Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
02:39 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 7, ra ngày 10/4/2022

VNTN - Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với bài viết Xin điều chỉnh dự án - nhiều đại biểu đặt câu hỏi của tác giả Kim Ngân, phản ánh băn khoăn của các đại biểu về những nguyên nhân cần điều chỉnh tăng vốn với một số dự án, bao gồm cả những dự án mới được phê duyệt, tại Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XIV, vừa diễn ra; và bài Hãy là những F0 mạnh khỏe - phỏng vấn bác sĩ Hoàng Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, xoay quanh các vấn đề đang được người dân quan tâm như: làm sao để những F0 có thể điều trị hiệu quả tại nhà; việc kiểm soát, điều trị các triệu chứng kéo dài của Covid (hay còn gọi là hậu Covid).

Mục Sáng tác văn học là truyện ngắn Chiếc chìa khóa của Dương Quốc Hải; tản văn Mùa trám tuổi thơ của Lã Thị Thông; thơ của các tác giả: Phạm Đương, Văn Công Hùng, Lê Nguyên Như, Đinh Tiến Hải, Lưu Thị Bạch Liễu, Huy Linh.

Chiếc chìa khóa là một truyện ngắn thuộc dòng văn học phi lý. Với cách viết tương đối nhuần nhuyễn, Dương Quốc Hải đã dựng nên một câu chuyện với những chi tiết tưởng như không thể có nhưng lại rất thực tế, khiến người đọc phải suy ngẫm về những giả tạo, mưu mô, thủ đoạn, những thỏa thuận, trao đổi, bán mua đầy nực cười và đểu giả.

Mục Bút ký - Phóng sự sẽ là ba bài viết: Chuyện về những đứa trẻ trên núi Móc Diều của tác giả Sa Mộc; Chiêm nghiệm từ những ngày đi qua “cơn bão” của tác giả Phạm Quý; và Nghe núi hát lời thổ cẩm của tác giả Phan Thái.

Chuyện về những đứa trẻ trên núi Móc Diều chia sẻ câu chuyện về hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của ba đứa trẻ trên núi Móc Diều (xóm Tân Lập, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) - những đứa trẻ phải “hứng” chữ trên đỉnh núi, chỉ dám mơ những điều giản dị...!

Chiêm nghiệm từ những ngày đi qua “cơn bão” là những suy ngẫm, chiêm nghiệm của tác giả về tình người, tình thân, về trách nhiệm của con người đối với môi trường sống sau những trải nghiệm với “cơn bão” Covid-19 xảy đến với gia đình, người thân, vùng quê nơi tác giả sinh sống.

Nghe núi hát lời thổ cẩm chia sẻ những trở mình, bật lên sức sống mãnh liệt và thay da đổi thịt từng ngày của miền quê núi Na Sàng (một xóm nhỏ thuộc xã Phú Đô, huyện Phú Lương).

Truyện ngắn đặc sắc kỳ này sẽ giới thiệu tác phẩm Con thú bị ruồng bỏ của nhà văn Nguyễn Dậu. Với cốt truyện đơn giản nhưng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, chi tiết nghệ thuật đắt giá khiến nhân vật được khắc họa rõ nét, ám ảnh người đọc. Truyện nói về loài vật song cũng để nói về con người: rằng phải chăng ở đâu đó, người tốt, lòng tốt nhiều khi vẫn phải bất lực trước bất công và sự bảo thủ, trì trệ?

Bàn về lý do khiến Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam hiện tại chưa thật sự sáng tạo cũng như chưa thật sự tham gia vào đời sống văn hóa nghệ thuật quốc dân với những giá trị đích thực; Sự cần thiết của nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng trong việc giúp tù nhân được cất lên tiếng nói, tìm ra danh tính mới cho mình cũng như giúp họ có thêm hy vọng và động lực hoàn lương - là hai nội dung đáng quan tâm mục Nghệ thuật số này.

Mục Nghiên cứu - Trao đổi sẽ là bài viết của tác giả Nguyễn Trung bàn về nội dung “thi ngôn chí” (thơ nói chí hướng) trong Quốc âm thi tập - kiệt tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Cùng với đó là bài viết của tác giả Hồ Thủy Giang với những luận bàn, đánh giá về tiểu thuyết Apsara dưới trăng của Đào Nguyên Hải - khúc tráng ca về người lính tình nguyện Việt Nam đồn trú ở đất Campuchia để truy quét tàn quân Pol Pot bảo vệ chính quyền non trẻ của nước bạn.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988.827.920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Xin điều chỉnh dự án - nhiều đại biểu đặt câu hỏi (Kim Ngân)

Hãy là những F0 mạnh khỏe (Phương Thảo thực hiện)

Chuyện người chuyện ta

Ứng xử với “đúng - sai” trong cuộc sống (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Quả đồi của bố (Hồ Quỳnh Châu)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Chiếc chìa khóa (Dương Quốc Hải)

Thơ

Trên chiếu rượu với chú Năm đồng hương nơi đất Mũi; Trong ngôi nhà câm (Phạm Đương)

Tiếng tuyết; Ngơ ngác Tây Nguyên (Văn Công Hùng)

Mẹ núi; Những đoàn xe đêm (Lê Nguyên Như)

Tặng vật xuân; Suối nguồn (Đinh Tiến Hải)

Dưới cây (1); Dưới cây (2) (Lưu Thị Bạch Liễu)

Bà (Huy Linh)

Tản văn

Mùa trám tuổi thơ (Lã Thị Thông)

Truyện ngắn đặc sắc

Con thú bị ruồng bỏ (Nguyễn Dậu)

Bút ký - Phóng sự

Chuyện về những đứa trẻ trên núi Móc Diều (Sa Mộc)

Chiêm nghiệm từ những ngày đi qua “cơn bão” (Phạm Quý)

Nghe núi hát lời thổ cẩm (Phan Thái)

Nghệ thuật

Hội họa sau song sắt (Lê Công Hội tổng hợp)

Sáng tạo nghệ thuật hay thói quen sao chép? (Minh Châu)

Văn hóa

Phượng tím Đà Lạt (Hà Hữu Nết)

Cây sau sau thêm nét yêu cho du lịch xứ Lạng (Suối Linh)

Một số di tích văn hóa quý giá ở Tiên Hội (Nguyễn Đình Hưng)

Nghiên cứu - Trao đổi

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: “thi dĩ ngôn chí” hay “thi ngôn chí”? (Nguyễn Trung)

Apsara dưới trăng - khúc tráng ca về người lính tình nguyện Việt Nam (Hồ Thủy Giang)

Văn học nước ngoài

Truyện dịch

Người đàn bà và con mèo (Tác giả: Marcel Prevost (Pháp); Dịch giả: Võ Hoàng Minh)

Ý kiến bạn đọc

Có thể cấp Bằng công nhận cho Cán bộ Lão thành cách mạng và Cán bộ tiền khởi nghĩa được không? (Nguyễn Văn Vượng)

Thơ châm

Đưa tin thất thiệt (Mèo @)

Hàng rởm (Đại Lâm)

Lời tâm tình của đất (Lê Đức Đồng)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy