Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên (20/8/1945 – 20/8/2015): Ngày thành lập chính quyền cách mạng qua lời kể của các nhân chứng
VNTN - Sau khi nhận được lệnh của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, đa số tự vệ chiến đấu các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã tiến về các vùng xung quanh tỉnh lỵ, sẵn sàng phối hợp với Quân giải phóng vào giải phóng tỉnh lỵ Thái Nguyên. Ngày 16-8-1945, tự vệ các xã vùng tây nam huyện Đồng Hỷ đã tập trung tại xóm Bình Định, xã Tân Cương (nay là xóm Bình Định, xã Bình Sơn). Khi nghe tin Nhật đầu hàng Đồng minh và nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, đêm 18-8-1945, Trung đội tự vệ vũ trang tuyên truyền Võ Nhai, cùng tự vệ và nhân dân các xã đông bắc Đồng Hỷ đã tập trung tại xã Đồng Bẩm. Đại đội tự vệ huyện Phú Bình và Trung đội tự vệ huyện Phổ Yên cùng tiến lên Thái Nguyên. 5 giờ sáng ngày 19-8-1945, từ Đồng Bẩm, đông đảo nhân dân các xã Hóa Trung Trung, Cao Ngạn, Hóa Thượng, Đồng Bẩm (huyện Đồng Hỷ), với gậy gộc, giáo mác, câu liêm trong tay do Trung đội tự vệ vũ trang tuyên truyền huyện Võ Nhai dẫn đầu rầm rập tiến qua cầu Gia Bẩy hòa nhập cùng đoàn người từ Đồng Bẩm tới, tiến vào tỉnh lỵ Thái Nguyên tuần hành, thị uy, biểu dương lực lượng qua các đường phố chính. Từ các phố, nhân dân tiếp tục đổ xuống đường phố chính.
Vào khoảng 13h chiều ngày 19 tháng 8 năm 1945, đơn vị quân Giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã về tập kết tại chùa Đán, xã Thịnh Đán, huyện Đồng Hỷ. Làng Đán vùng nông thôn, có đường thông ra thị xã Thái Nguyên thuận tiện, cách chỉ có 4 km. Nhân dân xã Thịnh Đán đã giúp đỡ về nơi ăn, chốn ở, nhường nhà và lương thực, thực phẩm nhất là khâu giữ bí mật, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho quân Giải phóng. Nhờ có sự ủng hộ nhiệt tình của quân và dân địa phương nên chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng của quân Giải phóng đã được nâng lên tới 450 cán bộ, chiến sỹ, biên chế thành một chi đội, gọi là chi đội 3, gồm 3 đại đội và một trung đội hỏa lực do đồng chí Lâm Kính làm chi đội trưởng, đóng quân tại chùa Đán, Ban Việt Minh thị xã Thái Nguyên đã cử 10 tự vệ chiến đấu và Thanh niên Cứu quốc vào báo cáo với Bộ chỉ huy quân Giải phóng về tình hình của ta và địch trong thị xã. Đêm 19, rạng ngày 20 tháng 8 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một mũi quân từ chùa Đán tiến vào thị xã Thái Nguyên nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa. Sau đó bí mật triển khai thành 3 mũi, một mũi áp sát bao vây dinh Tỉnh trưởng và Huyện trưởng huyện Đồng Hỷ; một mũi áp sát bao vây trại lính Bảo An; một mũi khác bao vây khu Sẹc Tây và Khu Đề lao Thái Nguyên.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 20/8/1945, đồng chí Đoàn Sáp (chiến sỹ tự vệ) dẫn một tiểu đội quân Giải phóng đánh chiếm Nhà máy nước. 4h sáng cùng ngày các đại đội chiếm xong trận địa chiến đấu. 5h30, ta gửi tối hậu thư buộc Tỉnh trưởng Thái Nguyên và Huyện trưởng huyện Đồng Hỷ phải đầu hàng, giao lại chính quyền cho Uỷ ban khởi nghĩa.
Chiều tối ngày 20/8/1945, tại sân vận động thị xã Thái Nguyên đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn của đông đảo tầng lớp nhân dân thị xã Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, chứng kiến một sự kiện trọng đại, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ban khởi nghĩa toàn quốc đã tuyên bố xoá bỏ chính quyền phát xít Nhật, thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Lê Trung Đình làm Chủ tịch. Tại đình Hàng Phố, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tập kết quân Giải phóng sau khi giải phóng thị xã Thái Nguyên để tiến quân về Hà Nội. Kể từ đây thị xã Thái Nguyên hoàn toàn được giải phóng.
Cụ Đàm Đức Lượng
- Một trong những cánh quân giải phóng từ chân núi Tam Đảo từ đường huyện Đại Từ do ông Trường Sơn (tức giáo Giao) lãnh đạo cũng đóng ở chùa Đán, sau về đóng quân ở Đồn điền Kép Le (tức là Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên hiện nay).
Ngày 17/8/1945, quân giải phóng tiến hành cùng với bộ đội Việt Mỹ (tức là quân đồng minh) bắt đầu tiến hành đánh quân Nhật. Quân Nhật lúc đó ở Thái Nguyên có khoảng một trung đội đóng ở Tòa sứ, ở Bô Chê và lẻ tẻ ở vài nơi khác. Quân giải phóng đánh chiếm địa điểm quân Nhật ở Bô Chê, còn ở Tòa sứ đã 3 lần quân Nhật kéo cờ trắng trá hàng. Khi quân ta vào chúng bắn lại, có ông Tài Tân là chủ hàng bánh cuốn bên đường và dân quân ngó đầu qua kho của nhà Khánh Béo cũng bị bắn vào người. Sau đó chỉ huy Giải phóng quân do đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) chỉ huy và ông Nhị Quý cùng phiên dịch tiếng Nhật đến đàm phán với quân Nhật. Đến ngày 20 tháng 8 năm 1945, quân Nhật đầu hàng, ta giải phóng thị xã Thái Nguyên và thành lập chính quyền cách mạng lâm thời.
Anh Văn sau đó cùng với bộ đội Giải phóng quân về giải phóng thủ đô Hà Nội. Bức ảnh tư liệu lịch sử chụp trong Lễ mít tinh thành lập chính quyền cách mạng tỉnh Thái Nguyên ngày 20/8/1945, theo tôi biết có thể là do ông “Long Ảnh” chụp lúc bấy giờ. Vị trí chụp ấy tại Séc Kim Lan (tức khu nhà Séc ta). Bên cạnh Séc Kim Lan là Ấu trí viên và đằng sau Trường tư Minh Đức của thầy giáo Lâm. Ngày nay là vị trí sau trụ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Sân vận động Thái Nguyên ngày nay. Cụ Hạ Mậu Tý kể:
Cụ Hạ Mậu Tý
Nguyễn Đình Hưng
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...