Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 3, ra ngày 10/2/2023
Nhân Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21, Văn nghệ Thái Nguyên số này giới thiệu rất nhiều bài viết xung quanh câu chuyện lan tỏa từ sự kiện ý nghĩa Lễ hội Thơ Nguyên tiêu Thái Nguyên và Hội Báo xuân Quý Mão 2023 được tổ chức tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vào ngày 14 tháng Giêng vừa qua tại Thái Nguyên.
Mở đầu là các bài viết “Gieo tình yêu thi ca, đón chào nhịp điệu mới” của tác giả Minh Khuê, “Vườn Thơ muôn nhà – những nhịp yêu thương kết nối mọi người” của tác giả Quang Khải, “Những nhịp điệu sôi động trẻ trung” của tác giả Hồ Điệp và “Khi thơ ca hòa nhịp với đời” của tác giả Bích Hồng đã phác họa một bức tranh trọn vẹn, đa sắc màu khi khắc họa đầy đủ các hoạt động diễn ra trong chuỗi sự kiện này như: Cuộc thi Thơ “Nhịp điệu mới”, Sân Thơ trẻ, Vườn Thơ muôn nhà,... Đặc biệt là sự chú trọng vào việc miêu tả cung bậc cảm xúc của những người tham gia dự thi và công chúng mến mộ dành cho Lễ hội Thơ Nguyên tiêu và Hội Báo xuân Quý Mão 2023 với rất nhiều dư âm tốt đẹp.
Tiếp đó, mục Sáng tác văn học số này đã đăng tải các tác phẩm vừa đoạt giải tại Cuộc thi Thơ “Nhịp điệu mới” do Hội VHNT tỉnh phối hợp cùng Diễn đàn Văn chương Quán Chiêu Văn và Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 – Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức. 22 bài thơ của 11 tác giả: Trần Đức Tín, Vũ Tuấn, Vàng A Giang, Hoàng Thị Hiền, Trang Thanh, Trần Nhã Thụy, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Biên, Chu Minh Khôi, Trần Kế Hoàn, Trịnh Oanh Lan sẽ được giới thiệu cùng quý vị.
Mục Truyện ngắn đặc sắc giới thiệu tác phẩm “Lạc phố” của nhà văn Phong Điệp cùng lời bình của nhà văn Nguyễn Đức Hạnh. Đây là một câu chuyện không mới, không có xung đột giàu kịch tính, đến cả 2 nhân vật chính cũng chẳng có tên nhưng lại hấp dẫn người đọc bởi vấn đề đặt ra trong tác phẩm – là bi kịch đang hiện hữu trong đời sống hôm nay khi con người ta dễ dàng để lạc mất đi cốt cách, tâm hồn tốt đẹp vốn có của mình.
Mục Vấn đề cùng quan tâm kỳ này là bài viết: “Nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư bức hàng quân địch ở Đại Từ cần được công nhận là di tích lịch sử” của 2 tác giả Văn Vượng – Trần Thép với rất nhiều chứng tích và cơ sở để góp phần thực hiện hóa mong muốn của người dân Vân Long, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
Cùng với đó, bài viết “Muốn có cán bộ dám nghĩ, dám làm, sáng tạo vì lợi ích chung cần phải có cơ chế bảo vệ” của tác giả Vũ Trung Kiên chỉ ra sự bức thiết từ nội dung quan trọng trong Nghị quyết TW Đảng, từ đó đưa ra những luận điểm mang tính giải pháp phù hợp.
Mục Nghiên cứu – Trao đổi kỳ này là sự góp mặt của các tên tuổi: Trần Thị Việt Trung trong “Nghiên cứu, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW (năm 2008) và định hướng phát triển tới năm 2023” nhìn lại quá trình chuyển mình của nghiên cứu, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số với nhiều thành tựu cũng như hạn chế; từ đó đề xuất chiến lược cụ thể trong việc xây dựng đội ngũ. Lê Quang Hưng với “Xuân quê trong thơ Đoàn Văn Cừ” giới thiệu một chợ Tết, đám hội ngày xuân ở thôn quê rất riêng của một nhà thơ nổi bật của phong trào Thơ mới.
Bên cạnh đó, mục Văn hóa mang đến những tri thức thú vị về “Giải mã biểu tượng Chim – Cá – Hoa trong lối hát “Xắng cọ” của người Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Việt Anh. Không đơn thuần chỉ là tái hiện đời sống tinh thần trong từng câu hát mà ở đó còn tái hiện một đời sống văn hóa tộc người đặc sắc, riêng biệt không trộn lẫn.
Cũng những bài viết khác trong các chuyên mục: Nghệ thuật, Bút ký- Phóng sự, Văn học nước ngoài, Ý kiến bạn đọc,... mang đến rất nhiều những góc nhìn về những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống. Mời quý vị cùng đón đọc.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Vấn đề cùng quan tâm
Nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư bức hàng quân địch ở Đại Từ cần được công nhận là di tích lịch sử (Văn Vượng – Trần Thép)
Muốn có cán bộ dám nghĩ, dám làm, sáng tạo vì lợi ích chung cần phải có cơ chế bảo vệ (Vũ Trung Kiên)
Phóng sự - Bút ký
Ngày Xuân vui hội Xuống đồng (Kim Ngân)
Sáng tác văn học
Truyện ngắn
Búp chè xưa trở về (Nguyễn Phú)
Thơ
Chúng tôi 8-9x; Đeo lại xà tích; Bức thư miền tây (Trần Đức Tín)
Đất; Nước; Gió (Vũ Tuấn)
Giấc mơ hình hạt thóc; Rời; Ngược làng (Vàng A Giang)
Tiếp nối; Mắt mía (Hoàng Thị Hiền)
Đỉnh trăng (Trang Thanh)
Mấy đoản mộng; Đàn ông múa (Trần Nhã Thuỵ)
Chim xanh; Trà sen (Hoàng Anh Tuấn)
Cỏ xanh (Nguyễn Văn Biên)
Rét; Gặp thơ Bùi Giáng trong quán cà phê (Chu Minh Khôi)
Ríu rít thủy triều (Trần Kế Hoàn)
Nỗi niềm hoa lau; Anh làm sao mua nổi gió dậy thì (Trịnh Oanh Lan)
Truyện ngắn đặc sắc
Lạc phố (Phong Điệp – Lời bình: Nguyễn Đức Hạnh)
Nghệ thuật
Vẻ đẹp của hoa mai anh đào Sa Pa (Trần Đoàn Huy)
Khai thác hình thái giá trị cảnh quan kiến tạo giá trị đô thị (Nguyễn Văn Cường)
Văn hóa
Giải mã biểu tượng Chim – Cá – Hoa trong lối hát “Xắng cọ” của người Sán Chay ở tỉnh Thái Nguyên (Việt Anh)
Nghiên cứu trao đổi
Nghiên cứu, lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW (năm 2008) và định hướng phát triển tới năm 2023 (Trần Thị Việt Trung)
Xuân quê trong thơ Đoàn Văn Cừ (Lê Quang Hưng)
Văn học nước ngoài
Yêu? (Tác gải: Zhang Huiwen – Trung Quốc; Dịch giả: Đinh Đức Cần)
Ý kiến bạn đọc
Cần chấn chỉnh việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường (Minh Khôi)
Thơ châm
Mão chào sân (Anh Sáu)
Năm mới nhắn nhau (Tâm Thanh)
Mừng Thọ (Mai Kha)
Biếm họa của Bùi Thanh Tâm
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...