Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
00:18 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 22, ra ngày 25/11/2022

Quốc hội khóa XV đã hoàn thành kỳ họp thứ Tư với nhiều thông điệp mạnh mẽ từ nghị trường; Những băn khoăn, lo lắng về chất lượng học vị Tiến sĩ và học hàm Giáo sư – là hai nội dung mục Vấn đề cùng quan tâm số này.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022), Tạp chí tiếp tục dành nhiều trang viết tri ân những thầy cô giáo - những “ngọn nến đã đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”. Đó là những người thầy đáng kính của Đội Thanh niên xung phong 91 Bắc Thái, luôn tận tụy cống hiến dù thời chiến hay thời bình trong ghi chép Thầy Lê Huy Lanh và đồng nghiệp của Đào Nguyên Hải; là cựu giáo viên Nghi Xuân - Người thầy giáo nặng lòng với truyền thống lịch sử quê hương ; là cô Thủy, cô Hạ đã dành cả tuổi thanh xuân trên những điểm trường vùng cao biên ải đầy rẫy hiểm nguy trong truyện ngắn Cải Ngồng của Phùng Gia Thế;…

Mục Sáng tác văn học đăng tải truyện ngắn Cây gạo cuối sân trường (Hồ Thủy Giang); tản văn: Ngày mai có ai về trường cũ? (Chu Bích), Nhớ người phơi áo (Nguyễn Phú); thơ của các tác giả: Hoài Khánh, Trần Thị Nhung, Trần Đức Tín, Nguyễn Thanh Hải, Hải Hạc Phan, Huy Linh.

Cây gạo cuối sân trường mang đến một câu chuyện về ba phận người. Họ từng là bạn học chung một lớp cấp III, từng đem lòng thương nhau nhưng đến cuối cùng, chỉ vì một nụ hôn chóng vánh hời hợt dưới gốc cây gạo mà một người phải ôm tình đơn phương vĩnh viễn, một người khác phải chịu cảnh cô đơn đến suốt cuộc đời.

Ngày mai có ai về trường cũ?Nhớ người phơi áo là những thanh âm hạnh phúc vọng về từ ký ức, gợi lại những kỷ niệm khó quên về người bà, về những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh văn xuôi, mảng thơ số này tiếp tục là những sáng tác phác họa tiếng nói tâm hồn, tình yêu làng bản, những nhạy cảm với từng sự vật, sự việc trong đời sống…

Bài ký Nét làng ở bản Trung Sơn  của tác giả Kim Ngân, nói về ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa mang tính truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở bản Trung Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên sẽ là nội dung đáng chú ý trong mục Bút ký – Phóng sự.

Tiếp đến, Mục Nghệ thuật sẽ là bài viết Nhiếp ảnh dẫn lối và là kỉ vật của lữ khách (Vũ Kim Khoa) nói về “nhiếp ảnh du lịch”; và bài viết Điện ảnh Việt: Đừng nghĩ “rực rỡ” mà ảo tưởng “bình minh” của Hoài Hương đưa ra nhiều vấn đề của điện ảnh Việt sau thảm họa COVID-19.

Cùng với đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Chuyện người chuyện taVăn hoáCâu chuyện văn hóaVăn học nước ngoàiÝ Kiến bạn đọc…  sẽ mang đến nhiều thông tin cho độc giả.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Dư âm kỳ họp Quốc hội thứ Tư: Thông điệp mạnh mẽ từ nghị trường (Vĩnh An)

Thử bàn giải quyết vấn đề chất lượng Tiến sĩ, Giáo sư (Lê Thị Hạnh Liên)

Chuyện người chuyện ta

Phố đi bộ - đâu chỉ để đi bộ (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Cây gạo cuối sân trường (Hồ Thủy Giang)

Cải ngồng (Phùng Gia Thế)

Tản văn

Ngày mai có ai về trường cũ? (Chu Bích)

Nhớ người phơi áo (Nguyễn Phú)

Thơ

Uống rượu ở Ghềnh Ráng; Chiếc gậy song (Hoài Khánh)

Đường lên chợ; Thăm nhà em (Trần Thị Nhung)

Chấm thêm một nét; Ta có ngược về hướng nhau không (Trần Đức Tín)

Nhong nhong nhong; Tiếng hát con dao quăng (Nguyễn Thanh Hải)

Chỉ dấu cuối cùng; Nghi ngại (Hải Hạc Phan)

Hoa sen trắng; Nguyệt cầm (Huy Linh)

Nghệ thuật    

Nhiếp ảnh dẫn lối và là kỉ vật của lữ khách (Vũ Kim Khoa)

Điện ảnh Việt: Đừng nghĩ “rực rỡ” mà ảo tưởng “bình minh” (Hoài Hương)

Văn hóa

Đi tìm ý nghĩa theo phường họ ở Nga My (Hoàng Thị Hiền)

Cầu thang trong ngôi nhà sàn của dân tộc Thái ở Điện Biên, Lai Châu (Đoàn Thanh Huế)

Câu chuyện văn hóa

Xóm bà góa (Nguyễn Đình Tân)

Bút ký – Phóng Sự

Thầy Lê Huy Lanh và đồng nghiệp (Đào Nguyên Hải)

Nét làng ở bản Trung Sơn (Kim Ngân)

Vãn du rừng chè cổ ở Thái Nguyên (Mông Đông Vũ)

Người thầy giáo nặng lòng với truyền thống lịch sử quê hương (Nguyễn Đình Hưng)

Nghiên cứu – trao đổi

 “Phụ nữ phải viết về chính mình”: Một cách đọc nữ quyền luận về thơ Thư Đình (Nguyễn Thị Thúy Hạnh)

Phạm Đức Hùng và tiểu thuyết đầu tay “Sắp đặt của số phận” (Phạm Quý)

Văn học nước ngoài

Chị Linda (Tác giả: Macario D. Tiu (Philippines); Dịch giả: Trần Ngọc Hồ Trường)

Ý kiến bạn đọc

Khi trẻ đến nhà sách chỉ để… chơi (Phương Thảo)

Thơ châm

Xin đừng cá độ! (Cấn Dũng)

Xếp hàng (Đại Lâm)

Điệp khúc “lạm thu” (Hồng Lam Sơn)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

Ảnh bìa của Trần Đoàn Huy, Phan Bảo

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy