Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
18:49 (GMT +7)

Đánh giá chất lượng và tính ứng dụng của các chuyên đề về lịch sử, văn hóa

VNTN- Chiều 27/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội thảo khoa học Đánh giá chất lượng và tính ứng dụng của 47 chuyên đề khoa học về lịch sử, văn hóa do Đề tài cấp tỉnh về Nghiên cứu, xây dựng bộ ngữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Đề tài). Đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham dự và chủ trì Hội thảo.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Đề tài được thực hiện trong 24 tháng với những nhiệm vụ chủ yếu sau: Đánh giá thực trạng sử dụng các công trình khoa học, tài liệu về lịch sử, văn hóa Thái Nguyên; Công tác quản lý, khai thác các công trình, tài liệu này tại các địa phương, đơn vị, cơ sở; Viết các chuyên đề khoa học theo từng chủ đề; khai thác thông tin, dữ liệu, hình ảnh về lịch sử, văn hóa theo từng chủ đề; Nghiên cứu, biên soạn tài liệu hướng dẫn, sử dụng ngữ liệu lịch sử, văn hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục…

Với hơn 600 trang của 47 chuyên đề khoa học do 19 đồng chí là thành viên chính thực hiện Đề tài đã cho thấy bức tranh về mảnh đất, lịch sử, văn hóa, con người Thái Nguyên. Thái Nguyên là tỉnh có bề dày lịch sử và truyền thống văn hiến lâu đời, nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 299 di tích được lập hồ sơ khoa học và quyết định xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Đặc biệt, nghi lễ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có 12 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được phong tặng, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú…

Kết quả nghiên cứu của Đề tài là những tiền đề quan trọng để triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ ngữ liệu số đủ điều kiện để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hình thức số hóa. Bộ ngữ liệu số sẽ được tích hợp lên các website, cổng thông tin điện tử và chuyển giao phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục  tại Trường Chính trị tỉnh, trung tâm chính trị các huyện, thành phố và các trường phổ thông trên địa bàn.

Tại Hội thảo, các đại biểu trình bày các tham luận, thảo luận nhiều nội dung như: Tính thực tiễn và khả thi của việc sử dụng các chuyên đề khoa học thuộc Đề tài trong thiết kế tiến trình dạy học hiện nay; đánh giá chất lượng, hạn chế và những đề xuất, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa nội dung các chuyên đề khoa học...

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Duy Hoàng phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Duy Hoàng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của những nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã tích cực tham gia, đóng góp các chuyên đề cho Đề tài. Đồng chí đề nghị Ban Biên soạn Đề tài tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia và đại biểu để tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung còn lại của các chuyên đề khoa học; Các thông tin về mảnh đất, văn hóa, con người và sự kiện lịch sử khi nghiên cứu, biên soạn cần trích rõ nguồn và phải đối chiếu với tài liệu gốc…

Anh Thắng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy