Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 9, ra ngày 10/5/2022
VNTN - Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với hai bài viết: “Bầu ơi thương lấy bí cùng…” của tác giả Quyên GAVOYE (Cộng hòa Pháp) và “Chuyển đổi số với cơ quan báo chí: Làm gì để không bị bỏ lại phía sau?” của tác giả Bảo An.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng…” chia sẻ về những nỗ lực chung tay góp sức giúp đỡ những người lánh nạn Ukraine (bởi cuộc đụng độ quân sự Nga - Ukraine) của cộng đồng người Việt tại Pháp, Đức và nhiều nước khác có người lánh nạn.
“Chuyển đổi số với cơ quan báo chí: Làm gì để không bị bỏ lại phía sau?”: vấn đề chuyển đổi số phải bắt đầu từ tư duy con người mà trước hết là tư duy của lãnh đạo cơ quan báo chí - vấn đề được các thủ lĩnh báo chí thừa nhận và quan tâm bàn thảo tại diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn”.
Chuyên mục Truyện ngắn đặc sắc kỳ này sẽ giới thiệu tác phẩm “Những trang bản thảo” của nhà văn Hồ Thủy Giang. Với cốt truyện đơn giản, không có xung đột, chứa đựng chất thơ man mác, với những câu chữ mang vẻ đẹp giản dị, truyện ngắn đã vượt ra ngoài nguyên tắc phản ánh hiện thực thông thường, để chạm đến miền sâu thẳm đẹp đẽ vô ngần trong kí ức của người đọc, qua đó khơi dậy những cảm xúc tốt đẹp.
Mục Sáng tác văn học là truyện ngắn “Thụy ơi!” của Nguyệt Chu; tản văn “Mùa quả dại” của Võ Thị Thu Hằng và “Mùa phượng vỹ đơm bông” của Mai Hoàng; thơ của các tác giả: Trần Đức Tín, Lê Hào, Phạm Thùy Vinh, Trần Quốc Toàn, Nguyễn Đại Bường, Nguyễn Minh Trọng, Nguyễn Hàn Chung (Hoa Kỳ).
“Thụy ơi!” đưa người đọc chìm đắm trong những câu hỏi về thân phận người, những điều đã đánh mất, sự mong manh, hữu hạn của tình yêu... như những ca từ sâu lắng, da diết của “Khúc Thụy Du” (nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê) - “Như loài chim bói cá/ Trên cọc nhọn trăm năm/ Tôi tìm đời đánh mất/ Trong vũng nước cuộc đời.../ Thụy ơi và tình ơi!”.
Cùng với truyện ngắn và tản văn, mục Thơ số này tiếp tục là những sáng tác của các tác giả bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm, cả những đau đáu về cuộc đời, số phận con người, về quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mục Bút ký - Phóng sự sẽ là ba tác phẩm tham dự Cuộc thi Bút kí - Phóng sự năm 2021-2022: “Bài ca vỡ núi” (Phạm Ngọc Chuẩn); Hồ Ghềnh Chè - “viên ngọc” chưa qua tạo tác (Thái Yên); và Cuộc chiến sau thời đạn bom (Tiết Thị Minh Hà).
“Bài ca vỡ núi” chia sẻ sự thay đổi trong cách nghĩ và hành động của đồng bào Mông trên tỉnh Thái Nguyên để từ đó đồng bào rũ bỏ được thói quen trông chờ ỷ lại, chủ động nắm bắt cơ hội vươn lên, bắt nhịp cùng sự đổi mới của đất nước.
“Hồ Ghềnh Chè - “viên ngọc” chưa qua tạo tác” giới thiệu về một điểm du lịch độc đáo của Thái Nguyên (thuộc xã Bình Sơn, thành phố Sông Công), nơi phong cảnh còn nhiều nét hoang sơ, hấp dẫn du khách tới trải nghiệm và khám phá.
Cuộc chiến sau thời đạn bom chia sẻ câu chuyện cuộc đời của Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Văn Sơn (phường Đồng Bẩm, TP. Thái Nguyên) - một chiến sĩ đặc công, trinh sát với bao chiến công hiển hách năm xưa, nay vẫn phải tiếp tục vượt qua những nỗi đau thầm lặng của cuộc chiến sau thời đạn bom mà ông phải gánh chịu.
Đến với quê Bác - huyện Nam Đàn (Nghệ An) - nơi được mệnh danh là “Địa linh, Nhân kiệt”; Mảnh đất ATK Định Hóa (Thái Nguyên) - một trong những cái nôi của cách mạng, vùng quê giàu truyền thống và phong phú tiềm năng du lịch - là những nội dung hấp dẫn mục Văn hóa số này.
Mục Nghiên cứu - Trao đổi sẽ là bài tổng thuật của tác giả Bích Hồng về cuộc Tọa đàm “Thơ và công việc làm thơ” do Chi hội Thơ - Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức ngày 22/4 vừa qua. Cùng với đó là bài viết của Cao Thị Hảo - Lê Huyền Trang chỉ ra những nét mới ở chủ đề văn học trong “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên - lớp 6”. Và bài viết của tác giả Lê Quang Hưng về thơ cảm hứng trữ tình của Hồ Chí Minh - một mảng thơ biểu hiện một cách trực tiếp, chân thực, toàn diện con người và tâm hồn Hồ Chí Minh - một nhân cách đặc biệt trong lịch sử dân tộc và nhân loại.
Trân trọng kính mời quý vị cùng đón đọc.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988.827.920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Vấn đề cùng quan tâm
Bầu ơi thương lấy bí cùng… (Quyên GAVOYE)
Chuyển đổi số với cơ quan báo chí: Làm gì để không bị bỏ lại phía sau? (Bảo An)
Chuyện người chuyện ta
Vấn nạn hội nhóm rác trên mạng xã hội (Thái Văn)
Sáng tác văn học
Truyện ngắn
Thụy ơi! (Nguyệt Chu)
Thơ
Ngồi xuống mà nghĩ; Còn (Trần Đức Tín)
Bức tường; Bệ phóng (Lê Hào)
Có đôi khi (Phạm Thùy Vinh)
Hoa nắng tháng Tư (Trần Quốc Toàn)
Chuông gió; Nấu cơm cho mẹ (Nguyễn Đại Bường)
Lời bàn tay; Con đường huyền thoại (Nguyễn Minh Trọng)
Thơ ca và tình yêu (Nguyễn Hàn Chung - Hoa Kỳ)
Tản văn
Mùa quả dại (Võ Thị Thu Hằng)
Mùa phượng vỹ đơm bông (Mai Hoàng)
Truyện ngắn đặc sắc
Những trang bản thảo (tác giả: nhà văn Hồ Thủy Giang; Nguyễn Đức Hạnh giới thiệu)
Bút ký - Phóng sự
Bài ca vỡ núi (Phạm Ngọc Chuẩn)
Hồ Ghềnh Chè - “viên ngọc” chưa qua tạo tác (Thái Yên)
Cuộc chiến sau thời đạn bom (Tiết Thị Minh Hà)
Nghệ thuật
Kiến trúc sư Thái Nguyên: cùng nhau hun đúc lửa nhiệt tình và cảm hứng sáng tạo (KTS.Nguyễn Văn Cường)
Mỹ thuật và cách mạng 4.0 (Gia Bảy)
Văn hóa
Quê Bác - Địa linh (Lê Đình Cúc)
Mời bạn về với “Thủ đô gió ngàn” (Vân Yên)
Nghiên cứu - Trao đổi
Cùng nhận diện chính mình! (Bích Hồng)
Những nét mới ở chủ đề văn học trong “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên - lớp 6” (Cao Thị Hảo - Lê Huyền Trang)
Vị lãnh tụ mang tâm hồn nghệ sĩ (Lê Quang Hưng)
Văn học nước ngoài
Truyện dịch
Nữ trang (Tác giả: Guy de Maupassant (Pháp); Dịch giả: Trần Ngọc Hồ Trường)
Hồi âm
Rưng rưng niềm vui (Ngọc Thị Lan Thái)
Thơ châm
Chó thả rông (Cận)
Dựng rạp ven đường (Lê Thị)
Phân lô, bán nền (Hoàng Sa Việt)
Nỗi buồn học hè (Đăng Dũng)
Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...