Thứ ba, ngày 07 tháng 05 năm 2024
03:52 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 8, ra ngày 25/4/2024

Thưa quý bạn đọc!

Tháng Tư về, trong mỗi chúng ta lại trào dâng cảm xúc. Tự hào xen lẫn bâng khuâng về một dân tộc anh hùng với biết bao sự hy sinh anh dũng để giành lại hòa bình, độc lập, tự do, cho Non Sông liền một dải.

Năm nay, cùng với những bồi hồi về ngày thống nhất non sông 30 - 4, chúng ta còn mang trong lòng một niềm tự hào khôn tả về một dân tộc nhỏ bé mà kiên cường đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cách đây 70 năm, khiến cả thế giới phải khâm phục, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử".

Tự hào nhưng không kiêu ngạo; xót xa nhưng không hận thù; mừng vui nhưng không quên công lao của lớp lớp cha anh đã làm nên chiến công này. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Văn nghệ Thái Nguyên trân trọng gửi tới quý bạn đọc ấn phẩm đặc biệt như một lời tri ân với lớp người đi trước, một lời dặn dò với thế hệ mai sau và như một món quà gửi tới quý bạn đọc kèm lời chúc an lành tới tất cả mọi nhà đã luôn đồng hành cùng chúng tôi.

Ấn phẩm đặc biệt bao gồm những tiếng thơ với sự đa dạng về phong cách, giọng điệu, với cảm hứng chủ đạo đến từ những trang ký ức gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Đó là các sáng tác:  Ở nét phù điêu (Trần Vạn), Mũi tên đỏ (Phan Thức), Đồng đội tôi (Cao Nguyên Quyền), Trong ban mai nụ cười bất tử (Ngọc Tuấn), Tấm áo Điện Biên (Nguyễn Ngọc Phú), Những dòng tên bất tử (Trần Đình Ngôn), Từ đất đai này mãi thơm (Lã Thị Thông), Ngày lịch sử (Nguyễn Hữu Bài), Ở lán Tỉn Keo (Doãn Long), Đảo vắng hóa quê hương (Nam Thanh), Tiếng hát mùa màng (Đỗ Văn Từ).

Cùng chung dòng cảm hứng ấy, bài viết  Người Thái Nguyên góp vào kỳ tích  của tác giả Kiều Mai Sơn sẽ phần nào làm sống dậy ký ức về những trận công kiên “đánh chắc tiến chắc” tiêu diệt tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm” với sự góp sức của những người con quê hương Thái Nguyên: Trung tướng Trần Quang Khánh – nguyên Chính ủy Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) – đơn vị chủ công đánh đồi Độc Lập và Đại tá Vũ Đình Hòe (1928 – 2022) – tiểu đoàn trưởng chủ công đánh đồi A1.

Tiếp nối chủ đề Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hai bài ký Trong căn nhà ngát mùi hoa bưởi (Minh Hằng) và Trò chuyện với người chiến sĩ Điện Biên năm xưa (Phan Thái) sẽ tiếp tục đưa bạn đọc tới gặp gỡ những người lính Cụ Hồ đã trực tiếp tham gia chiến dịch, đó là “chiến sĩ ôm bộc phá vuông đánh trận” Nguyễn Ngọc Tăng và “chiến sĩ vận tải, bảo vệ hàng” Lê Trọng Hiệp để được nghe nhiều hơn những câu chuyện ở nơi “túi bom, cửa tử” trong những ngày đêm bão lửa cũng như là những câu chuyện về cuộc sống của họ sau chiến tranh.

Bên cạnh Thơ, mục Sáng tác văn học kì này sẽ mang đến hai truyện ngắn: Bàn chân tìm nhau (Lê Nguyên Ngữ) và Nơi đỉnh rừng nghiêng nắng (Vũ Ngọc Thư).

Truyện ngắn Bàn chân tìm nhau (Lê Nguyên Ngữ) kể câu chuyện về cuộc gặp hết sức tình cờ của người lính Việt Nam Cộng hòa với một tổ Việt Cộng. Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phe đối lập, sau phút ngỡ ngàng đến từ cả hai bên,  sau những đắn đo được mất, Hạng đã có một quyết định bất ngờ. Và càng bất ngờ hơn nữa đó là sự thay đổi lớn trong ý nghĩ và hành động của Hạng sau này, từ đó dấy lên một câu hỏi: Phải chăng tình dân tộc, nghĩa đồng bào vẫn luôn tiềm tàng trong sâu thẳm trái tim những người Việt Nam lầm đường lạc lối?

Nơi đỉnh rừng nghiêng nắng phác họa một chuyện tình đẹp nhưng ngắn ngủi giữa cô giao liên gan dạ, dũng cảm, làm nhiệm vụ đưa đón đoàn ở chảo lửa Trường Sơn và một anh thương bệnh binh đã không còn sức khỏe chiến đấu. Ở nơi tiếng bom nhiều hơn tiếng cười, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh hơn bao giờ hết, họ đã tìm thấy nhau, trao cho nhau những yêu thương thổn thức, và rồi lạc mất nhau…

Mục Nghệ thuật, cùng với chùm ảnh Luyện giỏi, rèn nghiêm, giữ yên bầu trời của NSNA Bùi Hiệp ghi lại những khoảnh khắc cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn phòng không 210 (Quân khu 1) đang tích cực rèn luyện trên thao trường, sẽ là những phân tích của tác giả Thảo Vy về thực trạng bùng nổ trào lưu sản xuất video, phim ngắn với các chủ đề “gây sốc” nhằm câu like, câu view trên các nền tảng mạng xã hội (Phim ngắn: Có phải là vấn nạn?).

Ngoài ra, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Tôi và Thái Nguyên, Sáng tác văn học, Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên, Bút ký - Phóng sự, Văn hoá, Giai thoại văn nghệ, Nghiên cứu – Trao đổi, Ý kiến bạn đọc,…  sẽ mang đến nhiều thông tin thú vị.

Trân trọng mời quý bạn đọc cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Ảnh bìa 1
Ảnh bìa 1

Cùng quan tâm

Người Thái Nguyên góp vào kỳ tích (Kiều Mai Sơn)

Nguồn gốc của cuộc xâm lược Bắc Kỳ - Tiếp cận từ một số tư liệu lịch sử (Quyên GAVOYE)

Tôi và Thái Nguyên

Đồi Dung (Võ Thị Thu Hằng)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Bàn chân tìm nhau (Lê Nguyên Ngữ)

Nơi đỉnh rừng nghiêng nắng (Vũ Ngọc Thư)

Tản văn

Rủ nhau đi hái măng rừng (Hoàng Thị Hiền)

Đốm lửa trong khu vườn cũ (Nguyễn Phú)

Thơ

Ở nét phù điêu (Trần Vạn)

Mũi tên đỏ (Phan Thức)

Đồng đội tôi (Cao Nguyên Quyền)

Tiếng hát mùa màng (Đỗ Văn Từ)

Trong ban mai nụ cười bất tử (Ngọc Tuấn)

Tấm áo Điện Biên (Nguyễn Ngọc Phú)

Những dòng tên bất tử (Trần Đình Ngôn)

Đảo vắng hóa quê hương (Nam Thanh)

Từ đất đai này mãi thơm (Lã Thị Thông)

Ngày lịch sử (Nguyễn Hữu Bài)

Ở lán Tỉn Keo (Doãn Long)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu: “Nhà văn cũng phải làm ra bạn đọc” (Phạm Văn Vũ)

Nghệ thuật 

Phim ngắn: Có phải là vấn nạn? (Thảo Vy)

Luyện giỏi, rèn nghiêm, giữ yên bầu trời (Bùi Hiệp)

Văn hóa

“Phong slư” trong đời sống người Tày (Nguyễn Văn Bách)

Những cây cầu bắc qua hai thế giới (Thủy Trương)

Giai thoại văn nghệ

“Đội bóng” đặc biệt (Đào Việt Hải)

Bút ký – Phóng Sự

Trong căn nhà ngát mùi hoa bưởi (Minh Hằng)

Trò chuyện với người chiến sĩ Điện Biên năm xưa (Phan Thái)

“Gieo chữ” trên miền đất cuối (Phạm Ngọc Chuẩn)

Nghiên cứu – trao đổi

Văn hóa đọc sách văn học hiện nay: Mai một vì đâu? (Lê Thị Hạnh Liên)

Văn hóa Thái Nguyên qua tiểu thuyết “Tể tướng Lưu Nhân Chú” nhìn từ Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (Nguyễn Thành Trung)

Văn học nước ngoài

Đêm Giao thừa (Henry Lawson - Úc; Trương Thị Mai Hương Dịch)

Ý kiến bạn đọc

Cần cẩn trọng khi phát video trực tiếp trên mạng xã hội (Nguyễn Thị Huế)

Thơ châm

Chuyện làm đường, làm mương (Mai Thắng)

Loa đài ầm ĩ phố, thôn (Đào Đất)

Chủ nhật xanh (Tre Gai)

Biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Vui vui…

Tranh bìa của Đỗ Như Điềm

Ảnh của Ngọc Hải

 

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy