Thứ tư, ngày 18 tháng 09 năm 2024
12:24 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 9, ra ngày 10/5/2024

Hai bài viết Sau 70 năm, người  Pháp nghĩ gì về cuộc chiến Điện Biên Phủ? (Quyên GAVOYE) và Mái đá Ngườm xứng đáng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (Kim Ngân) trong mục Cùng quan tâm sẽ mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bản hùng ca 70 năm đầy xúc động và tự hào đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng trong lòng mỗi người con Việt Nam. Dự lễ kỷ niệm lần này có một vị khách vô cùng đặc biệt, đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp: Sébastien Lecornu. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam mời Pháp tham dự lễ kỷ niệm trận Điện Biên Phủ - trận chiến chấm dứt sự hiện diện của Pháp ở Đông Dương. Lần đầu tiên trong lịch sử, một quan chức cấp cao của bên thua trận dự lễ kỷ niệm của bên thắng trận. Trước sự kiện đặc biệt này, và Sau 70 năm, người Pháp nghĩ gì về cuộc chiến Điện Biên Phủ?  Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết của tác giả Quyên GAVOYE.

Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên và Viện khảo cổ học vừa kết thúc việc khai quật Di chỉ Mái đá Ngườm (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai) lần thứ V. Lần khai quật này, Mái đá Ngườm mang lại những nhận thức hoàn toàn mới đối với khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Cụ thể đó là những nhận thức nào? Xin mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết Mái đá Ngườm xứng đáng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Mục Sáng tác văn học đăng tảihai truyện ngắn:Hoa đại trắng (Phùng Văn Khai), Rừng chưa yên tĩnh (Trần Quang Lộc); ba tản văn: Nơi gió được sinh ra (Dương Thắng), Cua đồng mùa hạ (Tăng Hoàng Phi), Hoài niệm giếng khơi (Lê Thị Xuân).

Hoa đại trắng mang đến câu chuyện về hành trình minh oan cho đồng đội đầy gian nan và nỗ lựccủa những người chiến sĩ cách mạng. Ở đây, ta sẽ gặp một một người chỉ huy với trái tim ấm áp, luôn thấu hiểu cho cấp dưới, một nữ thẩm phán ngay thẳng, bất khuất, không sợ cường quyền, một nữ biệt kích vì chẳng thể giải oan cho bạn mà chọn nương tựa cửa chùa và một chiến sĩ trung kiên nhưng phải chịu oan trái suốt mấy mươi năm. Ba trong số họ là những nạn nhân của âm mưu chia rẽ đầy thâm độc. Liệu sau tất cả, sự thậtcó sáng tỏ? Công lý và lẽ phải liệu có giành chiến thắng?

Rừng chưa yên tĩnh kể câu chuyện về già Pơ - một cựu chiến binh người dân tộc Bana, một già làng chất phác, nghĩa tình, coi trọng gốc gác, quê hương. Già Pơ đại diện cho lớp người sinh ra ở rừng, lớn lên nhờ rừng, dành trọn tình yêu cho rừng. Và để bảo vệ tình yêu thiêng liêng ấy, họ sẵn sàng hy sinh không tiếc đời mình.

Tản văn Nơi gió được sinh ra đem tớinhững hình ảnh, những câu chuyện,những liên tưởng ví von rất riêng và đầy ấn tượng của tác giả Dương Thắng về nguồn gốc của gió, qua đó gửi gắm những thông điệp khiến ta phải đau đáu nghĩ suy. Cùng với đó,Cua đồng mùa hạ Hoài niệm giếng khơi sẽ mở ra trước mắt bạn đọc một vùng trời tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm qua những câu văn gần gũi mà chứa chan cảm xúc.

Bên cạnh truyện ngắn, tản văn sẽ là các sáng tácthể hiệnnhững góc nhìn nghệ thuật độc đáo, những cá tính thơ của các tác giả  Tô Hoàn, Nguyễn Quý, Trần Đức Tín, Ngô Mậu Tình, Nguyễn Chí Diễn, Hoàng Thụy Anh, Nguyễn Hồng Phượng, Lê Nguyệt, Nguyễn Vĩnh Tiến.

Bài ký Tôi là một liền chị (Tố Quyên) với những thông tin thú vị về cuộc đời của Nghệ nhân Quan họ Nguyễn Thị Khướu sẽ là bài viết nổi bật trong mục Bút ký – Phóng sự số này.

Tiếp theo,nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa sẽ gửi đến bạn đọc một tiểu luận đáng chú ý có tựa đề:Nhà văn thì đọc gì?. “Văn chương đòi hỏi kiến thức toàn diện, đặc biệt là về văn cảnh và văn hóa. Không ai lại cho phép nhà văn ngô nghê mơ hồ về bất cứ một thông tin, tri thức nào được nhà văn đưa vào tác phẩm”. Vậy, “để có thể trở thành một người chữ, nơi mà đến lượt, từng con chữ được chiết xuất ra đều đẫm trĩu hàm lượng thông tin, tri thức” thì nhà văn cần đọc gì? Câu trả lời với những phân tích, dẫn chứng đầy thuyết phục sẽ có trong mục Nghiên cứu – Trao đổi.

Ngoài ra, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Chuyện người chuyện ta, Bút ký - Phóng sự, Nghệ thuật, Văn hoá, Câu chuyện văn hóa , Nghiên cứu – Trao đổi, Ý kiến bạn đọc,…  sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin cho quý vị.

Trân trọng mời quý bạn đọc cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Cùng quan tâm

Sau 70 năm, người Pháp nghĩ gì về cuộc chiến Điện Biên Phủ? (Quyên GAVOYE)

Mái đá Ngườm xứng đáng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (Kim Ngân)

Chuyện người chuyện ta

Minh bạch để tránh “nhiễu”, “loạn” thông tin (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Hoa đại trắng (Phùng Văn Khai)

Rừng chưa yên tĩnh (Trần Quang Lộc)

Tản văn

Nơi gió được sinh ra (Dương Thắng)

Cua đồng mùa hạ (Tăng Hoàng Phi)

Hoài niệm giếng khơi (Lê Thị Xuân)

Thơ

Tây Bắc, một lần lên (Tô Hoàn)

Cánh cò trong mơ (Nguyễn Quý)

Nhớ để quên; Thương con cúm núm còn kêu (Trần Đức Tín)

Lật gió (Ngô Mậu Tình)

Mót thóc đồng làng (Nguyễn Chí Diễn)

Em; Bài thơ cuối cùng (Hoàng Thụy Anh)

Bồi hồi nhịp rung (Nguyễn Hồng Phượng)

Con về lội cánh đồng chiều (Lê Nguyệt)

Một cánh chuồn chuồn (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Nghệ thuật 

“Chàng mục sư” Trần Hải Minh và hội hoạ Trừu tượng Biểu hiện (Lê Trọng Lân)

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23: Tôn vinh vẻ đẹp Tây Bắc (Quang Khải)

Văn hóa

Lễ hội “Khu già già” của đồng bào dân tộc Hà Nhì (Kim Thoa)

Nét đẹp Lễ hội đền Lục Giáp – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nguyễn Đình Hưng)

Câu chuyện văn hóa

Chồng hoang vợ vụng (Minh Hưng)

Bút ký – Phóng Sự

Chuyện tình ở “hậu tuyến” & “hậu Điện Biên Phủ” (Nguyễn Khắc Phê)

Nhìn lại 300 năm nghệ thuật múa rối cạn của dòng họ Ma Quang (Sa Mộc)

Tôi là một liền chị (Tố Quyên)

Nghiên cứu – trao đổi

Nhà văn thì đọc gì? (Hoàng Đăng Khoa)

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Cao Thị Hồng)

Văn học nước ngoài

Ước mơ và huyễn ảnh; Bậc thầy chuẩn bị; Trước chuyến du lịch (Shizuka Ijuin-Nhật; Hoàng Long Dịch)

Ý kiến bạn đọc

Từ Ngày sách Việt Nam nghĩ về văn hóa đọc hiện nay (Anh Anh)

Thơ châm

Tên làng xưa đâu? (Lê Lam Hồng)

Lố tay (Dương Thu Thủy)

Đồ chơi độc hại… (Thạch Hoài Lam)

Biếm họa của Nguyễn Dũng

Vui vui…

Ảnh bìa của Khắc Thiện

Ảnh của Hoàng Thao, Đồng Đăng

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy