
Góc biếm họa số 6 (2025)

VNTN - Trong một năm, người Mông có nhiều lễ cúng, cúng của làng bản, của dòng họ và của riêng từng gia đình. Có những lễ cúng cần phải mời thầy cúng, có lễ cúng chủ nhà có thể tự cúng. Với người Mông, gia đình, bản làng, dòng họ rất quan trọng, có câu nói, hễ là người thuộc giống cây lanh thì đều là anh em, họ hàng. Câu nói khẳng định tính đoàn kết, bao bọc nhau, cho dù sinh sống ở bất kỳ đâu trên thế giới, nếu biết mình là người Mông họ đều cư xử như anh em trong làng, trong bản. Trong gia đình, người chồng, người cha là cây cột cái, có trách nhiệm gây dựng gia đình làm ăn phát đạt. Ngược lại, con cái phải sống kính trọng cha mẹ hết mực. Đó là nguồn gốc của lễ cúng báo hiếu cha mẹ của người Mông.
Xong phần cúng này, thầy sẽ mang một mâm cúng ra cúng ngoài cửa, xin ma cửa phù hộ sức khỏe cho chủ nhà cùng con cháu trong nhà khỏe mạnh, làm ra nhiều của cải. Hết lễ cúng tổ tiên xin phúc lộc cho cha mẹ, con cháu là đến lượt phần cúng dâng lễ mừng bố mẹ. Hai bố mẹ được ngồi trên một chiếc ghế dài, quay lưng về phía bàn thờ. Trước mặt đặt một chiếc bàn nhỏ bày thức ăn con cháu dâng lên. Thức ăn sẽ gồm một bát mèn mén, một bát thịt gà, một chai rượu. Bắt đầu dâng lễ từ hai vợ chồng người con cả. Thầy cúng sẽ cúng dẫn lễ, nói với bố mẹ rằng đây là lễ của hai vợ chồng con cả dâng cho bố mẹ, kính mong bố mẹ khỏe mạnh, sống thọ để vui vẻ cùng con cháu. Sau đó hai người con sẽ quỳ trước mặt bố mẹ để lạy. Cách lạy của người Mông là đứng thẳng lên rồi đưa tay vừa vái vừa quỳ xuống. Ba lần như vậy, rồi đứng dậy nói lời chúc phúc đến bố mẹ. Tiếp đó hai vợ chồng mời bố mẹ uống rượu. Rượu rót ra bốn cái chén, hai vợ chồng cầm chén dâng bố, dâng mẹ. Bố mẹ sẽ đưa chén rượu đó cho hai con và cầm hai chén ở bàn cùng nhau uống. Sau đó người con sẽ xúc mèn mén và thịt gà ở bát bón cho bố mẹ. Cứ bón và uống rượu như vậy đến khi hết bát mèn mén, bát thịt gà và chai rượu thì mới chuyển sang phần dâng lễ giống như vậy cho vợ chồng người con trai thứ hai, thứ ba… hết vợ chồng con trai, con dâu thì đến lượt vợ chồng con gái và con rể.
Phần cuối cùng là thầy cúng thay lời bố mẹ cảm ơn tổ tiên, cảm ơn các con đã tổ chức lễ báo hiếu. Kết thúc buổi lễ là cả gia đình cùng nhau ăn bữa cơm vui vẻ. Hầu hết các gia đình có cha mẹ già cao tuổi hoặc hay ốm đau thì mỗi năm đều làm lễ báo hiếu hay mừng thọ cho bố mẹ. Lễ này còn được quan niệm là lễ giải bệnh cho bố mẹ, trong mỗi lễ cúng đều có phần giải bệnh được thầy cúng làm. Vì vậy, sau lễ cúng cha mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn, các con yên tâm về sức khỏe của cha mẹ. Hầu hết các con cháu đều cảm thấy phấn khởi và tự nguyện làm lễ cho cha mẹ với mong ước cha mẹ trường thọ cùng con cháu.
Chu Thị Minh Huệ
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...