Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
07:37 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 6/2023

Phát hành ngày 25 tháng 3 năm 2023, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 6trân trọng gửi đến quý độc giảnhững nội dung sau:

MụcVấn đề cùng quan tâmkỳ này là bài viết:“Nghiêm trị tham nhũng, trăn trở bảo vệ người dám nghĩ dám làm” của Vĩnh An. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chếđể vừa ngăn chặn được tham nhũng, thu hồi tối đa tài sản tham nhũng, songcũng bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm lànhững trăn trở của Chánh án Toà án nhân dân Tối caoNguyễn Hoà Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tốicao Lê Minh Trí tại phiên Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong phiên họp thứ 21 của Uỷ banThường vụ Quốc hội vừa qua, được nêu trong bài viết.

Cùng với đó là vấn đề mà các nhà khoa học vẫn đang chạy đua để nghiên cứu về các hạt nhựa bé tí vớinhững lo ngại hiện hữu được đề cập trong bài “Vi nhựa trong cơ thể con người: Chúng sẽ hủy hoại chúng ta?” do tác giả Anh Vũ tổng hợp.

Mục Sáng tác văn học kỳ nàylà hai truyện ngắn của: “Vào giây phút ấy…” của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang và “A.I” của cây bút trẻ Nguyễn Nhật Huy.

“Vào giây phút ấy…”, Vũ Thị Huyền Trang đã nêu vấn đề và giải quyết vấn đề của truyện một cách nhẹ nhàng. Vẫn là những câu văn bình dị và thuyết phục, lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn… Vũ Thị Huyền Trang đã giúp người đọc nhận ra một điều thật đơn giản mà vô cùng giá trị trong cuộc sống: hạnh phúc của mỗi chúng ta là do ý thức quyết định, hãy tư duy tích cực thì cuộc sống sẽ luôn nở hoa quanh bạn.

Qua câu chuyện của một “A.I” – sản phẩm trí tuệ của nhân loại, một sự tiến hóa vượt bậc của loài người, Nguyễn Nhật Huy muốn chứng tỏ một điều: tình yêu thật kỳ diệu, tình yêu có thể cảm hóa tất cả, kể cả một con robot.

Cùng với đó, Trang Thơ số nàyVNTN tiếp tục giới thiệu tới độc giả các tác phẩm chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”.

Mục Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này, bạn đọc sẽ cùng nhà thơ Phạm Văn Vũ trò chuyện cùng tiến sĩ văn học Đỗ Thị Thu Huyền qua bài viết nhan đề: “Văn học các dân tộc thiểu số như một sự hiện hữu tự thân”.

Mục Nghiên cứu trao đổilà ba bài viết của các tác giả Thu Huyền, Nguyễn Đức Hạnh và Hoài Nam.

Chuyên mục Bút ký – Phóng sựlà bài dự thi “Mặt trời xanh cháy rụi” của tác giả Đào Vân Việt – một góc nhìn cảu người ngoài tỉnh nhìn về Định Hóa, Thái Nguyên; và bài viết của Kim Ngân về một phụ nữ đẹp hết lòng yêu cây chè trên đất Hóa Trung, Đồng Hỷ.

Cùng các bài viết trong các chuyên mụcNghệ thuật,Văn hóa, Chuyện người chuyện ta…sẽ mang đến những thông tin phong phú trên các lĩnh vực.

Mời quý vị cùng đón đọc.

Vấn đề cùng quan tâm

“Nghiêm trị tham nhũng, trăn trở bảo vệ người dám nghĩ dám làm” (Vĩnh An)

“Vi nhựa trong cơ thể con người: Chúng sẽ hủy hoại chúng ta?” (Anh Vũ tổng hợp).

Chuyện người chuyện ta

Nghĩ về văn hóa giao thông  (Thái Văn)

Truyện ngắn

Vào giây phút  ấy… (Vũ Thị Huyền Trang)

A.I (Nguyễn Nhật Huy)

Tản văn

Chuyện những đứa trẻ bướng bỉnh (Tống Ngọc Hân)

Món ngon mẹ làm (Lã Thị Thông)

Có một loài hoa mang tên kí ức (Phạm Thị Cẩm Anh)

Thơ chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”

Nắng theo chiều thẳng đứng (Lê Vi Thủy)

Đúng chỗ ấy; Khi thế gian có một người vắng mặt (Trần Ngọc Mỹ)

Hồn làng (Nguyễn Ngọc Tung)

Tháng mười (Nguyễn Duy Chinh)

Vết nhăn đẹp nhất (Vi Thanh Hoàng)

Tiếng mùa xuân (Ngô Thúy Hà)

Phố lụa là (Văn Luân)

Viết trên đồi cát trắng; Đi tìm cây sào tre mẹ phơi (Trần Vạn Giã)

Bồng bềnh Cao Bắc; Vốc đầy nỗi nhớ (Nông Quang Mạnh)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

T.S Đỗ Thị Thu Huyền: Văn học các dân tộc thiểu số như một hiện hữu tự thân” (Phạm Văn Vũ thực hiện)

Bút ký – Phóng sự

Mặt trời xanh cháy rụi (Đào Vân Việt)

Người dám khắt khe với bản thân để yêu chè (Kim Ngân)

Nghệ thuật

Ngày hội của Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam (Quang Khải)

Khi xây nhà ta nên làm gì? (KTS Nguyễn Văn Cường)

Chuyện làng văn nghệ

Chuyện vui về ô tô của Hội (Hồ Thủy Giang)

Văn hóa

Cây hương đá – một loại bia đá độc đáo ở Thái Nguyên (Nguyễn Đình Hưng)

Đồ trang sức trong văn hóa truyền thống của người Tày Việt Bắc (Nguyễn Văn Bách)

Nghiên cứu trao đổi

Bản lĩnh kiến tạo sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số (Thu Huyền)

Vòng xoáy kiếp người – sau câu chữ là giông bão (Nguyễn Đức Hạnh)

Hình ảnh người mẹ trong hai nhà thơ Nga (Hoài Nam)

Văn học nước ngoài

Mỏ neo và con dao (nhà văn Mỹ Jesse Goolsby – Dương Đức dịch)

Tuyết nhiều ơi là nhiều (nhà văn  Đức Wolfgang Borchert – Phạm Đức Hùng dịch)

Ý kiến bạn đọc

Khó khăn trong tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn (Minh Khôi)

Thơ châm

Chuyện chó thả rông (Thạch Hoàng Sa)

Đăng kiểm xưa và nay (Mai Văn Thân)

Vui vui…

Biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Ảnh trang bìa của Vũ Kim Khoa

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy