Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
00:54 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 20, ra ngày 25/10/2022

Những khó khăn, thách thức mà nước ta sắp phải đối mặt trong thời gian tới; Tình trạng “chảy máu chất xám ngành Y” mà biểu hiện rõ ràng nhất là việc hàng ngàn người bỏ nghề hoặc chuyển từ bệnh viện công sang hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân, sẽ là hai nội dung mục Vấn đề cùng quan tâm kỳ này.

Tiếp theo, chuyên mục Chuyện người chuyện ta sẽ bàn thảo về một vấn đề mà người viết đặc biệt quan tâm, đó là Chuyện nhuận bút.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,  Tạp chí mời quý bạn đọc thưởng thức những vần thơ chứa đựng tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc xen nỗi xa xót nhớ nhung dành cho những người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em... của các tác giả: Hoa Mai, Lê Hải Kỳ, NghĩaTrần, Minh Huế, Lương Mỹ Hạnh, Trần Đức Cường, Vàng A Giang, Viên Nguyệt Ái, Nguyễn Chí Diễn, Doãn Long, Mia NK, Võ Thị Thu Hằng.

Bên cạnh thơ, mục Sáng tác văn học số này đăng tải truyện ngắn: Mái hiên (Quyên GAVOYE),  Phố Phiêu Bạt (Nguyễn Đức Hạnh); tản văn: Những mùa đông ký ức… (Ngô Thế Lâm), Cuốn sủi (Hoàng Anh Tuấn).

Mái hiên kể câu chuyện cảm động về một người “bố” có trái tim ấm áp và tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng che chở, yêu thương vô điều kiện “đứa con gái” không cùng huyết thống và chung thuỷ chờ đợi “người vợ” đã biệt tăm biệt tích nhiều năm trời dù người ấy chưa bao giờ yêu ông. Sau cùng, dù không chờ được người vợ nhưng ông đã gặp được mái hiên của đời mình, cùng người ấy trải qua những tháng ngày hạnh phúc.

Lấy bối cảnh tại một con phố của những người kỳ hồ lang bạt, nhà văn Nguyễn Đức Hạnh đã dựng nên một truyện ngắn ma mị, kỳ ảo, cuốn hút người đọc ngay từ “cái nhìn đầu tiên”. Men theo mạch truyện, ta bắt gặp hiện thân của võ thuật và sức mạnh, đó là Cây Đa ngàn tuổi và vị hảo hán làm nghề thợ rèn; hiện thân của văn học và nhân học, là thi sĩ và Giếng Cổ. Văn – võ thịnh suy theo sự biến đổi của thời thế nhưng một đất nước muốn phát triển bền vững thì phải hội tụ và hài hoà được cả hai yếu tố. Truyện ngắn Phố Phiêu Bạt đã làm sáng tỏ thêm triết lý ấy.

Mục Bút ký – Phóng sự mang đến hai bài viết tham dự hai cuộc thi: Bài Nghị lực của Kiên – tác giả Kim Ngân, chia sẻ về khát vọng sống và nghị lực vượt qua số phận nghiệt ngã của thanh niên Phạm Văn Kiên (huyện Định Hoá), tham dự Cuộc thi báo chí về đề tài Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; và kỳ 1 của bút ký Đi thật xa để nghĩ thật gần  - tác giả Minh Hằng, nói về mô hình “du lịch tự thân” ở “miền đất thuận thiên” – Trà Vinh, tham dự Cuộc thi Bút ký – Phóng sự năm 2021 – 2023 trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên.

Kế đến, mục Nghiên cứu – Trao đổi sẽ là bài viết của tác giả Trung Nhân về cuộc đời và sự nghiệp của Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh – chủ bút nữ đầu tiên của báo giới Việt Nam. Cùng với đó là bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Tâm luận bàn và lý giải cho câu hỏi “Tại sao phải nhìn về văn chương đương đại Việt Nam với mốc lịch sử 1975?

Bên cạnh đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Tôi và Thái NguyênNghệ thuật, Văn hoá, Câu chuyện văn hóa, Văn học nước ngoàiÝ kiến bạn đọc… sẽ mang đến những nội dung thông tin đa dạng.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Trước mắt nhiều khó khăn, cuộc sống chờ quyết sách từ nghị trường (Vĩnh An)

Chảy máu chất xám ngành Y: Lỗi của chính sách tự chủ  (Võ Thị Hải Minh)

Chuyện người chuyện ta

Chuyện nhuận bút (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Thái Nguyên có một lớp sư phạm như thế (Hoàng Thị Nguyệt)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Mái hiên (Quyên GAVOYE)

Phố Phiêu Bạt (Nguyễn Đức Hạnh)

Tản văn

Những mùa đông ký ức… (Ngô Thế Lâm)

Cuốn sủi (Hoàng Anh Tuấn)

Thơ

Sông Lam là chiếc khăn mẹ đánh rơi (Hoa Mai)

Bà tôi (Lê Hải Kỳ)

Tiếng chày đêm (Nghĩa Trần)

Riêng em (Minh Huế)

Ngày em “tẳng cẩu”(Lương Mỹ Hạnh)

Trầm tích mùa (Trần Đức Cường)

Đợi (Vàng A Giang)

Chị tôi một mình (Viên Nguyệt Ái)

Cây trầu không của bà (Nguyễn Chí Diễn)

Mẹ giờ như chiếc chổi cùn (Doãn Long)

Gánh đời (Mia NK)

Người đàn bà uống rượu (Võ Thị Thu Hằng)

Thành phố Thái Nguyên qua góc nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh

Ảnh của Quốc Chính, Việt Hùng, Đỗ Anh Tuấn, Khắc Thiện, Hoàng Hùng, Quốc Văn, Thanh Lên.

Nghệ thuật    

Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc – Việt Bắc năm 2022: Nét khởi sắc của Mỹ thuật đương đại Việt Nam (Quang Khải)

Nhớ anh Nguyễn Thế Hòa (Thu Huyền)

Họa sĩ Thế Hòa với đề tài dân tộc miền núi (Gia Bảy)

Văn hóa

Lễ cấp sắc “Hồng ẳn đai guây” của người Dao Tuyển ở Lào Cai (Việt Anh)

Người Karo – Bộ tộc xinh đẹp (Chu Mạnh Cường (biên dịch và sưu tầm))

Câu chuyện văn hóa

Con nào cũng quý (Mai Đình)

Bút ký – Phóng Sự

Đi thật xa để nghĩ thật gần (Minh Hằng)

Nghị lực của Kiên (Kim Ngân)

Nghiên cứu – trao đổi

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh – chủ bút nữ đầu tiên của báo giới Việt Nam (Trung Nhân)

Tại sao phải nhìn về văn chương đương đại Việt Nam với mốc lịch sử 1975? (Nguyễn Thanh Tâm)

Văn học nước ngoài

Làng tôi (Tác giả: Erwin Strittmatter (Đức); Dịch giả: Phạm Đức Hùng)

Đêm giáng sinh của Sói (Tác giả: Daniel Pinkwater; Dịch giả: Dương Đức)

Ý kiến bạn đọc

Về đâu những cánh chim trời (Lê Thị)

Thơ châm

Quy hoạch “treo” (Tú Kỳ)

Làm gương (Thái Thuận Minh)

Nỗi niềm “bốc thăm” (Lê Thị Xuân Hương)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

Ảnh của Trịnh Việt Hùng,  Phan Bảo.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy