Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
23:37 (GMT +7)

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương

VNTN- Chiều 27/11, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tổ chức bế mạc Chương trình “Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể múa Tắc Xình trong lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Quang cảnh buổi bế mạc

Đây là hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; do Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam phối hợp với UBND huyện Phú Lương, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phú Lương, UBND xã Tức Tranh tổ chức thực hiện diễn ra từ ngày 17/11/2023 đến 27/11/2023.

Chương trình đã thu hút được sự tham gia của 50 học viên, trong đó 60% là các học viên trẻ, lứa tuổi trung niên chiếm 40%, ngoài ra còn có sự tham gia của các em thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi và những người cao tuổi đam mê tìm hiểu nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tham gia truyền dạy tại Chương trình có 5 nghệ nhân, già làng, là những người am hiểu và có khả năng thực hành tốt về điệu múa Tắc Xình truyền thống của người Sán Chay.

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Một số hình ảnh tại lớp truyền dạy

Các học viên đã được các nghệ nhân giới thiệu về lịch sử, nguồn gốc ra đời của điệu múa Tắc Xình, các nhạc cụ sử dụng trong trình diễn và quan trọng nhất đó là thực hành 12 động tác múa như: Thăm đường, đánh dao, phát cỏ, chọc lỗ tra hạt, chim câu...

Thời gian tham gia truyền dạy cũng là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu, tăng cường đoàn kết, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như: Sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống, phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật truyền thống của dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên.

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Tiết mục thực hành báo cáo trong buổi bế mạc

Trong quá trình truyền dạy, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cũng đã nghiên cứu, ghi âm, chụp ảnh, quay phim toàn bộ các hoạt động của lớp học, về các động tác của múa Tắc Xình, một số làn điệu hát ví, cũng như cách sử dụng các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Sán Chay để làm tư liệu phục vụ cho việc tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Chay tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Cán bộ Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chụp hình lưu niệm cùng các học viên

Trong buổi tổng kết chương trình, Bảo tàng đã trao tặng 20 bộ trang phục nam, nữ dân tộc Sán Chay cho nhà văn hóa xóm Đồng Tâm để lưu giữ, phục vụ cho hoạt động trình diễn, bảo tồn và phát huy trong cộng đồng góp phần lan tỏa các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Chay. Các học viên đã làm 5 bộ nhạc cụ gõ nhạc tặng Bảo tàng để trưng bày, trình diễn trong các dịp đón du khách tham quan bảo tàng.

Bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương
Ông Nguyễn Cảnh Phương (trái), Phó Giám đốc Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam trao tặng trang phục ruyền thống Sán Chay cho đại diện xóm Đồng Tâm

Châm Nhật Tân                                                                                                                    

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy