Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
15:26 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số Xuân Giáp Thìn 2024

 

Quý độc giả thân mến!

Tạm biệt năm Quý Mão với bao thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống, song chúng ta vẫn nỗ lực vượt qua trong mọi hoàn cảnh để hướng đến một ngày mai tươi sáng hơn.

Đón mùa xuân Giáp Thìn, chúng ta mang những trải nghiệm của một năm cũ có thành công, có thách thức để chủ động đón một năm mới tràn ngập yêu thương và chia sẻ. Càng đi qua khó khăn, chúng ta càng thêm trân quý giá trị của những khoảnh khắc bình yên. Văn nghệ Thái Nguyên số Xuân Giáp Thìn với chủ đề Xuân An Hoà như muốn góp thêm một ước nguyện cùng muôn nhà về một năm mới an hoà trong lòng người, an hoà trong công việc, an hoà trong cuộc sống…

Văn nghệ Thái Nguyên trân trọng gửi tới quý độc giả những trang viết là tình yêu tha thiết với quê hương, với gia đình, với nhân loại… cùng những tâm tư sâu lắng, những trải nghiệm sâu sắc, những luận bàn - suy ngẫm khi nhìn lại một năm trôi qua.

Năm 2023 vừa qua tiếp tục là một năm đánh dấu vị thế của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên trong đời sống xã hội thông qua các sự kiện, hoạt động văn học nghệ thuật giàu giá trị, với sức lan tỏa mạnh mẽ cùng sự chuyên nghiệp ngày càng được chú trọng và nâng cao. Dấu ấn văn học nghệ thuật Thái Nguyên năm 2023 điểm lại 10 thành quả đáng tự hào của tập thể Hội sẽ mở đầu Tạp chí số này.

Mùa xuân đã ùa về trên khắp nẻo đường nhưng lòng ta chỉ thực sự xuân khi “trái tim ta, bàn tay ta đang góp một phần nhỏ bé cho vườn xuân muôn sắc của quê nhà”. Đó là quan điểm mà tác giả Phạm Quý bày tỏ trong tùy bút Để góp một sắc hoa trong vườn xuân muôn sắc.

Năm 2023 là một năm cực kỳ khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước nhưng sự nỗ lực và quyết liệt trong thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp đã giúp kinh tế Thái Nguyên tiếp tục duy trì ổn định và có bước phục hồi, phát triển. Bài viết Tăng trưởng trong gian khó của tác giả Hoài Vy sẽ làm rõ vấn đề này.

Tạp chí trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuộc phỏng vấn của Văn nghệ Thái Nguyên với đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về các vấn đề văn học nghệ thuật từ góc độ công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh và kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025). Cùng với đó, cuộc  trò chuyện đầu xuân đầy thú vị mang tên Nỗ lực để cái tên “Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên” ngày càng định vị vững chãi trong cuộc sống này giữa phóng viên Tạp chí với Chủ tịch Hội VHNT tỉnh - nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh sẽ đưa ra những điểm nhìn thấu đáo về một hành trình đầy quyết tâm và nỗ lực cùng sự hy sinh thầm lặng của những người làm công tác văn học nghệ thuật.

Chuyên mục Sáng tác văn học số này sẽ đăng tải nhiều tác phẩm ấn tượng và đa dạng.

Mảng thơ tiếp tục là những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh, thể hiện những góc nhìn độc đáo, sâu sắc, mới mẻ, những suy tư, chiêm nghiệm về muôn mặt của đời sống, những ước vọng tốt đẹp, hướng tới tương lai, những rung cảm về mùa xuân, về Tết. 

Bên cạnh thơ, mảng văn xuôi sẽ mang đến nhiều tác phẩm lôi cuốn.  

Bằng lối viết hài hước cùng những chi tiết được đan cài một cách khéo léo, truyện ngắn Ngọn nến sáng trong đêm giao thừa… của tác giả Nguyễn Đức Hạnh đã khắc họa phần nào cuộc sống buồn tủi, đáng thương của những người “gần đất xa trời” sống trong Trại Dưỡng lão khi có những đứa con thừa tiền nhưng thiếu tình yêu thương và lòng hiếu thảo. Mừng thay, kết truyện có hậu khiến lòng ta ấm lại khi thời khắc giao thừa sắp điểm.

Ông già, sóc nâu và sấu sót  là một truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn của tác gả Đỗ Tiến Thuỵ. Những đoạn hội thoại hết sức thú vị của nhân vật “ông” và chú sóc nâu cùng những tình tiết đầy bất ngờ trong truyện hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cảm xúc cho độc giả.

Tết của người Việt ở nước ngoài có gì đặc biệt? Phong tục đón Tết của các dân tộc vùng Việt Bắc độc đáo ra sao? Những nước khác đón Tết như thế nào? Những kỷ niệm nào về Tết đã hằn in trong ký ức?… Câu trả lời sẽ có trong các bài ký, bài biết, tản văn đậm đà sắc xuân: Tết Việt tại vương quốc Bỉ (Quỳnh Iris de Prelle); Đón Tết nơi xứ tuyết (Châu Hồng Thuỷ); Tết Nguyên đán của người Sán Chay (Châm Nhật Tân); Hồn Tày trong mâm cơm Tết của mế (Lã Thị Thông); Trò chơi Lày cỏ “Sái mạ”, nét độc đáo trong ngày Tết của người Nùng ở vùng Việt Bắc (Việt Anh); Phong tục đón Tết Âm lịch ở một số nước trong khu vực (BBT); Đón Tết đầu tiên trong quân ngũ (Hoàng Minh Đức); Đón Xuân Giáp Thìn (2024) lại nhớ xuân Nhâm Tý (1972) (Nguyễn Mạnh Thắng); Chạm cốc với mùa xuân (Thiên Trà); Quà chợ quê  (Hoàng Anh Tuấn); Tết ở…đáy nồi (Vũ Thị Huyền Trang); Mùi nắng Tết (Du An); Con có về nhà đi chợ đầu năm (Hoàng Hiền)…

Tết, ai cũng có nhà để về. Nhưng có rất nhiều trường hợp không thể về nhà. Phóng sự Nơi ngày Xuân vương vấn niềm thương của tác giả Phạm Ngọc Chuẩn sẽ đưa độc giả ghé thăm xứ “người điên” – Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh và mái ấm chở che bao phận đời bất hạnh – Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội để hiểu hơn về ngày Tết của của mọi người ở nơi đây.

Cùng với đó, những bài viết khác trong các chuyên mục:  Cùng quan tâm, Sáng tác văn học, Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên, Dành cho các em, Bút ký – Phóng sự,  Nghệ thuật, Văn hoáNghiên cứu – Trao đổi, Chữ và nghĩa,…  sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin đa dạng.

Mong rằng Văn nghệ Thái Nguyên số đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ là món quà ý nghĩa thay cho lời chúc tốt lành nhất gửi đến quý độc giả gần xa.

Trân trọng mời quý vị cùng thưởng thức.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên. Hoặc bạn có thể đọc tạp chí giấy online tại đây (Link Tạp chí Online số Xuân Giáp Thìn 2024)

Cùng quan tâm

Năm 1964, Thái Nguyên đón Bác Hồ về thăm lần cuối (Trần Thép)

Tăng trưởng trong gian khó (Hoài Vy)

Tuỳ bút

Để góp một sắc hoa trong vườn xuân muôn sắc (Phạm Quý)

Sông núi đầu đời (Nguyễn Thành Phong)

Người đàn ông ở khu nhà vui vẻ (Phan Đình Minh)

Phỏng vấn

Mong văn nghệ sĩ tỉnh mình sáng tạo được nhiều tác phẩm chất lượng cao, bám sát hơi thở cuộc sống (Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên)

Nỗ lực để cái tên “Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên ngày càng định vị vững chãi trong cuộc sống này (Thu Huyền)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Hoa hoàng vũ toả hương (Bùi Thị Như Lan)

Ngọn nến sáng trong đêm giao thừa… (Nguyễn Đức Hạnh)

Ông già, sóc nâu và sấu sót (Đỗ Tiến Thuỵ)

Sính lễ (Nguyễn Phú)

Tản văn

Chạm cốc với mùa xuân (Thiên Trà)

Quà chợ quê  (Hoàng Anh Tuấn)

Tết ở…đáy nồi (Vũ Thị Huyền Trang)

Mùi nắng Tết (Du An)

Con có về nhà đi chợ đầu năm (Hoàng Hiền)

Thơ

Tiếng khèn và ánh trăng (Nguyễn Thị Minh Thắng)

Mùa xuân (Doãn Long)

Trà chậm (Bùi Văn Nghị)

Định cư phía bình minh (Trần Kế Hoàn)

Tỉnh dậy (Mai Văn Phấn)

Trong thư phòng tĩnh lặng (Đinh Tiến Hải)

Tết trong nồi bánh chưng  (Ngô Thuý Hà)

Những quả trứng mộng mơ (Võ Tấn Cường)

Vô thường (2) (Cao Thị Hồng)

Men lá (Vi Thuỳ Linh)

Sám hối (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Ngồi bên tách trà (Vũ Tuyết Nhung)

Nhớ Định Hoá (Nguyễn Đức Hạnh)

Mắt gió (Trần Mai Hưởng)

Tết rồi mẹ ơi! (Nguyễn Văn Song)

Từ tấm ảnh cũ (Nguyễn Kiến Thọ)

Em là Thị Màu của tôi (Ngọc Tuấn)

Đường xuân (Phan Thức)

Tự tình làng (Trần Cầu)

Ngỡ ngàng xuân (Nguyễn Hồng Quang)

Dấu lặng ngày xuân (Lê Hùng)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

Diễn giả Nguyễn Quốc Vương: “Chọn lấy một thứ mình có thể làm tốt nhất và kiên trì theo đuổi nó” (Phạm Văn Vũ)

Dành cho các em

Truyện ngắn

Bác Nhái Xanh đáng kính (Ngọc Thị Lan Thái)

Chuyện phiếm của Chân và Tay (Hồ Thuỷ Giang)

Chiến công đầu của trinh sát Mèo con (Trần Chín)

Thơ

Chơi với cát (Mai Thắng)

Cho con xem Tết (Ngô Thuý Hà)

Hotel (Ngọc Hà)

Chợ xuân trường em (Đoàn Gia Hân)

Bé làm bác sĩ (Lê Việt Hùng)

Về đón xuân (Nguyễn Hồng Phượng)

Tranh của Tất Quang, Thảo My, Nông Thị Thu Thiềm, Đào Thị Kim Oanh, Tiêu Yến Hoa Lê

Ảnh của Hoàng Thao, Quốc Chính, Đỗ Anh Tuấn, Thế Hoàng

Nghệ thuật    

Mùa xuân qua ống kính các nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Nguyên  (Lê Lâm, Trần Hoàn, Việt Hùng, Đỗ Anh Tuấn, Ngọc Hải, Khánh Vân, Thanh Lên, Quốc Văn, Quốc Chính)

Đời sống nghệ thuật 2023: Những tín hiệu tích cực (Hoài Hương)                                            

Văn hóa

Linh vật “Rồng” trong văn hoá, tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam (Vi Biên)

Ngày Xuân thăm làng Việt cổ (Phan Thái)

Việt Bắc boong hây

Tết Nguyên đán của người Sán Chay (Châm Nhật Tân)

Hồn Tày trong mâm cơm Tết của mế (Lã Thị Thông)

Trò chơi Lày cỏ “Sái mạ”, nét độc đáo trong ngày Tết của người Nùng ở vùng Việt Bắc (Việt Anh)

***

Một cuộc chuyển giao kỳ thú (Nguyễn Đình Tân)

Kết tinh tài năng và đam mê sáng tạo (Nhóm PV)

Đón Tết đầu tiên trong quân ngũ (Hoàng Minh Đức)

Đón Xuân Giáp Thìn (2024) lại nhớ xuân Nhâm Tý (1972) (Nguyễn Mạnh Thắng)

Phong tục đón Tết Âm lịch ở một số nước trong khu vực (BBT)

Bút ký – Phóng Sự

Tết Việt tại vương quốc Bỉ (Quỳnh Iris de Prelle)

Đón Tết nơi xứ tuyết (Châu Hồng Thuỷ)

Nơi ấy là Trường Sa (Lưu Quang Phổ)

Những cây cầu hạnh phúc (Minh Hằng)

Nơi ngày xuân vương vấn niềm thương (Phạm Ngọc Chuẩn)

“Mẹ đỡ đầu” – những yêu thương lan toả (Mai Linh Lan)

Nghiêng mình bên xứ lạ (Đỗ Doãn Hoàng)

Guadra, Bồ Đào Nha, địa chỉ hành hương của người Việt (Hoành Minh Tường)

Nốt nhạc Xuân bay lên (Camanh Pham)

Nghiên cứu – trao đổi

Cảm thức mùa xuân trong thơ Phật hoàng Trần Nhân Tông (Nguyễn Trung)

Một miền thi ca còn nhiều trầm tích đang được phát hiện và khai phá (Nguyễn Việt Chiến)

Thái Nguyên – có một mùa văn xuôi mới (Sương Nguyệt Minh)

Chữ và nghĩa

Táo quân – về tên gọi và đôi điều khác biệt trong văn hoá Việt Nam và Trung Quốc (Như Châu)

Thơ châm

Cờ bạc ngày xuân (Thân Đông Thái)

Mừng năm Giáp Thìn (Nguyễn Văn Dũng)

Phòng hàng giả, hàng nhái (Lê Mạnh Huy)

Biếm họa của Nguyễn Dũng, Bùi Thanh Tâm, Lê Viết Trí, Duy Nhiếp, Nguyễn Trần Bạch Liên

Vui vui…

Tranh bìa của Đỗ Ngọc Dũng

Minh hoạ của Lê Quang Thái, Nguyễn Lộc, Dương Văn Chung, Minh Thư, Hà Trâm, Hoài An, Vũ Thuỳ Dương, Đào Tuấn

Câu đối của Đặng Xuân Nhi, Cao Bình, Lê Anh Phong, Nghi Huyền, Bùi Khắc Viên, Ngọ Ngọc Thơ, Nguyễn Văn Trụ, Ngọc Thơ

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy