Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
07:36 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 4/2023

Phát hành cuối tháng 2/2023, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 4 có sự tham gia của các tác giả: Vĩnh An, Lê Thị Hạnh Liên, Phạm Quý, Quyên GAVOY, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Kiến Thọ, Nguyễn Văn Song, Lê Thị Xuân Hương,…

Mở đầu, mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Vĩnh An với nhan đề “Lắng nghe dân nói, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi”, là những thông tin giá trị xung quanh việc Quốc hội đang rất khẩn trương chỉ đạo việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi để bộ luật này sớm được hoàn thiện trong thời gian tới.

Tiếp đó là bài viết công phu của tác giả Lê Thị Hạnh Liên về “Tình cảm của Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang trong Di chúc”. Với lòng kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc, tác giả đã dày công nghiên cứu các bản Di chúc của Bác Hồ, để tìm ra những nội dung sâu sa hàm chứa trong mỗi câu, từ mà Người để lại cho hậu thế.

Mục Sáng tác văn học kỳ này giới thiệu hai truyện ngắn: “Một lời thỉnh cầu” của Phạm Quý, và “Thương thành” của Phùng Văn Khai. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều tình tiết hấp dẫn, được mỗi tác giả khéo léo tạo dựng bằng ngôn ngữ. Với hai đề tài, hai hình thức thể hiện khác nhau, nhưng cả hai tác phẩm đều mang đến cho độc giả những xúc cảm đẹp khi thưởng thức.

Cùng với đó, Trang Thơ số này VNTN dành nhiều trang giới thiệu Thơ chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”, với sự hiện diện của các tác giả trên cả nước.

Mục Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này, bạn đọc sẽ cùng gặp gỡ với dịch giả Phạm Đức Hùng – hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, qua sự dẫn dắt của nhà thơ trẻ Phạm Văn Vũ. Những câu chuyện thú vị xen lẫn bất ngờ về nghiệp viết sẽ được nhà văn chia sẻ tại đây.

Hai bài viết nhỏ về nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Triệu Doanh và Tiến sĩ Đặng Phúc Lường, là những nén tâm nhang tưởng nhớ hai ông vừa rời xa cõi tạm bay về miền mây trắng.

Mục Nghiên cứu trao đổi là bài viết của tác giả Lê Thị Hường, cung cấp cho độc giả quan tâm một góc quan sát có phần độc đáo, theo tác giả thì, “nét buồn xuân – một nghịch lí trong cảm thức Thơ mới. Nhưng nghịch lí mà hợp tình, khúc xạ qua tâm trạng buồn, cô đơn của những cái tôi lãng mạn…”

Trang Nghệ thuật số này là hai bài viết của tác giả Hà An, với: “Cơ hội nào cho mỹ thuật ứng dụng?” và “Bàn thêm về nhiếp ảnh và nhiếp ảnh nghệ thuật” của Nguyễn Kiến Thọ.

Cùng các bài viết về phong tục, tập quán vùng miền cũng như nét đẹp văn hóa qua các trang mục Văn hóa, Chuyện người chuyện ta…. Mời quý vị cùng đón đọc.

Vấn đề cùng quan tâm

Lắng nghe dân nói, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Vĩnh An)

Tình cảm của Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang trong Di chúc (Lê Thị Hạnh Liên)

Chuyện người chuyện ta

Quảng bá du lịch nhìn từ “Sắc thu Hồ Ba Bể” (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Một lời thỉnh cầu (Phạm Quý)

Thương thành (Phùng Văn Khai)

Tản văn

Nệm rơm nồng nàn hơi ấm (Mai Đình);

Trăng tháng Giêng (Võ Thị Thu Hằng)

Thơ chọn từ Cuộc thi “Nhịp điệu mới”

Tổ quốc (Huy Linh)

Trăng còn bẹo ở Tha La? (Trần Thanh Dũng)

Đầu năm mở cuộc cờ người (Dương Văn Thắng)

Em đi thêm một lần đò; Làm nhà (Nguyễn Văn Song)

Chim sáo đã về; Đi giữa miền mưa (Lê Thị Xuân Hương)

Những đứa trẻ ngủ gật trên xe đưa đón học sinh tới trường (Hoàng Tố Nga)

Giấc mơ cánh đồng; Người đàn bà giặt áo bên sông (Ngô Bá Hòa)

Đời giá (Hoa Diên Vỹ)

Thay áo cho cha (Nguyễn Chí Diễn)

Thì thầm với mùa xuân (Lữ Hồng)

Gạn Chạp (Nguyễn Lan Hương)

Đêm cồng chiêng Lang Biang (Thanh Trắc Nguyễn Văn)

Trò chuyện với dòng sông (Trương Thị Bách Mỵ)

Bây giờ đã cạn mùa xuân; Những người đàn bà trung du (Nhất Mạt Hương)

Trứng và đá (Việt Phương)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

Dịch giả Phạm Đức Hùng: Dịch văn học vừa là lựa chọn, vừa là số phận (Phạm Văn Vũ thực hiện)

Bút ký – Phóng sự

Những người “tô màu” cho sợi bún (Sa Mộc)

Khi nông sản trở thành di sản (Quyên GAVOYE)

Nghệ thuật

Cơ hội nào cho mỹ thuật ứng dụng (Hà An)

Bàn thêm về Nhiếp ảnh và Nhiếp ảnh nghệ thuật (Nguyễn Kiến Thọ)

Văn hóa

Những lời thương của người Mông (Hoài Thương)

Khi mẹ là người xấu (Duy Ngọc)

Có một người Dao đã về với tổ Piền Hùng (Bàn Tuấn Năng)

Người đã bước qua chín bậc cầu thang về với mường Trời (Hồ Thủy Giang)

Nghiên cứu trao đổi

Buồn xuân như một nghịch lí trong thơ mới (Lê Thị Hường)

Một tập truyện bình dị nhưng đáng đọc (Hải Yến)

Văn học nước ngoài

Cây chuối (James Berry, Dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường)

Ý kiến bạn đọc

Cần khuyến khích trò chơi lành mạnh trong các lễ hội (Yến Nhung)

Thơ châm

Loạn (Thái Thuận Minh)

Trước sau vẹn tình (Lê Thị Xuân Hương)

Ăn mặc phản cảm (Nguyễn Anh Đào)

Vui vui…

Biếm họa của Nguyễn Dũng

Ảnh trang bìa của Ngọc Hải và Thế Hoàng.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy