Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
03:20 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 21, ra ngày 10/11/2022

Hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022) , Tạp chí dành những trang viết thay lời tri ân gửi tới những người thầy - người lái đò thầm lặng vẫn luôn miệt mài đưa đón các thế hệ học trò qua dòng sông tri thức. Đó là nhà giáo ưu tú, nhạc sĩ Đỗ Quang Đại hồn hậu, hào hoa trong Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên; là thày Phạm Luận cẩn trọng, nhiệt huyết, luôn đau đáu nghĩ về học trò trong bút ký Hồi ức về một người thầy của Nguyễn Kiến Thọ; là cô Hoan, thày Đoàn với trái tim ấm áp, ngập tràn yêu thương, với mối tình dở dang ở miền quê nghèo cằn cỗi trong truyện ngắn Những nốt nhạc xa xanh  của nhà văn Đỗ Tiến Thụy.

Mảng thơ số này tiếp tục là những sáng tác chứa đựng niềm yêu thương trân trọng, lòng biết ơn vô hạn với đấng sinh thành, những cảm nhận, suy tư, trăn trở về muôn mặt của đời sống hôm nay của các tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến, Vi Thùy Linh, Hoàng Thị Hiền, Ngô Bá Hòa, Hải Điểu, Dương Thắng, Nguyễn Văn Biên, Lê Thanh Phách, Ngô Thanh Vân.

Bên cạnh đó, mục Bút ký – Phóng sự kỳ này còn đăng tải hai tác phẩm tham dự Cuộc thi Bút ký – Phóng sự năm 2021 - 2023 trên Văn nghệ Thái Nguyên, đó là:  Hương vị một miền quê yêu dấu (Phạm Quý) và Để nghĩ điều trong vòng tay (Minh Hằng).

Những nét nổi bật tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Miền núi phía Bắc năm 2022 sẽ là nội dung đáng chú ý trong mục Nghệ thuật số này.

Tiếp theo, mục Truyện ngắn đặc sắc giới thiệu tới quý bạn đọc truyện ngắn Sơn dương trắng của  tác giả Văn Thành. Bằng văn phong trong sáng tinh tế, tình huống truyện giàu kịch tính, bằng hình tượng nghệ thuật “sơn dương trắng” cứ trở đi trở lại gây ám ảnh, truyện đã mang lại những phút giây vỡ òa cảm xúc đồng thời khéo léo truyền tải một thông điệp xanh: Hãy bảo vệ thiên nhiên trước khi quá muộn vì thiên nhiên chính là người mẹ vĩ đại đem lại cho ta cuộc sống.

Mục Nghiên cứu – Trao đổi sẽ là bài viết của nhà văn Hồ Thủy Giang về cuốn sách “Trái tim của rừng” – một đóng góp cho “làng truyện ngắn” Thái Nguyên; bài viết phân tích Tình mẹ con trong thơ nữ Việt Nam hiện đại  của tác giả Đỗ Anh Vũ. Cùng với đó là những luận bàn về mục đích và sứ mệnh của nhà văn trong bài Viết, về và vì một thế giới đang thay đổi của tác giả Hoài Nam.

Bên cạnh đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Vấn đề cùng quan tâmChuyện người chuyện taVăn hoáCâu chuyện văn hóaVăn học nước ngoàiChữ và nghĩa…  sẽ mang đến nhiều thông tin cho độc giả.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

 Vấn đề cùng quan tâm

Khó khăn kép từ vốn vay (Hoài Vy)

Nhiều nội dung cấp thiết được bàn thảo, thông qua (Kim Ngân)

Chuyện người chuyện ta

Mạch nguồn vẫn chảy (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Những nốt nhạc xa xanh (Đỗ Tiến Thụy)

Thơ

Rừng mưa (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Trà thất (Vi Thùy Linh)

Ngọn đồi phía bình minh; Vừa thở vừa nghĩ (Hoàng Thị Hiền)

Viết cho tháng mười (Ngô Bá Hòa)

Vệt chiều (Hải Điểu)

Cafe Cộng; Mỗi mùa bão phố (Dương Thắng)

Mẹ (Nguyễn Văn Biên)

Buổi chợ ngày đông (Lê Thanh Phách)

Chào nhau bạt cả heo may (Ngô Thanh Vân)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

NGƯT. Đỗ Quang Đại: “Tôi thấy mình đủ đầy với âm nhạc” (Phạm Văn Vũ thực hiện)

Truyện ngắn đặc sắc

Sơn dương trắng (Văn Thành)

Nghệ thuật    

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Miền núi phía Bắc năm 2022: Nhiều niềm vui và hy vọng (Chu Quang Phúc)

Vẻ đẹp Hang Múa Ninh Bình (Đào Tuấn)

Văn hóa

Nhật thực trong cách nghĩ của người xưa (Thủy Trương)

Độc đáo lễ hội Xé Pang Á của dân tộc Kháng ở Tây Bắc (Vi Biên)

Câu chuyện văn hóa

Lãi cái tình người (Võ Hằng)

Bút ký – Phóng Sự

Hồi ức về một người thầy (Nguyễn Kiến Thọ)

Hương vị một miền quê yêu dấu (Phạm Quý)

…Để nghĩ điều trong vòng tay (Minh Hằng)

Nghiên cứu – trao đổi

“Trái tim của rừng” – một đóng góp cho “làng truyện ngắn” Thái Nguyên (Hồ Thủy Giang)

Tình mẹ con trong thơ nữ Việt Nam hiện đại (Đỗ Anh Vũ)

Viết, về và vì một thế giới đang thay đổi (Hoài Nam)

Văn học nước ngoài

Ngôi nhà trên núi (Tác giả: Ivanytchouk (Nga); Dịch giả: Nguyễn Hùng Vỹ)

Chữ và nghĩa

“Phong nhã” và “tao nhã” có gì giống và khác nhau (Như Châu)

Thơ châm

Ông già, bà cả cũng không tha (Sóng Biển)

Thoái trào (Đỗ Toàn Diện)

Lạ lùng chuyện hết xăng! (Mạnh Huy)

Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Ảnh của Khánh Vân, Ngọc Như Hải

Tranh của Hoàng Báu

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy