Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
03:32 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 23, ra ngày 10/12/2022

Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với hai bài viết: Vững vàng trong gian khó (Phú Khang) nói về sự linh hoạt, sáng tạo, giữ vững nhịp độ phát triển với những thành tựu đáng kể của lĩnh vực kinh tế tỉnh nhà trong năm 2022; và Tư tưởng trị nước dựa vào hiền tài nhìn từ Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Vũ Trung Kiên), thể hiện niềm tự hào, hãnh diện về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn trọng trí thức, về ý thức giữ gìn phẩm giá, liêm sỉ của người trí thức, về tư tưởng trị nước đúng đắn, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở nước ta.

Mục Sáng tác văn học kỳ này là truyện ngắn Trái tim của rừng (Lã Thị Thông); tản văn: Mùi ký ức (Đỗ Thị Hoa Lý), Lạt mềm buộc chặt (Dương Thắng); thơ của các tác giả: Hà Phạm Phú, Tô Hoàn, Phùng Thị Hương Ly, Lê Hưng Tiến, Duy Dương, Nguyễn Hồng Phượng, Đỗ Thành Đồng, Hữu Vi, Thy Nguyên.

Trái tim của rừng phác họa chuyện tình đẹp đẽ, tinh khôi của người cựu chiến binh với nữ thanh niên xung phong. Nhưng chiếc tranh ác liệt đã vĩnh viễn cướp đi người người con gái với bao khát vọng tuổi trẻ, để lại nỗi đau tột cùng cho những người ở lại và đặt dấu kết buồn cho mối tình đẹp như cổ tích.

Cùng với văn xuôi, mảng thơ số này tiếp tục là những sáng tác của các tác giả bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm, cả những đau đáu về bản ngã, cuộc đời, số phận con người, về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, về quá khứ, hiện tại, tương lai.

Mục Truyện ngắn đặc sắc giới thiệu đến quý độc giả truyện ngắn Làng xa của nhà văn Đỗ Văn Nhâm. Với góc nhìn độc đáo, vận dụng điêu luyện thủ pháp “vẽ mây nẩy trăng”, nhà văn đã dựng nên một truyện ngắn chân thực, khốc liệt, ám ảnh nhưng cũng đầy nhân văn về cuộc sống của một thương binh khi phải làm công việc đưa giấy báo tử và lệnh gọi nhập ngũ – những tờ giấy mang thông điệp chết chóc.

Những kết quả đáng mừng mà chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là Chương trình 135 mang lại cho người dân ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; cuộc đời của cựu thanh niên xung phong có trái tim kiên cường, ấm áp Vi Thị Cúc sẽ là hai nội dung đáng chú ý trong mục Bút ký – Phóng sự.

Bên cạnh đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Chuyện làng văn nghệ, Nghệ thuậtVăn hoáCâu chuyện văn hóaNghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài, Văn nghệ địa phương…  sẽ mang đến nhiều thông tin cho độc giả.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Vững vàng trong gian khó (Phú Khang)

Tư tưởng trị nước dựa vào hiền tài nhìn từ Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Vũ Trung Kiên)

Chuyện người chuyện ta

“Loạn” danh xưng hoa hậu (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Trái tim của rừng (Lã Thị Thông)

Tản văn

Mùi ký ức (Đỗ Thị Hoa Lý)

Lạt mềm buộc chặt (Dương Thắng)

Thơ

Tiễn biệt tuổi cũ; Chim trời và chim mồi (Hà Phạm Phú)

Đọc Tây Tiến ở Mộc Châu (Tô Hoàn)

Bên bếp lửa (Phùng Thị Hương Ly)

Tôi tự hủy tôi (Lê Hưng Tiến)

Bờ giậu quê (Duy Dương)

Bước xuân (Nguyễn Hồng Phượng)

Tôi không bán thơ mình; Tay xuân một ngón hững hờ (Đỗ Thành Đồng)

Em ngồi thêu váy (Hữu Vi)

Mẹ; Mùa đông (Thy Nguyên)

Truyện ngắn đặc sắc

Làng xa (Đỗ Văn Nhâm)

Chuyện làng văn nghệ

Cuốn tuyển truyện ngắn đầu tiên của Hội (Hồ Thủy Giang)

Sáng tác của hội viên Hội VHNT Phổ yên

Đường xanh đã mở (Phan Thức)

Bên đài hương (Ngọc Thị Lan Thái)

Vẫn (Nguyễn Minh Trọng)

Da diết Soọng cô (Trần Bình Dưỡng)

Về nhà (Mai Thắng)

Nghệ thuật    

“Lưu Xá một thời hoa lửa” – vang mãi bài ca cách mạng (Nguyễn Đình Hưng)

Đời và triết lí: Những tuyên ngôn của nhạc trẻ (Phương Thủy)                                          

Văn hóa

Dịu êm thảm Ba Tư (Thủy Trương)

Giá trị của trống đồng trong nghi lễ tang ma của người Lô Lô (Việt Anh)

Câu chuyện văn hóa

Kém duyên (Duy Ngọc)

Bút ký – Phóng Sự

Sức sống mới trên vùng 135 (Phạm Ngọc Chuẩn)

Anh Trần Túc (Đỗ Dũng)

Những bàn tay che chở nắng mưa (Cồ Thị Thơm)

Nghiên cứu – trao đổi

Văn học Pháp trong các nghiên cứu của Lộc Phương Thủy (từ 1986 đến nay) (Cao Thị Hồng)

Viết là hành trình (Hoàng Thụy Anh)

Văn học nước ngoài

Phép màu Giáng Sinh (Tác giả: Ryan Moore (Mỹ); Dịch giả: Đinh Đức Cần)

Văn nghệ địa phương

Sân chơi bổ ích cho những người đam mê thơ (Anh Anh)

Thơ châm

Mách giùm… (Thái Minh)

Mỗi mùa Uôn – Cúp tới! (Thạch Dừa Dâu)

Tranh biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên

Ảnh của Quốc Chính, Việt Hùng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy