Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
03:00 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 19, ra ngày 10/10/2022

Như thường lệ, mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với 3 bài viết: Kinh tế phục hồi mạnh mẽ: Lạc quan, không chủ quan (Vĩnh An), Khi tín dụng cho vay chạm ngưỡng: Cả người vay và ngân hàng đều khó (Thu Hằng) và Ưu tiên chất lượng giáo dục (Sa Mộc).

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ: Lạc quan, không chủ quan là tiếng reo vui của nền kinh tế nước nhà sau đại dịch COVID-19.

Tiếp theo, Khi tín dụng cho vay chạm ngưỡng: Cả người vay và ngân hàng đều khó nêu ra một thực trạng đáng mừng song cũng tiềm ẩn không ít hạn chế ở các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến chính các tổ chức tín dụng cũng như là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đó là “chạm giới hạn vay”, cung không đủ cầu.

Ưu tiên chất lượng giáo dục lại viết về những chính sách, chiến lược tập trung nâng cao chất lượng giáo dục cùng sự nỗ lực hiện thực hóa những chính sách, chiến lược ấy của tỉnh Thái Nguyên.

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Thái Nguyên (19/10/1962 – 19/10/2022), Tạp chí giới thiệu đến quý bạn đọc những bài viết mang chở niềm tự hào và hạnh phúc của những công dân khi được chứng kiến sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của “Thành phố Thép” hay những bài viết về lĩnh vực văn hóa để hiểu sâu hơn trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh: 60 năm, thành phố của tôi…(Kim Ngân), Tìm hiểu thành phố Thái Nguyên qua tư liệu bia ký mới phát hiện (Nguyễn Đình Hưng), Quan tâm đầu tư thiết chế văn hóa ở thành phố Thép (Linh Lan)...

Mục  Sáng tác văn học đăng tải truyện ngắn Lá sắc của tác giả Minh Hằng và Chợ của tác giả Hoàng Hiền.

Lá Sắc đã mang đến một câu chuyện thú vị về “cuộc chiến” giữa phe chính diện là những người dân lương thiện, tha thiết yêu mảnh đất quê hương và thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn với phe phản diện là những kẻ chỉ biết đến tiền, sẵn sàng kiếm tiền trên sức khỏe và sinh mạng của đồng loại, hủy hoại màu xanh quê hương. Sau cùng, chiến thắng đã thuộc về những khối óc  thông minh với trái tim lương thiện.

Bằng lối viết hóm hỉnh cùng nhiều chi tiết đặc sắc được sắp xếp hợp lí, Chợ như một thước phim sinh động về cuộc sống của một tập thể người, đã gắn bó với nhau, gắn bó với chợ, cùng trải qua bao thăng trầm rồi lần lượt rời đi. Từ một nơi đông vui, ngập tràn thanh âm của sự sống, chợ giờ đây vắng vẻ tiêu điều, chết dần chết mòn... Vì đâu nên nỗi?

Cùng với văn xuôi, mảng thơ số này là các sáng tác chứa đựng những tâm tư tình cảm, những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống, quê hương, tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng và về mẹ kính yêu, của các tác giả: Đinh Hạ, Vũ Tuyết Nhung, Đặng Bá Khanh, Lê Nhi, Ngô Thúy Hà, Trần Thu Hà, Lê Văn Hiếu, Duyên An.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 27, tại Thái Nguyên đã khai mạc sáng ngày 7/10. Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 15 tác phẩm xuất sắc tham dự Triển lãm. Mục Nghệ Thuật số này sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số tác phẩm tiêu biểu đã đoạt giải.

Giao dịch tài chính trên mạng, cẩn thận “tiền mất, tật mang” -  phần cuối trong loạt bài 3 kỳ của tác giả Minh Hiếu, tham dự Cuộc thi Bút ký - Phóng sự năm 2021 – 2023, chia sẻ về muôn vàn thủ đoạn lừa đảo trong giao dịch tài chính trên mạng và hệ lụy của “tín dụng đen online” sẽ là nội dung đáng chú ý trong mục Bút ký – Phóng Sự.

Cùng với đó, những bài viết khác trong các chuyên mục: Chuyện người chuyện taTôi và Thái Nguyên, Nghệ thuật, Văn hóa, Câu chuyện văn hóa, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài, Ý kiến bạn đọc… sẽ mang đến nhiều góc nhìn về những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ: Lạc quan, không chủ quan (Vĩnh An)

Khi tín dụng cho vay chạm ngưỡng: Cả người vay và ngân hàng đều khó (Thu Hằng)

Ưu tiên chất lượng giáo dục (Sa Mộc)

Chuyện người chuyện ta

Rau bẩn vào siêu thị và lòng tin bị thách thức (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Kỷ niệm về miền quê, gia đình và tuổi học trò của tôi (Nguyễn Trà)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Lá sắc (Minh Hằng)

Chợ (Hoàng Hiền)

Thơ

Mẹ tôi; Thánh đường của tôi (Đinh Hạ)

Viết từ căn bếp; Đi tìm lại chai (Vũ Tuyết Nhung)

Tiếng yêu; Chiều Bổ Đà (Đặng Bá Khanh)

Bắt nét; Niêm phong (Lê Nhi)

Hương cỏ đồng (Ngô Thúy Hà)

Ký tự thời gian (Trần Thu Hà)

Bữa cơm cuối cùng của mẹ; Gót thu (Lê Văn Hiếu)

Cầm tay mùa đông; Tiếng đàn (Duyên An)

Nghệ thuật

Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc – Việt Bắc) lần thứ 27, tại Thái Nguyên (Quang Khải)

Vở Opera về mối thâm giao đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (Quỳnh Hoa)

Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Thái Nguyên (19/10/1962 – 19/10/2022)

60 năm, thành phố của tôi…(Kim Ngân)

Quan tâm đầu tư thiết chế văn hóa ở thành phố Thép (Linh Lan)

Văn hóa

Chợ phiên ở Cao Bằng – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống (Hoàng Thị Nhuận)

Tìm hiểu thành phố Thái Nguyên qua tư liệu bia ký mới phát hiện (Nguyễn Đình Hưng)

Câu chuyện văn hóa

Chọn Trưởng xóm (Ngô Minh)

Bút ký – Phóng Sự

Giao dịch tài chính trên mạng, cẩn thận “tiền mất, tật mang” (Minh Hiếu)

Nghiên cứu – trao đổi

Thúc Sinh – người tình thú vị nhất của Thúy Kiều (Lê Đình Cúc)

Nhà phê bình Phùng Gia Thế, những song hành đối thoại (Phùng Văn Khai)

Văn học nước ngoài

Cô gái trong bức ảnh (Tác giả: Lucy Maud Montgomery (Canada); Dịch giả: Đinh Đức Cần)

Ý kiến bạn đọc

Cần tăng cường quản lý dịch vụ đưa đón học sinh (Minh Khôi)

Thơ châm

Trang trại làm liều (Mèo@)

Giữ lề (Thái Thuận Minh)

Rượu bẩn (Nguyễn Anh Đào)

Trường chuẩn! (Anh Sáu)

Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Tranh của Hoàng Minh Đức; Thiết kế bìa sách của Đào Tuấn

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy