để thay muối, anh dũng đứng lên theo Đảng theo Bác Hồ đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Thời chống Mỹ, những năm 60 - 70 của thế kỷ 20, ở mặt trận Lào, Tây Nguyên cũng thiếu muối trầm trọng. Đi đến đâu bộ đội cũng phải cung cấp muối cho dân bản. Muối được ví như vàng. Tình hữu nghị Việt Lào được xây dựng từ “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa là như thế”. Là người lính trong cuộc chiến đấu ở Lào - Tây Nguyên chúng tôi hiểu rõ ngoài bom đạn còn có sốt rét, đói cơm, thiếu ngủ, thiếu muối triền miên. Đã có lần trong mùa mưa, do đường tắc đơn vị lại hoạt động xa đường ô tô đến 200 km, chỉ đi đường rừng hiểm trở, hết gạo, hết muối, chân tay người nào cũng bủn rủn, cơ thể như lả đi...

Cuộc sống ngày nay thật quá đầy đủ so với trước nên ít ai nghĩ hạt muối của biển quan trọng đến chừng nào. Sự sống của chúng ta đang phụ thuộc vào biển, biển mất, biển chết chúng ta sẽ chết. Nạn khai thác quá mức của người dân, hay tình trạng nổ mìn, dùng xung điện để đánh bắt cá, xả ni lông, nhựa, chất thải từ nhà máy xuống biển… đang ngày đêm hủy diệt môi trường biển, gián tiếp hủy diệt cuộc sống của chính chúng ta. Kẻ thù cũng luôn nhòm ngó và ngày càng lộ rõ âm mưu lấn chiếm biển, đảo, đặt ta trước những thách thức mới trong bảo vệ chủ quyền.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao ý thức cảnh giác, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, ra sức giữ gìn, bảo vệ biển, đảo. Bảo vệ tài nguyên biển; bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng chính là bảo vệ cuộc sống bình yên của chúng ta.

Dương Mạnh Việt (Chi hội Văn xuôi)

1 đã tặng

0

0

0

1

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Bài 5: Những lớp học đặc biệt trên đảo tiền tiêu

Hướng về biển đảo quê hương 2 tháng trước

Bài 4: Linh thiêng “hồn dân tộc” giữa biển trời Trường Sa

Hướng về biển đảo quê hương 2 tháng trước

Bài 3: Đảo xanh giữa đại dương

Xem tin nổi bật 2 tháng trước

Bài 2: Nơi máu thắm lá cờ Tổ quốc

Xem tin nổi bật 2 tháng trước

Bài 1: Tết ở nơi đầu sóng

Bút ký 2 tháng trước

Tết ở Trường Sa

Hướng về biển đảo quê hương 3 năm trước