Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2024
13:07 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17, ra ngày 10/9/2024

VNTN- Bão Yagi – siêu bão mạnh nhất trong lịch sử Biển Đông đã đổ bộ vào nước ta, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho các tỉnh thành khu vực ven biển cũng như đồng bằng Bắc bộ. Hoàn lưu sau bão với những cơn mưa lớn, kéo dài đã tạo thành lũ, nhấn chìm nhiều khu vực, trong đó có Thái Nguyên. Vào đúng khoảng thời gian hoàn thiện Tạp chí để gửi đi in thì trụ sở Tòa soạn bị ngập nước, công việc phải tạm gác lại, do vậy Tạp chí số này ra muộn hơn thường lệ. Tuy nhiên cũng từ "sự cố" đó, Tòa soạn đã kịp thời cập nhật tình hình bão lụt trên ấn phẩm.

Mở đầu ấn phẩm là bài viết Vượt qua lũ lớn của tác giả Trần Thép trong mục Cùng quan tâm. Những ngày vừa qua, có 7/9 huyện/thành phố của tỉnh Thái Nguyên bị ảnh hưởng do mưa lụt sau cơn bão số 3. Nước dâng cao đe dọa an toàn đối với người dân là tình trạng xảy ra ở nhiều xã, phường. Vậy, Thái Nguyên đã vượt qua “cơn lũ lịch sử trước nay chưa từng thấy” ấy như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Nối tiếp chuyên mục sẽ là 2 bài viết: Cần giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả hơn (Vĩnh An) và Huy chương Olympic Toán học quốc tế: Ai nên nhớ và ai nên quên (Hà Huy Khoái).

Mục Sáng tác văn học mang đến 2 truyện ngắn: Son môi (Tống Ngọc Hân), Vị giác (Lệ Hằng); các tản văn: Năm học mới đến rồi, mùa thu ơi! (Camanh Phạm), Tháng chín… (Tăng Hoàng Phi), Ơi những ngày thu (Trần Xuân Trường), Mùa xao xác lá vàng (Bùi Nhật Lai), Mùa thu tươi đẹp đã về (Lê Thị Xuân); thơ của các tác giả: Mai Thìn, Hoàng Thái, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Tùng, Hoàng Vũ Thuật, Cao Thị Hồng.

Son môi phác họa một bức tranh tươi sáng, ấm áp nơi rẻo cao. Ở nơi xa xôi, hiểm trở ấy có những bản làng nghèo xơ nghèo xác; có những đứa trẻ đói ăn, khát chữ; có các thày cô giáo với tấm lòng bao la và tình thương vô bờ; có nỗi sợ, có khát khao; có niềm tin; có sự chân thành đối đãi với nhau và có cả những rung động rất đỗi tự nhiên, chân thật.

Tiếp theo, Vị giác mang tới câu chuyện về cuộc sống hôn nhân ngột ngạt, bức bối của một gia đình có người chồng quá vô tâm, hời hợt. Mọi sự nhẫn nhịn đều có giới hạn. Và khi chạm tới giới hạn thì một ngày nào đó nó sẽ vỡ bung, không thể cứu vãn. Sống với một người vô tâm giống như ăn một món ngon khi bị mất vị giác. Và, đâu ai muốn mất vị giác… cả đời?

Bài viết Những “cánh cửa khác” trao cơ hội học tập cho nhiều học sinh (Kim Ngân) nói về hệ thống trường tư thục tại Thái Nguyên và bài viết Phùng Quán, người đặc biệt nhà số 4 (Phùng Văn Khai) với những thông tin rất thú vị về nhà thơ Phùng Quán sẽ là 2 bài viết nổi bật trong mục Bút ký – Phóng sự số này.

Vở nhạc kịch “Đi về phía mặt trời được công diễn tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc ngày 1/9 vừa qua đã thành công và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng yêu nghệ thuật Thái Nguyên. Bài viết Ấn tượng nhạc kịch: Đi về phía mặt trời của tác giả Quang Khải trong mục Nghệ thuật sẽ đưa ra phân tích cụ thể về nhận định này.

Cùng với đó, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Bút ký - Phóng sự, Nghệ thuật, Văn hoá, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài, Ý kiến bạn đọc,… sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin cho quý vị.

Trân trọng mời quý vị cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17, ra ngày 10/9/2024
Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17, ra ngày 10/9/2024

(Ảnh trang bìa)

Cùng quan tâm

Vượt qua lũ lớn (Trần Thép)

Cần giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả hơn (Vĩnh An)

Huy chương Olympic Toán học quốc tế: Ai nên nhớ và ai nên quên (Hà Huy Khoái)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Son môi (Tống Ngọc Hân)

Vị giác (Lệ Hằng)

Tản văn

Năm học mới đến rồi, mùa thu ơi! (Camanh Phạm)

Tháng chín… (Tăng Hoàng Phi)

Ơi những ngày thu (Trần Xuân Trường)

Mùa xao xác lá vàng (Bùi Nhật Lai)

Mùa thu tươi đẹp đã về (Lê Thị Xuân)

Thơ

Những người đàn bà ngồi nướng bánh tráng; Tạ lỗi với mây xanh (Mai Thìn)

Bên kia nỗi nhớ là làng; Rét phương Bắc (Hoàng Thái)

Nghĩ vụn (1); Nghĩ vụn (2) (Nguyễn Thúy Quỳnh)

Không; Thơ mừng sinh nhật con trai Timmy (Nguyễn Đức Tùng)

Xin lỗi mùa thu (Hoàng Vũ Thuật)

Sau vũ hội (Cao Thị Hồng)

Nghệ thuật 

Ấn tượng nhạc kịch: Đi về phía mặt trời (Quang Khải)

Đặc trưng chất cảm trong tranh sơn mài (Thục Khang)

Văn hóa

Độc đáo Lễ hội Tết Độc lập của người Mông (Thùy Anh)

Không gian cư trú vùng gò đồi của người Sán Dìu qua dân ca Soọng Cô (Trần Loan – Thùy Linh)

Bút ký – Phóng Sự

Những “cánh cửa khác” trao cơ hội học tập cho nhiều học sinh (Kim Ngân)

Phùng Quán, người đặc biệt nhà số 4 (Phùng Văn Khai)  

Làm đẹp đô thị bằng ánh sáng và sắc hoa (Nguyễn Chi)

Nghiên cứu – Trao đổi

Chiêm nghiệm để gửi vào tác phẩm (Phạm Quý)

Ký ức và chấn thương trong “Người tình” của Marguerite Duras (Trịnh Thị Ngọc Anh)

Văn học nước ngoài

Nạn châu chấu ở vùng Sahel (Alphonse Daudet – Pháp; Nguyễn Hữu Vỹ dịch)

Ý kiến bạn đọc

Cần xử lý nhanh “ổ voi” nguy hiểm trên đường Lưu Nhân Chú (Trần Quang Tiến)

Thơ châm

Năm đẹp! (Đông Cơ)

Lũ lụt phố phường… (Sơn Thị Phà Ca)

Gieo rắc tai ương! (Thu Thủy)

Biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Vui vui…

Tranh (bìa 4) của Văn Thao

Ảnh (bìa 2) của Phạm Thành Trung

Minh họa của Lê Quang Thái, Hoàng Báu, Đ.T.

1 đã tặng

1

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy