Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
21:28 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 9, ra ngày 10/5/2021

VNTN - Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), mở đầu số này, mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Quyên GAVOYE với nhan đề “1921 - Năm thứ tư ở Paris của Nguyễn Ái Quốc”. Đây là năm quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Bác - một Nguyễn Ái Quốc cộng sản với những hoạt động sôi nổi cả trên trường chính trị lẫn mặt trận giấy mực.

Cùng với đó, hướng tới Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp (23/5/2021), tác giả Trần Trang có bài viết về sự đổi mới, đi vào chiều sâu trong hoạt động tiếp xúc cử tri của các đại biểu dân cử trên địa bàn tỉnh trong nhiệm kỳ qua.

Mục Đời sống văn nghệ là bài viết của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh. Với thái độ thẳng thắn và cái nhìn của người trong cuộc, nhà thơ đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các hội văn học nghệ thuật từ việc so sánh, đối chiếu với mô hình hoạt động của Quán Chiêu Văn - một diễn đàn văn chương online song được tổ chức quy củ, chặt chẽ, hoạt động tích cực và hiệu quả.

Chuyên mục Truyện ngắn đặc sắc kỳ này giới thiệu truyện ngắn Cọn nước Eng Nhàn của Vi Hồng - nhà văn tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách thấm đẫm chất dân gian Tày trong sáng tác của Vi Hồng. Truyện kể về cuộc đấu tranh giữa mới - cũ, giữa trí tuệ - ấu trĩ, giữa tinh thần tập thể - thói xấu cá nhân. Song mạch truyện lại nhẹ nhàng, không gay cấn, giành giật, nhiều biến động… Kết truyện không phải là sự hận thù hay oán trách, ngược lại là sự trải lòng, gắn bó bên nhau - nó thể hiện đời sống tâm hồn người Tày - ấy là sự mộc mạc, bao dung, trọng nghĩa tình.

Mục Sáng tác văn học kì này là truyện ngắn: Nu na nu nống của Tống Ngọc Hân, Chút tình trong nắng xuân xanh của Lê Trung Cường; tản văn của Nguyễn Phú; thơ của các tác giả: Bách Mỵ, Việt Phương, Doãn Long, Huỳnh Minh Tâm, Mai Văn Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Trần Thu Hà, Khang Quốc Ngọc, Trần Vạn.

Nu na nu nống với mạch truyện đơn giản như gợi lại những ký ức tuổi thơ của một thời đói nghèo mà hồn nhiên, trong sáng. Song truyện lại khiến người đọc không khỏi phải suy ngẫm về cách con người ta đối xử với nhau trong xã hội ngày một toan tính hơn.

Chút tình trong nắng xuân xanh đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với sự đấu tranh, giằng xé giữa lý trí và con tim; để rồi sau tất cả, họ biết cất giữ tình xưa làm ký ức đẹp cho riêng mình, học cách tha thứ cho những gì không mấy tốt đẹp đã qua, để sống tốt với thực tại và hướng tới tương lai.

Mục Nghiên cứu trao đổi kỳ này là bài viết của tác giả Cao Thị Hảo về thơ tình của Lò Ngân Sủn - vừa say đắm, đậm chất phồn thực, vừa mãnh liệt với những khát khao cháy bỏng nhưng vẫn không thể trộn lẫn bởi màu sắc văn hóa dân tộc Giáy.

Cùng với đó là bài viết của tác giả Duy Phương về tập truyện ngắn “Bình minh đêm và giấc mơ màu nắng” của hai tác giả trẻ Trần Thị Nhung và Hoàng Thao (Chi hội Văn xuôi, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh). Tập truyện là sự kết hợp thú vị giữa những câu chuyện sinh động về cuộc đời, số phận những người phụ nữ bất hạnh của tác giả Trần Thị Nhung với những câu chuyện đời thường mang triết lý sâu xa của tác giả Trần Thị Thao.

Trang Nghệ thuật số này là bài viết của tác giả Trần Quốc Dũng luận bàn về một vấn đề thú vị và đáng quan tâm trong lĩnh vực nhiếp ảnh - đó là “Văn hóa tác nghiệp của người cầm máy”.

Cùng các bài viết về nét đẹp văn hóa, phản ánh những câu chuyện, vấn đề trong đời sống qua các trang mục Văn hóa - Đời sống; Ý kiến bạn đọc…. Mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Vấn đề cùng quan tâm

1921 - Năm thứ tư ở Paris của Nguyễn Ái Quốc (Quyên GAVOYE)

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của cơ quan dân cử (Trần Trang)

Đời sống văn nghệ

Từ một diễn đàn văn chương online nghĩ về hoạt động của các hội văn học nghệ thuật

Chuyện người chuyện ta

“Mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch” (Thái Văn)

Truyện ngắn đặc sắc

Cọn nước Eng Nhàn (nhà văn Vi Hồng)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Nu na nu nống (Tống Ngọc Hân)

Chút tình trong nắng xuân xanh (Lê Trung Cường)

Tản văn

Bâng khuâng lửa lựu (Nguyễn Phú)

Thơ

Những đứa trẻ mà tôi đã từng là (Bách Mỵ)

Tây Bắc mùa xuân (Việt Phương)

Con trai làng Tày (Doãn Long)

Tưởng niệm tháng Năm (Huỳnh Minh Tâm)

Mất mùa (Mai Văn Thủy)

Dầu gió (Hoàng Anh Tuấn)

Tự quay (Trần Thu Hà)

Cha tôi dạy nghề hàng đáy (Khang Quốc Ngọc)

Tiếng gù (Trần Vạn)

Nghệ thuật

Văn hóa tác nghiệp của người cầm máy (Trần Quốc Dũng)

Cái chết và sự hồi sinh của disco (Lê Thịnh Quang)

“Chợ bò” Nghiên Loan (Thế Hoàng)

Đi bầu cử (Nhạc và lời: Lý Khắc Vịnh)

Văn hóa - Đời sống

Nét đẹp văn hóa ở đình làng Thượng Giã (Nguyễn Đình Hưng)

Chim chóc, biểu tượng của sinh sôi và hòa bình (Chu Mạnh Cường)

Câu chuyện văn hóa

Căng tin trong trường (Nguyễn Đình Tân)

Nghiên cứu trao đổi

Ngả nghiêng với thơ tình Lò Ngân Sủn (Cao Thị Hảo)

Tin vào những giấc mơ tươi đẹp về cuộc đời (Duy Phương)

Văn học nước ngoài

Chiếc đầm đỏ (Tác giả: Alice Munro (Canada); Dịch giả: Trương Thị Mai Hương)

Sáng tác trẻ

Chiếc quần của chuột chũi (Vũ Hoàng Ngân Hà)

Ý kiến bạn đọc

Tín dụng đen online - mối hiểm họa gây bất ổn cho xã hội (Anh Anh)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy