Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
07:10 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 5/2023

Phát hành đầu tháng 3/2023, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 5 có những nội dung sau:

Mở đầu, mục Vấn đề cùng quan tâm là hai bài viết của tác giả Vĩnh An và Sa Mộc.

Với nhan đề “Thúc” giải pháp căn cơ ổn định thị trường xăng dầu”, tác giả Vĩnh An đã cung cấp đến độc giả những nội dung diễn ra tại Phiên giải trình về tình hình xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tháng 2 vừa qua. Qua đó, thấy được những bất cập từ dự trữ, phân phối, kinh doanh cho đến điều hành giá cả…, đòi hỏi các giải pháp toàn diện, căn cơ để ổn định hơn.

Tiếp đó là bài “Việc thu học phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đúng quy định” của tác giả Sa Mộc, giải đáp những băn khoăn của các phụ huynh về việc quy định mức thu học phí trên địa bàn.

Mục Sáng tác văn học kỳ này là hai truyện ngắn: “Phía hoàng hôn” của Minh Hằng, và “Nắng qua phận người” của Nguyên Tô. Vẫn là những câu chuyện đời thường với những tình tiết bất ngờ có, ngẫu nhiên có…, hai tác giả nữ đã khéo léo gửi đến độc giả một thông điệp: hãy học cách tha thứ, bởi đôi khi trong cuộc đời này, sự tha thứ còn không có cơ hội.

Cùng với đó, Trang Thơ số này VNTN tiếp tục giới thiệu Thơ chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”, với sự hiện diện của các tác giả Đinh Hạ, Nguyễn Trọng Văn, Trần Thị Nhung, Phát Dương, Triều Dâng, Nguyễn Minh Khiêm, Lò Duy Bưu và Nguyễn Trọng Lĩnh.

Mục Nghiên cứu trao đổi kỳ này là bài viết công phu của tác giả Cao Thị Hồng mang tên “Từ “Đề cương văn hóa Việt Nam” đến nhận thức vấn đề mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập”. Đây là những nghiên cứu góp phần khẳng định, dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa và đường lối đổi mới quản lý văn hóa văn nghệ của Đảng, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã “khoa học hóa” mội hàm vấn đề mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển nền văn học nghệ thuật dân tộc trước yêu cầu thời đại mới đặt ra.

Cũng trong mục này, nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8-3, Tòa soạn đăng bài viết của nhà lý luận phê bình Nguyễn Thanh Tâm, bàn về “Định kiến và nhạy cảm giới trong phê bình thơ nữ”.

Chuyên mục Bút ký – Phóng sự là bài dự thi của tác giả Phan Thái mang tên “Người đàn bà vẽ màu hoa nắng”, viết về một phụ nữ dám nghĩ dám làm đã đi tiên phong trong việc trồng và chế biến chè, góp phần xây dựng quê hương (xã Phú Đô, huyện Phú Lương) ngày một giàu đẹp.

Cùng các bài viết trong các chuyên mục Nghệ thuật, Văn hóa, Chuyện người chuyện ta… sẽ mang đến những thông tin phong phú trên các lĩnh vực.

Mời quý vị cùng đón đọc.

Vấn đề cùng quan tâm

“Thúc” giải pháp căn cơ, ổn định thị trường xăng dầu (Vĩnh An)

Việc thu học phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đúng quy định (Sa Mộc)

Chuyện người chuyện ta

Gốc có khỏe thì cây mới bền (Thái Văn)

Truyện ngắn

Phía hoàng hôn (Minh Hằng)

Nắng qua phận người (Nguyên Tô)

Tản văn

Ánh sáng của mẹ (Hồ Điệp)

Lời thì thầm của những đôi tay (Dương Thắng)

Tôi và Thái Nguyên

Đồi Chị Tuyết (Hoàng Bá Thịnh)

Thơ chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”

Phương Nam hành, Xuân về trên vùng lũ (Đinh Hạ)

Đây bàn tay anh (Nguyễn Trọng Văn)

Hành trang, Phía sau mùa dịch (Trần Thị Nhung)

Hơn cả xuân, Cơn đau chân của má (Phát Dương)

Trăng thẹn (Triều Dâng)

Người gảy đàn bầu (Nguyễn Minh Khiêm)

Tiếng vó ngựa ở Đà Lạt (Lò Duy Bưu)

Chiếc bóng thời gian (Nguyễn Trọng Lĩnh)

Bút ký – Phóng sự

Người đàn bà vẽ màu hoa nắng (Phan Thái)

Chúng tôi bên nhau như thế đấy! (Nguyễn Tự Lập)

Nghệ thuật

Tại sao nhà điêu khắc tiên phong Camille Claudel được coi là “người phụ nữ thiên tài” (Minh Quang tổng hợp)

Khi điện ảnh là những lát cắt cuộc sống (Minh Hằng)

Văn hóa

Những nàng thơ Muse xinh đẹp (Chu Mạnh Cường biên dịch và tổng hợp)

Đánh thức báu vật ở Phia Đén (Võ Thị Thu Hằng)

Làm giàu đâu có dễ (Nguyễn Đình Tân)

Nghiên cứu trao đổi

Từ “Đề cương văn hóa Việt Nam” đến nhận thức vấn đề mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập (Cao Thị Hồng)

Định kiến và nhạy cảm giới trong phê bình thơ nữ (Nguyễn Thanh Tâm)

Văn học nước ngoài

Chùm truyện cực ngắn của Tsutsui Yasutaka (dịch giả Hoàng Long)

Đổi gió (Henry van Dyke, dịch giả Trương Thị Mai Hương)

Ý kiến bạn đọc

Lừa đảo qua mạng, tiền mất tật mang (Anh Dương)

Thơ châm

Bát nháo mùa lễ hội (Mạnh Huy)

Giật mình (Tú Kỳ)

Vui vui…

Biếm họa của Bạch Liên

Ảnh trang bìa của Đỗ Anh Tuấn và Phan Quốc Bảo.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy